Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 30)

Việc thay đổi tỷ giá sẽ làm gia tăng gánh nặng đối với các khoản nợ nước ngoài tính bằng đồng ngoại tệ. Mặc dù vậy, việc thay đổi này không làm gia tăng áp lực đối với các khoản nợ nước ngoài của chính phủ vì việc tăng tỷ giá kích thích xuất khẩu, từ đó làm gia tăng nguồn ngoại hối thu về để thanh toán nợ. Quan điểm này về mặt vĩ mô, đối với các khoản nợ của Chính phủ thì đúng, tuy nhiên đối với các DN hoạt động trong nền kinh tế thì chưa hoàn toàn đúng. Đặc biệt ở các DN vay ngoại tệ để xây dựng nhà máy, triển khai dự án, nhưng sản phẩm của dự án lại được tiêu thụ chủ yếu trong nước, được định giá bằng đồng Việt Nam.

Việc nới lỏng tỷ giá đã khiến cho các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có nhiều doanh nghiệp lợi nhuận làm ra cả năm không đủ bù đắp khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ của mình, mà đôi khi, vấn đề này còn phụ thuộc vào chế độ hạch toán kế toán.

Ví dụ: Trong 10 tháng đầu năm 2009, Công ty Vận tải xăng dầu VIPCO (VIP) công bố lợi nhuận trước thuế là 101.8 tỉ đồng, đạt 115% kế hoạch năm. Nhưng đến tháng 12-2009, Nghị quyết Hội đồng quản trị công ty đã công bố điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận từ mức ban đầu là 88.5 tỉ đồng xuống còn 55 tỉ đồng. Theo VIP, việc giảm kế hoạch lợi nhuận là do công ty phải trích lập dự phòng rủi ro do tỷ giá tăng mạnh. VIP đang có khoản nợ vay khoảng 60 triệu đô la Mỹ, khoản trích lập dự phòng là 30 tỉ đồng, nên lợi nhuận trước thuế đã bị ảnh hưởng.[42]

Do chính sách tỷ giá của chúng ta tương đối không ổn định nên đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ có thể do dự hơn trong việc giải ngân trên thị trường chứng khoán.

Một điều đáng lưu ý là trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6.52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán của Việt Nam đã thặng dư lớn trong năm 2007 (+10.2 tỷ USD), tuy nhiên mức thặng dư này đã giảm mạnh trong năm 2008 (chỉ còn + 0.5 tỷ USD), và chuyển sang thâm hụt (-5.7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009. Đầu tiên, trạng thái nhập siêu nhẹ trong quý 1/2009 đã chuyển thành nhập siêu nặng trong quý 2 và quý 3 khi các biện pháp kích thích kinh tế được Chính phủ triển khai. Thực ra nguy cơ nhập siêu đã được cảnh báo từ trước khi thực hiện chính sách kích thích, lý do là vì cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, thêm vào đó VND lại bị định giá cao so với USD nên hệ quả tất yếu (mặc dù không mong muốn) của những biện pháp kích thích tiền tệ và ngân sách là gia tăng nhập khẩu. Trong khi nhập khẩu tăng vọt từ mức trung bình 3.9 tỷ USD/tháng trong quý I lên 6.2 tỷ USD/tháng trong quý 3 thì xuất khẩu, kiều hối và các khoản mục khác lại giảm khiến cán cân tài khoản vãng lai chuyển từ thặng dư nhẹ (+0.12 tỷ USD) trong quý I sang thâm hụt nặng trong hai quý tiếp theo (lần lượt là -2.4 và -3.5 tỷ USD).

Bảng 2.2. Cán cân thanh toán của Việt Nam (2007-2009) Đơn vị: triệu USD

Nội dung 2007 2008 2009

Quý 1 Quý 2 Quý 3

Cán cân tài khoản vãng

lai (không kể vàng) -5,692 -7,966 121 -2,442 -3,544

- Thương mại -9,000 -10,042 -208 -2,597 -3,528

- Kiều hối 6,180 6,804 1,488 1,469 1,243

- Khác -2,812 -4,728 -1,159 -1,314 -1,259

Cán cân tài khoản tài

chính (kể cả vàng) 15,891 8,439 -964 -306 1,446

- Cơ bản 14,917 11,449 1,211 1,840 3,013

- Chính thức 2,045 993 322 470 484

- Tư nhân (FDI, FII, tín

dụng thương mại) 12,872 10,456 889 1,370 2,529

- Không cơ bản 974 -3,010 -2,175 -2,146 -1,567

- Tài sản nước ngoài ròng của ngân hàng thương mại

2,623 677 -688 -265 1,500

- Vàng -1,300 -2,740 2,530 70 0

- Sai số và thiếu sót -349 -947 -4,017 -1,951 -3,067

Cán cân tổng thể 10,199 473 -843 2,748 -2,098

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Từ số liệu về cán cân thanh toán, có thế thấy rằng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có thể được bù đắp gần như hoàn toàn bởi thặng dư trong nguồn vốn chính thức và tư nhân (bao gồm FDI, FPI và tín dụng thương mại). Khi DN được hỗ trợ lãi suất 4% thì giá vốn bằng VND đã giảm một cách đáng kể so với USD, khiến các DN thỏa mãn phần lớn nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bằng việc đi vay VND từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, với lãi suất USD và vàng không thấp, cộng thêm với kỳ vọng giảm giá VND, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến các doanh nghiệp càng có thêm động cơ để găm giữ

USD và vàng. Nói cách khác, chính sách của nhà nước cùng với tâm lý của thị trường làm DN và hộ gia đình chuyển danh mục tiền tệ từ VND sang USD và vàng, được thể hiện rõ qua trạng thái nắm giữ VND giảm và USD tăng trong hệ thống NHTM.

Tóm lại, nhờ NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, đặc biệt có sự góp sức của các NHTM làm tỷ giá giảm sau một giai đoạn đầy biến động.

2.2.4. Đánh giá chung về chính sách tỷ giá năm 2009

Qua diễn biến và tác động năm 2009 của chính sách tỷ giá, ta thấy được, dường như chính sách tỷ giá của NHNN chỉ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do, thu hút lượng ngoại hối về ngân hàng để phục vụ mục tiêu điều hành của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lần điều chỉnh đầu tiên tạo khoảng cách chênh lệch là 1,000 VND/USD. Cũng trong thời điểm này, có nhiều đánh giá cho thấy lượng tiền USD của các tổ chức, cá nhân gửi tại Ngân hàng lên tới 20 tỷ USD, tuy nhiên sau khi rà soát lại thì lượng tiền của các Tập đoàn kinh tế quốc doanh chỉ có 1.9 tỷ USD gửi các kỳ hạn tại Ngân hàng. Khi cung cầu ngọai tệ căng thẳng, Thủ tướng đã quyết định bắt buộc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ hiện có của mình cho Ngân hàng để bình ổn cung cầu. Tuy nhiên điều này không được thực hiện một cách triệt để.[43]

Việc tiếp tục nới lỏng tỷ giá VND/USD lần thứ hai cho thấy kỳ vọng của người cầm tiền đã đúng, củng cố tâm lý tiếp tục găm giữ ngọai tệ và thị trường lại khan hiếm dòng vốn ngọai tệ luân chuyển, ngân hàng tiếp tục nâng tỷ giá và khép kín một vòng tròn luẩn quẩn.

Dù thế nào thì việc tỷ giá niêm yết biến động mạnh với tần suất cao, không có tín hiệu cho trước để chạy theo tỷ giá tự do cũng sẽ là một trong những hệ quả xấu của chính sách. Mặt khác, quyết định hành chính này cũng đẩy mạnh kỳ vọng của người cầm tiền USD vào những biến động trong tương lai của tỷ giá.

2.3. Chính sách tỷ giá năm 2010

Trong năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá S(VND/USD), ở một số thời điểm, tỉ giá S(VND/USD) trên TTTD đã

tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá S(VND/USD) được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17,941 VND lên mức 1 USD = 18,544 VND, hay 3.36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18,544 VND lên mức 1 USD = 18,932 VND, tăng gần 2.1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên TTTD vẫn ở mức cao.

Biểu đồ 2.4. Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 - 12/2010

Nguồn: SBV, dữ liệu của TVSC

2.3.1. Lần điều chỉnh tỷ giá vào ngày 11/02/2010

Sau một thời gian áp dụng hàng loạt các biện pháp để tăng lượng cung tiền USD như:

• Yêu cầu 7 doanh nghiệp lớn của Nhà nước bán lại một phần ngoại tệ cho ngân hàng (tổng cộng các DN đã bán khoảng 450 triệu USD trong tổng số 1,9 tỷ USD tiền gửi của khối này).

• Đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. [9]

Sang đến tháng 1.2010 giá USD lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010 (theo dõi thêm trên biểu đồ 2.3).

Để cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô, NHHN đã tiếp tục điều chỉnh tỷ giá.

Ngày 10/2/2010, NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN điều chỉnh một số quy định liên quan đến thị trường ngoại tệ như sau:

 TGBQLNH giữa USD và VND áp dụng từ ngày 11/02/2010 là 1 USD = 18,544 VND (trước đó là 1 USD = 17,941 VND) hay 3.36% 18,544 VND/USD. So với tỉ giá bình quân liên ngân hàng ngày 10/02 tăng thêm 603 điểm (tương ứng tăng 3.36%). Như vậy với biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19,100 VND/USD. [1]

 Mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng tối đa là 1.0%/năm.

2.3.1.1. Diễn biến

Sau khi NHNN ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, diễn biến tỷ giá đã có nhiều tín hiệu đáng mừng khi tỷ giá trên thị trường chính thức duy trì xu hướng ổn định và tỷ giá tự do đang tiến gần sát với tỷ giá chính thức, thậm chí đã có những thời điểm trong tháng 4/2010, tỷ giá trên TTTD đã thấp hơn cả tỷ giá NHTM.

Biểu đồ 2.5. Tỷ giá NHTM và tỷ giá TTTD 4 tháng đầu năm 2010

Tỷ giá giảm trong tháng 4 cụ thể ngày 7/4/2010, trong khi TGBQLNH tiếp tục giữ nguyên ở mức 18,544 VND, thì giá USD bán ra giảm 20 VND so với mức 19.100 VND duy trì suốt từ tháng 2/2010, xuống còn 19,090 VND; một số trường hợp giảm xuống chỉ còn 19.070 VND (như tại Eximbank). Đặc biệt, giá USD mua vào giảm mạnh 50 VND so với hôm 6/4/2010, chỉ còn 19,020 VND. [4]

Ngày 9/4, các NHTM tiếp tục giảm mạnh cả giá mua lẫn giá bán. Nếu tạị Vietcombank, giá USD bán ra giảm thêm 10 VND, còn 19,080 VNĐ, thì tại nhiều ngân hàng khác, mức bán ra chỉ còn 19,070 VNĐ; giá mua vào cũng chính thức về mốc 19,000 VND. [7]

Ngày 26/4, trên thị trường ngoại tệ, giá USD tự do đã xuống dưới mức 19,000 VND/USD khi được giao dịch phổ biến tại mức 18,960 – 18,990 VND/USD (mua vào – bán ra). Tỷ giá bình quân USD tại NHNN ngày 26/4 vẫn giữ ở mức 18,544 VND/USD, tại NHTM là 18,950 - 19,000 VND/USD (mua - bán). [6]

Đồng thời, NHNN liên tục phát đi thông điệp thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực, qua đó làm ổn định thêm tâm lý người dân và các nhà đầu tư.

Nhìn chung, diễn biến tỷ giá sau khi Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN trên thị trường ngoại tệ là vô cùng tích cực, tỷ giá USD/VND khá ổn định và diễn biến theo đúng định hướng của NHNN; tổ chức tín dụng mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp bán; NHNN mua được ngoại tệ từ tổ chức tín dụng; hoạt động thị trường ngoại tệ thông suốt; tín dụng ngoại tệ tăng cao nhờ kỳ vọng ổn định tỷ giá. Báo cáo của NHNN tại thời điểm đó cho biết: “Các doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống NHTM, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ. Từ giữa tháng 3 đến ngày 08/04/2010, trạng thái ngoại tệ của hệ thống tổ chức tín dụng liên tục dương và trong hầu hết các ngày số ngoại tệ mua được lớn hơn số ngoại tệ bán ra”. [7]

Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2010, sự ổn định của thị trường ngoại hối Việt Nam và việc tỷ giá trên hai thị trường tiến sát gần nhau là minh chứng rõ ràng cho tính đúng đắn và hiệu quả của công tác điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. Sự ổn định của thị trường ngoại hối sẽ có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngặn chặn nguy cơ lạm phát trước mắt và niềm tin của DN và người dân vào sự ổn định của tỷ giá, khả năng can thiệp và kiểm soát của Nhà nước cũng được nâng lên.

Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện tin đồn đoán về sự mất cân đối cung, cầu ngoại tệ và tỷ giá S(VND/USD) tăng đột ngột: Từ ngày 23/6 đến ngày 2/7/2010, tỷ giá bán S(VND/USD) trên TTTD tăng từ 18,890 VND/USD lên 19,140 VND/USD, tỷ giá bán USD/VND của NHTM niêm yết tăng từ 18,990 VND/USD lên mức kịch trần 19,100 VND/USD. Tuy nhiên diễn biến tăng trở lại của tỷ giá lại được đánh giá là dấu hiệu tích cực cho thấy việc quy định hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đã phát huy tác dụng.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Tỷ giá giảm có thể nói là do sự cộng hưởng của hàng loạt các chính sách điều hành và diễn biến thực tế thị trường từ năm 2009 đến những tháng đầu năm 2010.

Mối quan hệ giữa tỉ giá và lãi suất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNN ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Quy định này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4.5%/năm. Quy định này khiến các tổ chức phải tính toán đến lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.

Ngày 18/1/2010, NHNN có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

• Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

• Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

• Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền phải dự trữ bắt buộc.

• Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 30)