NGUỒN VÀ THU MUA 4,413 11,

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 37 - 39)

GIANG THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Môi trường kinh doanh

NGUỒN VÀ THU MUA 4,413 11,

18,587 7 6,60 9 2.50 7,56 5 1.69

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Tổng chi phí tạo nguồn và thu mua qua 3 năm 2008 - 2010 tăng cao. Năm 2009 tổng chi phí này tăng thêm 6,609 triệu đồng, tương ứng với tăng gấp 2.50 lần so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng cao đến thế là do trong năm 2009, Công ty phải mua NVL với số lượng lớn, phải cần thêm một xe vận tải cỡ lớn để vận chuyển nhiều chuyến hơn. Sang năm 2010 do giá cả mọi thứ tăng lên liên tục nên dù Công ty thu mua với một số lượng NVL ít hơn năm 2009 thì chi phí bỏ ra cũng rất cao, đã lên 18,587 triệu đồng, tăng gấp 1.69 lần so với 2009. Trong đó, phần chi phí cho việc mua NVL là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tạo nguồn và thu mua, vì vậy sự thay đổi của nó cũng sẽ biến động thuận theo tổng chi phí tạo nguồn và thu mua.

Số lượng NVL mua về trong kỳ sẽ được xuất dùng để sản xuất ra lượng sản phẩm theo các hợp đồng mà Công ty đã ký kết với khách hàng. Cũng vì khách hàng đặt hàng quá nhiều vào năm 2009 nên giá trị NVL xuất dùng tăng cao 6,135 triệu đồng, tương ứng đã tăng 2.79 lần so với 2008. Sang năm 2010, mặc dù số lượng NVL Công ty

Trước tình hình đó, Công ty đã đề ra những biện pháp cố gắng tiết kiệm trong sản xuất nên giá trị xuất dùng VNL chỉ tăng 5,989 triệu đồng, tương ứng tăng gấp 1.63 lần so với giá trị NVL xuất dùng năm 2009.

Để sản xuất đủ thì Công ty phải nhập về một lượng NVL có thể sản xuất dư để tránh tình trạng một số sản phẩm không đạt chuẩn. Vì vậy, vào cuối kỳ trong Công ty luôn tồn lại một lượng NVL trong kho. Qua bảng số liệu, từ năm 2008 đến 2010 lượng NVL tồn kho này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị NVL mà Công ty mua về nhập kho. Vì năm 2009 Công ty phải nhập về kho một khối lượng NVL lớn để sản xuất đủ số lượng sản phẩm mà khách hàng đặt hàng, nên trong kho chỉ còn tồn lại ít NVL, là 533 triệu đồng tăng thêm 69 triệu đồng, tương ứng tăng 1.15 lần so với tồn kho năm 2008. Sang năm 2010 Công ty nhập NVL ít hơn so với 2009, nhưng do lượng đơn đặt hàng giảm nên lượng NVL tồn kho là 970 triệu đồng tức tăng thêm 437 triệu đồng, tương ứng tăng gấp 1.82 lần so với 2009.

Để vận chuyển một lượng NVL lớn trong năm 2009 từ các nhà cung ứng về đến kho, Công ty phải bổ sung thêm một xe tải nữa, làm cho chi phí vận chuyển của Công ty năm 2009 tăng lên 506 triệu đồng, cao hơn so với 2008 là 235 triệu đồng, tương ứng tăng gấp 1.87 lần. Năm 2010, Công ty lại tiếp tục bỏ ra một chi phí vận chuyển lớn hơn 1.64 lần so với 2009 do giá cả xăng dầu tăng kéo theo mọi thứ khác cũng tăng theo.

Đối với chi phí bảo quản tại kho của Công ty, do năm 2009 lượng NVL nhập về quá nhiều, buộc Công ty phải tìm các biện pháp bảo quản tốt nhất nhằm không để NVL bị hao hụt, tránh chi phí mới phát sinh. Vì vậy, năm 2009 chi phí bảo quản tăng gấp 1.66 lần so với chi phí này năm 2008 là 256 triệu đồng. Do xăng dầu tăng lên vào năm 2010 nên chi phí bảo quản này cũng tăng theo, nhưng không tăng cao bằng năm 2009, cũng một phần do lượng NVL Công ty mua về phục vụ cho sản xuất 2009 không lớn nên chi phí chỉ tăng gấp 1.32 lần, tương ứng tăng 135 triệu đồng so với 2009.

Tóm lại, trước tình hình thị trường giá cả mọi thứ đều tăng lên liên tục như hiện nay thì Công ty CPCBLS Hương Giang cần có biện pháp thu mua thích hợp sao cho có thể hạn chế bớt số lần vận chuyển để giảm bớt chi phí phát sinh thêm trong tổng chi phí tạo nguồn và thu mua. Thông qua việc phân tích chi phí thu mua theo từng loại NVL sẽ

giúp cho Công ty hạch toán chi phí thu mua cho từng loại NVL chính xác hơn, hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w