Tỷ giá giảm có thể nói là do sự cộng hưởng của hàng loạt các chính sách điều hành và diễn biến thực tế thị trường từ năm 2009 đến những tháng đầu năm 2010.
Mối quan hệ giữa tỉ giá và lãi suất:
NHNN ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Quy định này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4.5%/năm. Quy định này khiến các tổ chức phải tính toán đến lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.
Ngày 18/1/2010, NHNN có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau:
• Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
• Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau:
• Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền phải dự trữ bắt buộc.
• Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. [5]
Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD [4] (9,000 tỷ đồng) cho các NHTM để cho vay trên thị trường, nghĩa là nguồn cung USD tăng, góp phần kéo tỷ giá USD trên thị trường giảm xuống.
Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn vay USD thay vì VND, dẫn đến tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Điều này được giải thích: Khi DN xuất khẩu đặt vấn đề vay bằng USD, họ nhận nợ vay ngân hàng bằng USD, nhưng để có tiền thu mua hoặc làm hàng xuất khẩu trong nước, DN bán USD cho ngân hàng lấy VND, như vậy lúc này ngoại tệ tín dụng đã trở thành ngoại tệ kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ USD càng tăng thì lượng ngoại tệ ngân hàng mua được càng nhiều nên khả năng cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ dễ dàng hơn. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá S(VND/USD) sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá S(VND/USD) gần như cố định kể từ tháng 2 đến nửa đầu tháng 4/2010 (biểu đồ 2.3.1). Theo NHNN, dư nợ vay USD quý I/ 2010 của hệ thống tăng 14,07% so với tháng 12/2009, trong khi dư nợ VND chỉ tăng 0,57%. Như vậy, nhiều khả năng tỉ giá xuống chủ yếu do NHTM cho vay ồ ạt USD khiến cung ngoại tệ tăng tạm thời.
Một khi cung - cầu trên thị trường chính thức khá cân bằng thì không còn áp lực tăng tỉ giá trên TTTD (trước đây tỉ giá tự do tăng do thị trường chính thức không đáp ứng đủ, khách hàng phải ra mua tại TTTD).
Đồng USD đang yếu đi trên thị trường quốc tế do nợ công của Mỹ quá cao. Vì vậy, xét về tương quan với VND khi USD yếu thì tỉ giá giảm (hay nói cách khác là VND lên giá so với USD).
Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến ngày 1/6/2010 nợ công của nước này đã lên hơn 13,000 tỷ USD [9], tăng 1,600 tỷ USD so với năm ngoái, tăng hơn hai lần trong 10 năm qua và chiếm tới 89.4 % GDP. [10]
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ nợ công của Mỹ từ năm 2008 - 2011
Nguồn: CBSNEWS
Sức mua của đồng đô la giảm liên tục.
Nguồn:Dollardaze.org
Kiều hối và cán cân thương mại:
Trong những tháng đầu 2010 lượng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500 - 600 triệu USD/tháng). Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) từng công bố doanh số kiều hối đạt hơn 600 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Công ty Kiều hối Đông Á cũng công bố, tính đến hết tháng 7/2010, lượng kiều hối chi trả thông qua hệ thống Đông Á đạt 600 triệu USD, đạt 55% mục tiêu doanh số năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Còn Theo NHNN, trong 6 tháng đầu năm, lượng kiều hối về Việt Nam đạt 3.6 - 3.7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ 2009.
Bảng 2.3. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 Đơn vị: Triệu USD Quý I/2010 Ước quý II/2010 Ước 6 2010
I. Cán cân vãng lai -1,892 -1,678 -3,570 1. Cán cân thương mại (xuất
khẩu FOB- nhập khẩu FOB) -2,239 -1,963 -4,202
2. Chuyển tiền một chiều
(ròng) 2,051 1,808 3,879
II. Cán cân vốn và tài chính 3,686 3,319 7,005
1. Đầu tư trưc tiếp (ròng) 1,670 2,035 3,705
2. Vay nước ngoài (ròng) 898 702 1,600
3. Đầu tư gián tiếp (ròng) 1,290 510 1,800
III. Tổng cán cân vãng lai và
cán cân vốn và tài chính 1,794 1,641 3,435
Nguồn: VietinBank
Luồng vốn FDI (ròng) tiếp tục đổ vào Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế tốt đẹp và môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam, trong đó có sự ổn định tỷ giá S(VND/USD).
Chỉ tính riêng thặng dư của chuyền tiền một chiều và thặng dư vốn FDI đủ bù đắp cho nhập siêu trong 2 quý đầu năm 2010, từ đó giảm thiểu áp lực đến cung, cầu ngoại tệ trên thị trường.
Với diễn biến thu, chi ngoại tệ của nền kinh tế qua các hạng mục chính của cán cân thanh toán quốc tế có thể thấy rằng tổng cung, tổng cầu ngoại tệ của nền kinh tế trong quý II/2010 và 6 tháng đầu năm 2010 vẫn trong trạng thái ổn định, tích cực.
2.3.2. Lần điều chỉnh tỷ giá vào ngày 18/08/2010
Sau một thời gian dài ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục tăng trưởng trong tháng 8 khi đạt mức 19,300 - 19,330 vào ngày 17/8 - một ngày trước khi NHNN bất ngờ điều chỉnh TGBQLNH lên mức 1USD = 18,932 VND, tương đương với việc VND giảm giá 2%, biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm ( từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010) NHNN đã 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng và VND bị mất khoảng 10,5% giá trị. Động thái này của NHNN được coi là khá bất ngờ bởi vì cơ quan này đã gần như không có phản ứng gì khi giá USD tăng mạnh trên TTTD trong suốt thời gian qua. Hơn nữa, chênh lệch giá USD tự do và tại các NHTM ở thời điểm này không nhiều, chỉ ở mức 200 - 300 VND trên 1USD giao dịch. Ngay lập tức, trong ngày 18/8 các NHTM đều tăng giá niêm yết lên 19,250-19,310 (so với
19,098-19,100 của ngày 17/8). Trong khi đó, giá USD trên TTTD đầu buổi sáng 18/8 tăng khá mạnh, giao dịch ở mức 19,400-19,530. [8]
2.3.2.1. Diễn biến
Sau khi NHNN áp dụng tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18,932 VND/USD, với biên độ 3%, các ngân hàng đã điều chỉnh tỷ giá giao dịch lên đến kịch trần 19,500 VND/USD và giữ ổn định ở mức đó. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do lại không yên ắng như thế.
Sau hơn một tháng ổn định, tỷ giá TTTD bỗng tăng trở lại từ ngày 27/9 và bắt đầu vượt xa mức niêm yết của ngân hàng. Diễn biến này trùng khít với đợt biến động của thị trường vàng, giá vàng trong nước từ chỗ thấp hơn thế giới bỗng tăng mạnh và cao hơn thế giới bắt đầu từ ngày 27/9. Tỷ giá TTTD phá đỉnh 19,900 đồng vào ngày 6/10, vênh tới 400 đồng so với giá trong ngân hàng, khi NHNN phát đi thông điệp có thể cho nhập khẩu vàng. Bước sang 7/10, ngày các đầu mối được cấp quota nhập khẩu vàng, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng cũng biến động mạnh, lên tới 1 USD = 19,860 VND, bỏ xa mức trần quy định tới 360 đồng. [39] Khi cấp quota nhập khẩu vàng với số lượng không lớn (dưới 3 tấn) và yêu cầu thực hiện nhanh (từ 7 đến 12/10), NHNN muốn giải tỏa tâm lý găm giữ vàng mà không gây xáo trộn trên thị trường ngoại hối. Quả thật sau 7/10, giá vàng trong nước đã thu hẹp đáng kể khoảng cách so với giá thế giới. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá giảm 50 điểm về mức 19,800 đồng ngay khi các ngân hàng gom đủ ngoại tệ nhập vàng.
Từ đầu tháng 11, giá vàng lên cao kéo theo giá USD, tạo thành một vòng xoáy giá vàng - USD. Lúc đỉnh điểm, USD đã được giao dịch ở giá 21,700 VND/USD, bỏ xa trần tỷ giá USD/VND (19,500) tới 2,200 đồng, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường hối đoái Việt Nam.[40] Trong ngắn hạn, cung - cầu USD trên thị trường ngoại tệ cũng bị kéo nghiêng về phía cung bởi bàn tay của các nhà đầu cơ, hiện tượng găm giữ USD của người dân và nhu cầu thanh toán các hợp đồng vay USD trước đó.
Nguồn: Kitco
Ngày 04/11/2010, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố Chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ vào các ngành phục vụ sản xuất thiết yếu chứ không bơm vào xuất khẩu và Chính phủ sẽ không điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm. Theo ông Lê Đức Thúy, trong tháng 10/2010, NHNN đã bán ra 200 triệu USD để bình ổn thị trường. [41]
Những ngày cuối năm, NHNN công bố kiều hối năm 2010 có thể đạt 8 tỷ USD và trạng thái căng thẳng ngoại tệ đã hạ nhiệt, NHTM đã có nguồn USD dồi dào do các DN đã chịu bán USD cho ngân hàng, ngoài ra, tỷ giá USD tự do những ngày cuối năm chỉ dao động quanh mốc 21,000 VND/USD.
Nguồn: tính toán từ số liệu của NHNN
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi tỷ giá vào ngày 17/08/2010:
Kiềm chế nhập siêu:
Theo NHNN việc điều chỉnh tỷ giá lần này là để kiềm chế nhập siêu.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại: Để giảm thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu), NHNN thường chọn cách nâng tỷ giá, việc tăng tỷ giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và làm hạn chế nhập khẩu. Vì khi đồng nội tệ mất giá, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và kém hấp dẫn người tiêu dùng làm cho nhập khẩu giảm và ngược lại. Đồng thời, nội tệ giảm giá so với ngoại tệ làm cho hàng xuất khẩu trở rẻ hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện tăng xuất khẩu.
Thâm hụt thương mại tháng 7/2010 của Việt Nam đã tăng lên mức 980 triệu USD từ mức 742 triệu USD trong tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đã vượt xuất khẩu 7.26 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với mức 3.65 tỷ USD cùng kỳ năm trước, đồng thời đang tiến tới mục tiêu giới hạn thâm hụt cả năm ở mức 12 tỷ USD mà Chính phủ đề ra. [27]
Tuy theo lý thuyết là vậy nhưng việc dùng chính sách tỷ giá để tác động lên cán cân thương mại đối với thực trạng của nước ta cần phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng. Và có thể khẳng định việc tăng tỷ giá không thể ngay tức thì làm điều chỉnh cán cân thương mại, có nghĩa không sử dụng vì mục đích ngắn hạn.
Điều này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất: Nhập siêu là vấn đề cố hữu và tất yếu đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, đồng thời muốn điều chỉnh nhập siêu không phải chỉ điều chỉnh tỷ giá mà còn về cơ cấu kinh tế và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 - 80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu (chẳng hạn như hàng dệt may và giày dép sử dụng tới 70% nguyên liệu nhập nhẩu) nên việc tăng tỷ giá sẽ không có nhiều tác dụng trong việc kiềm chế nhập siêu, mà đôi khi lại còn tác động xấu vào các doanh nghiệp có cơ cấu như trên. [24]
Thứ hai: Hệ số co dãn xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thấp, độ trễ từ 3-9 tháng, cho nên dù có giảm giá cũng không thể giải quyết được tình trạng nhập siêu trong vài tháng tới mà còn có thể làm cho tình hình xấu đi vì giá cả hàng hóa trở nên đắt hơn (trong ngắn hạn). [7]
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 18/8, từ tháng 11/2009 tới tháng 8 năm 2010, NHNN Việt Nam đã giảm giá tiền VND tổng cộng 10.5%, nhưng điều này dường như vẫn chưa phát huy tác dụng trong việc xoay chuyển tình hình cán cân thương mại.
Giải quyết sự mất cân đối trong cung cầu ngoại tệ:
Sự mất cân đối trong cung cầu USD ngày càng nghiêm trọng dẫn đến các hệ lụy về tỷ giá cao và nhập siêu, gây thâm hụt cán cân thương mại…:
Lần điều chỉnh tỷ giá của NHNN ngày 12/2 (từ 17.941 lên 18.544) đã đem lại hiệu quả tích cực cho thị trường tỷ giá, làm giảm sự chênh lệch giữa tỷ giá trên TTTD và tỷ giá liên ngân hàng, đồng thời giúp thì trường ổn định trong suốt quý hai. Tuy nhiên, ngoài những động thái tích cực, việc điều chỉnh tăng tỷ giá và giữ tỷ giá ổn định lại đúng vào lúc lãi suất chênh lệch cao giữa tín dụng nội tệ và tín dụng ngoại tệ đã dẫn đến nguy cơ cho những tháng cuối 2010. Đó là: các doanh nghiệp vay USD sau đó quy đổi ra VND với chênh lệch lãi suất cao hơn (lãi suất cho vay: VND 14 -18%, USD 6 - 7.5%)(4) để giảm chi phí. Điều này làm cung USD danh nghĩa trên thị trường tăng, nhưng thực chất là không có, sẽ gây áp lực cầu USD lớn khi các khoản vay đến hạn trả.
Nguồn: Số liệu của NHNN
Ngoài ra, áp lực cầu USD trên thị trường ngoại hối tăng lên đáng kể trong tháng 7 và tháng 8 còn vì một số nguyên nhân sau:
• Nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong những tháng cuối năm nên các DN có xu hướng gom USD để dùng trong trường hợp khan hiếm.