Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 47)

Việc giảm giá nhẹ VND thực ra lại là bước đi phản ánh đúng hơn giá trị thực của tiền đồng, làm cho thị trường ngoại tệ được thông suốt hơn, chênh lệch tỷ giá tự do

và tỷ giá NHTM có thể được rút ngắn trở lại và ít gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Tăng tỷ giá còn hỗ trợ thêm cho NHNN tăng cường tác động đến thị trường để hỗ trợ giảm lãi suất. Đồng Việt Nam giảm giá cũng kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục và tăng cường đầu tư giải ngân, đóng góp thêm vào cán cân thanh toán, tài trợ bổ sung cho thâm hụt thương mại. Điều chỉnh tỷ giá không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, mà còn hạn chế nhập siêu, nhất là những sản phẩm trong nước có thể sản xuất thay thế.

Biểu đồ 2.11. Biểu đồ cán cân thương mại của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam do không phải gia tăng bán USD theo tỷ giá thấp, giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động buôn bán vốn và ngoại tệ lòng vòng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa 2 tỷ giá, giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình.

Việc điều chỉnh tỷ giá còn giúp các ngân hàng cải thiện nguồn vốn ngoại tệ và từ đó cải thiện tính thanh khoản ngoại tệ của mình, hạn chế xu hướng chênh lệch cao giữa mức tăng huy động và cho vay tín dụng bằng ngoại tệ. Giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị trường có tổ chức theo mục tiêu lựa chọn…

2.3.3.2. Tác động tiêu cực

Giống như những đợt tăng tỉ giá trước, giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường đã có những sự điều chỉnh trước việc tăng tỉ giá. Theo đó, từ ngày 18-8, giá mỗi bình gas loại 12kg đã tăng thêm 4,000 đồng (khoảng 1,5%). Việc điều chỉnh giá gas bán lẻ được giải thích do tăng tỷ giá trong nước. Tuy giá gas trên thế giới đã giảm thêm 35 USD/tấn so với tháng trước, xuống mức 585 USD/tấn, sau khi cộng mọi chi phí, mỗi tấn gas có giá khoảng 800 USD thì việc tỷ giá USD tăng thêm 400 đồng sẽ khiến mỗi tấn gas tăng thêm 320,000 đồng. Do vậy việc tăng giá gas là bất khả kháng bởi lâu nay dù là gas nhập khẩu hay gas trong nước sản xuất, đều tính bằng USD. Tỷ giá tăng khiến giá nhập các thiết bị điện tử, máy tính xách tay của các hãng lớn như Sony, Toshiba, Lenovo, Acer… phải điều chỉnh tăng thêm từ 500,000 đồng đến 1 triệu đồng.

Những tác động từ việc tăng tỷ giá còn dễ dàng được nhận thấy tại hệ thống các siêu thị lớn nhỏ. Tính từ đầu năm đến nay tỷ giá được điều chỉnh 2 lần với mức tăng tổng cộng là 5.46% nên nếu không tăng giá bán, họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước đó, cuối tháng 7 đầu tháng 8-2010 đã có nhiều nhà phân phối thông báo tăng giá nhiều mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm, may mặc với mức tăng từ 3%-12%. Hiện tại, theo đại diện siêu thị Saigon Coop, nhiều mặt hàng phi thực phẩm như hóa mỹ phẩm, tiêu dùng nhựa, giấy... tiếp tục tăng với mức tăng 5-12%. Đặc biệt, nhận thấy rõ nhất sự tăng giá là ở các sản phẩm hoa quả nhập khẩu, trung bình mức tăng từ 8,000 – 12,000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng chẳng liên quan đến tỷ giá tăng cũng đồng loạt tăng giá như rau, củ và hàng nông sản với mức tăng trung bình 500 đồng- 1,000 đồng/kg. Chính những yếu tố này đã góp phần tác động vào việc CPI những tháng cuối năm tăng cao hơn dự kiến.

Tác động của đợt phá giá tiền đồng lần này đến đời sống kinh tế sẽ không quá lớn, ngoại trừ có thể khiến việc giảm mặt bằng lãi suất trở nên khó khăn hơn. Tiền đồng chính thức mất giá sẽ gây ra những biến động tâm lý cho người dân. Từ đầu năm, khi tỷ giá ổn định, chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa VND và USD lên đến 6-7% khiến người dân có xu hướng gửi tiết kiệm tiền đồng thay vì USD. Trong 7 tháng đầu năm, mức tăng huy động tiền đồng của các ngân hàng lên đến 19.4% trong khi huy động USD giảm 2.4%. [41] Nhưng với đợt mất giá tiền đồng 2% này, chênh lệch lãi suất không còn quá hấp dẫn, người dân có thể thay đổi hành vi, nắm giữ USD nhiều hơn, và theo đó, tăng trưởng huy động tiền đồng sẽ bị ảnh hưởng, lãi suất vì thế cũng khó giảm hơn. Kỳ vọng lạm phát tăng cũng là nguyên nhân khiến cho mặt bằng lãi suất vốn đã khó giảm, nay lại càng khó hơn.

Bảng 2.5. Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %)

Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/09 10.29 10.289 10.35 10.37 10.36 10.37 10.367 10.387 10.38 26/6/10 11.19 11.28 11.38 11.468 11.47 11.51 11.29 11.32 11.32 31/12/10 13.68 13.69 13.65 13.34 13.05 13.38 12.32 12.34 12.35 Nguồn: SBV

Lạm phát cũng sẽ bị ảnh hưởng, thông qua kênh nhập khẩu các đầu vào của nền kinh tế, từ đó gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, cũng như gia tăng giá các hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu. Tuy nhiên, động thái tăng tỷ giá lần này cũng chỉ là hợp thức hóa việc tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp từ hơn một tháng nay. Các doanh nghiệp ít khi mua được USD với giá các NHTM niêm yết, mà thường phải trả thêm phí, hoặc phải mua giá cao ở TTTD . Vì thế, yếu tố tăng tỷ giá có thể đã được phản ánh qua giá cả và lạm phát tháng 8 và do đó, ở những tháng kế tiếp, tác động sẽ không còn quá lớn.

Giá trị các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2009, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 39% GDP, trong đó, vay nợ bằng đồng USD chỉ chiếm 16,61%, còn lại là đồng Yên (chiếm 41,96%) và các đồng tiền khác.

[41]. Vì thế, tỷ giá tăng 2% không có tác động nhiều đến khoản nợ vay nước ngoài. Chính cơ cấu đồng tiền vay khá đa dạng đã khiến nợ quốc gia Việt Nam giảm thiểu được khá nhiều rủi ro về tỷ giá.

2.3.4. Đánh giá chung về chính sách tỷ giá năm 2010

Thứ nhất, trong những năm trước đây, NHNN thường chỉ điều chỉnh tỷ giá khi giá USD trên TTTD cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức (thường từ 1,000 - 1,500VND). Điều đó có nghĩa là chỉ khi sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoaị hối quá căng thẳng thì NHNN mới thay đổi. Tuy nhiên trong năm 2010, NHNN khá chủ động trong việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhằm ứng phó với sự biến động của tỷ giá USD. Lần điều chỉnh tỷ giá lần này cũng vào lúc thị trường ngoại hối tự do không quá căng thẳng, chênh lệch tỷ giá tự do và chính thức chỉ khoảng 300 nhưng với mức tăng không lớn, chỉ khoảng 2%. Chính động thái phá giá dần dần từng bước (tháng 2 và tháng 8), chứ không phá mạnh 1 lần lại khiến cho các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) cũng như các doanh nghiệp lo ngại khi tiến

hành giải ngân vốn hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp thường có tâm lý chờ đợi và theo dõi động thái của NHNN về tỷ giá - khiến cho sự mất cân đối trên thị trường ngoại hối khó càng khó giải quyết hơn. Cụ thể, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc giải ngân trước và sau khi phá giá cũng có thể khiến cho các nhà đầu tư đó bị thua thiệt rất nhiều do tỷ giá biến động, thậm chí lãi có thể biến thành lỗ do vấn đề tỷ giá, khiến cho họ khá chần chừ trong giải ngân. Trong khi đó các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ lại muốn găm giữ chờ giá USD lên mới bán.

Thứ hai, nhằm tránh sự liên thông giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỷ giá USD tự do, NHNN đã thực thi nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường vàng, qua đó giúp hạ nhiệt thị trường ngoại hối. Tuy nhiên đó chỉ là những biện pháp tạm thời và tình thế chứ không phải là những biện pháp mang tính lâu dài giúp ổn định thị trường ngoại hối. Điều đó được thể hiện khá rõ khi Việt Nam đã từng đối mặt với hiện tượng này vào tháng 11/2009. Tại thời điểm đó, sức ép của tỷ giá, bên cạnh những giải pháp khác NHNN đã phải đưa ra một vài biện pháp liên quan tới thị trường vàng, đó là cấp thêm quota nhập khẩu vàng, cấm sàn vàng hoạt động . Tưởng chừng những biện pháp đó có thể phần nào ngăn chặn sự liên thông giữa các thị trường này nhưng nó lại tiếp tục diễn ra vào năm 2010 và gây ra những xáo động khá mạnh trên TTTD ngoại hối. [8]

Thứ ba, các thông tin, số liệu liên quan đến tỷ giá, cung cầu tiền tệ, lượng vàng và ngoại tệ dự trữ trong dân , vốn là những thông tin khá nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngoại tệ đang tăng nhanh, chưa được nhất quán khi công bố giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính điều này khiến cho người dân mất dần niềm tin vào giá trị USD, làm cho thị trường càng biến động hơn.

KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG

Năm 2009-2010 là giai đoạn chứng kiến nhiều bất ổn đối với thị trường ngoại hối, đặc biệt là tình trạng căng thẳng tỷ giá, cung cầu USD trên thị trường chính thức không gặp nhau, chênh lệch lớn giữa thị trường chính thức và phi chính thức, đây là điều thường thấy ở thị trường ngoại hối Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng ngoài nguyên nhân thiếu hụt USD do nguồn cung bên ngoài, thì tình trạng này xảy ra còn do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, sự bất ổn thị trường vàng,… đã dẫn đến tình trạng găm giữ ngoại tệ. Do đó, đây cũng là giai đoạn NHNN thực hiện nhiều công cụ để can thiệp vào thị trường. Tuy nhiên,những công cụ này chỉ thật sự phát huy tác dụng khi chúng được thực hiện đồng bộ với nhau. Mặc dù vậy, vẫn còn tiềm ẩn trong các chính sách của Nhà nước, thiếu những dự đoán lâu dài mà chủ yếu là hậu quả

đến đâu giải quyết đến đó. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô, có kế hoạch thực hiện rõ ràng đối với các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng trong ngắn hạn và trong dài hạn.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

Cần xác định rõ tỷ giá hối đoái được sử dụng như một trong những công cụ của NHNN nhằm điều hành chính sách tiền tệ, nên chính sách tỷ giá cũng nhằm mục tiêu chung của chính sách tiền tệ, hướng tới cái đích cuối cùng là tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định giá cả trong nước và đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chính sách tỷ giá cũng là một công cụ để thực thi các chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia. Cho nên, chính sách tỷ giá còn có những mục tiêu riêng của nó, đó là giữ cân bằng cán cân thương mại, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia và nâng cao giá

trị đồng nội tệ cho thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trên đây là những mục tiêu mà chính sách tỷ giá phải đạt được trong dài hạn, còn trong ngắn hạn, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển mà mục tiêu của chính sách tỷ giá sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Do vậy, khi hoạch định chính sách tỷ giá, cần xác định rõ mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, vì thực chất, các mục tiêu kể trên rất khó để đạt được đồng thời.

Do đó trong khuôn khổ bài thuyết trình, trên cơ sở tìm hiểu và phân tích, nhóm chúng tôi xin đưa ra những giải pháp sau:

• Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế.

• Hướng tới gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm đảm bảo hiệu lực can thiệp của NHNN.

• Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động của TTTD trong khuôn khổ pháp luật.

• Giảm thiểu tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

3.1. Tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu, góp phần giảm bớt tình trạng nhập siêu các loại hàng hóa trong nước có thể sản xuất được.

Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được coi trọng và phát triển, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Một chính sách phá giá đồng nội tệ thích hợp có thể khuyến khích xuất khẩu, từ đó là gia tăng tổng cầu, dẫn đến tổng thu nhập tăng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến nợ nước ngoài tăng lên cũng như dẫn đến khó khăn cho các ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu, từ đó dẫn đến sự tăng lên của mức giá chung trong nền kinh tế. Ngược lại, việc định giá trị đồng nội tệ quá cao có thể dẫn tới cán cân thương mại bị thâm hụt nặng, quỹ dự trữ ngoại hối bị ảnh hưởng, có thể gây mất hiệu lực các hành động can thiệp của NHNN. Vì thế, việc chọn định giá đồng nội tệ cao hay thấp hay cân bằng còn tùy thuộc vào mục tiêu của NHNN.

Hiện tại NHNN muốn ổn định thị trường ngoại hối, giữ niềm tin của người dân đối với đồng nội tệ nên không thể để đồng nội tệ giảm giá quá nhiều. Mặt khác, đối với môt nước đang phát triển như Việt Nam, thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn là quá xấu nếu như việc nhập siêu là nhập các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất, trong điều kiện trong nước chưa sản xuất được nguyên liệu thay thế.

Do đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần phải được hoạch định theo hướng từng bước giảm thâm hụt cán cân thương mại trên cơ sở tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, nhằm ổn định thị trường ngoại hối tránh những cơn sốt ngoại tệ có thể bùng nổ cũng như không làm tổn hại dự trữ ngoại hối quốc gia

3.2. Tăng cường quỹ dự trữ quốc gia ở mức hợp lí

Quỹ dự trữ ngoại hối là một công cụ thể hiện vai trò điều tiết của NHNN một khi có sự mất cân bằng cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, thể hiện sự đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài. Trong những năm vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước ta có sự biến động rõ rệt chủ yếu do nguốn vốn FDI và kiều hối gia tăng. Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, để gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cần phải tập trung đẩy mạnh gia tăng hai nguồn lực này.

Thứ nhất là việc tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI nên khởi đầu bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính, mở rộng thêm các ngành nghề được phép đầu tư, thêm vào đó có những yếu tố khác tác động tới hiệu quả đầu tư FDI cần được chú trọng như: thực trạng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn yếu kém, chi phí kinh doanh cao (như phí dịch vụ viễn thông, điện, thủ tục hành chính) cùng với việc cần phải hoàn thiện hơn về môi trường cạnh tranh, nhằm thay đổi và cải thiện cách đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Số lượng chưa thể nói lên chất lượng, dù thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhưng chất lượng đầu tư không hiệu quả cũng đồng nghĩa với phí phạm nguồn tài nguyên quốc gia, do vậy, việc tái cấu trúc nguồn vốn FDI, hướng vào chất lượng và

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w