Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 25 - 27)

GIANG THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Môi trường kinh doanh

3.1.1.Môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị luật pháp

Đứng trước xu thế quốc tế hoá toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã từng bước hoà mình vào nền kinh tế thế giới bằng những sự kiện trọng đại như gia nhập vào WTO, Hội nghị Cấp cao ASEAN 16, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á,… từ đó thúc đẩy nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Kết quả này đã góp phần tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Bên cạnh đó, để hòa nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới Nhà nước ta đã liên tục bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp nhằm tạo ra sự phù hợp với hệ thống thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với tình hình kinh tế trong nước. Hệ thống luật được sửa đổi, bổ sung phù hợp tạo sự an tâm trong SXKD của mọi thành phần kinh tế.

Môi trường kinh tế

Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản tăng trưởng chậm. Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng Euro và thâm hụt ngân sách cao ở nhiều nước có thể gây biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền, làm cho tính bất định và độ rủi ro tăng lên, tác động mạnh tới xuất nhập khẩu, đầu tư, chính sách tài khóa và tiền tệ của các quốc gia. Trong khi đó, giá cả NVL đầu vào có xu hướng tăng, gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước. Sự mạnh lên của nền kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+ ngày càng sâu rộng, tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta. Vì vậy, đây vừa là cơ hội vừa là thử thách đem đến cho các công ty trong nước, mỗi một công ty phải biết tạo dựng được các yếu tố nội sinh bền vững để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức thì thách thức sẽ lấn át, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhân tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu của bất cứ công ty sản xuất nào bởi vì khoa học – công nghệ chính là yếu tố để các công ty tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng đã chi phối rất mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin. Để theo kịp sự tiến bộ đó, Công ty CPCBLS Hương Giang đã đầu tư nhiều máy móc công nghệ hiện đại nhằm chủ động trong kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí như ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào công tác quản lý của Công ty, cải tiến máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất. Việc thu thập và nắm bắt tình hình công nghệ sẽ giúp cho Công ty có thể lựa chọn đúng đắn trong việc kinh doanh mặt hàng nào, khai thác từ nguồn NVL nào.

Nhân tố văn hoá xã hội

Trong điều kiện phải giảm bội chi ngân sách, nhưng các lĩnh vực văn hóa và xã hội vẫn được quan tâm chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nước đưa ra các chương trình như xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tích cực, các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho người nghèo ở nông thôn, ký túc xá cho học sinh, sinh viên được khẩn trương triển khai và đạt kết quả

tích cực,... Những điều trên đã hỗ trợ tích cực cho sự phát triển chung của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 25 - 27)