Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 27 - 28)

GIANG THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Môi trường kinh doanh

3.1.2.Môi trường vi mô

Nhà cung ứng

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của công ty phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản như: Vật tư, nguyên liệu,... Số lượng và chất lượng các nguồn cung cấp NVL có ảnh hưởng rất lớn đến phương án SXKD của công ty, bởi vì chi phí bỏ ra để thu mua NVL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất trong khi đó nếu số lượng không đủ, chất lượng không tốt sẽ làm phát sinh thêm các khoản chi phí khác. Vì vậy, mỗi một công ty cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường nguồn NVL để xác định xem đơn vị cung ứng này thì đem lại lợi ích như thế nào cho công ty. Ngoài ra để lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp thì công ty phải nghiên cứu chính sách của các đơn vị nguồn NVL, đồng thời phải xác định chất lượng uy tín của loại NVL.

Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty cần phải biết đối tượng khách hàng của mình là ai, họ cần gì về số lượng và chất lượng với mức giá bao nhiêu là phù hợp.

Mỗi công ty cần nghiên cứu để điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp thị hiếu của khách hàng thì mới giữ được mối quan hệ lâu dài với họ và có thêm khách hàng mới. Đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, là các tổ chức có thu nhập khá trở lên bởi vì mức giá sản phẩm của Công ty phù hợp với túi tiền và có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ.

Ngoài ra, khách hàng của Công ty còn là những công ty thương mại mua sản phẩm về bán lại, các đại lý bán buôn, bán lẻ khác ở trong và ngoài nước như Công ty ScanciaPacific, Công ty Trần và liên doanh, khách hàng nước ngoài của Công ty chủ yếu là khách hàng Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan thông qua các đơn đặt hàng. Việc hợp tác làm ăn với các công ty nước ngoài này gặp rất nhiều khó khăn về những yêu cầu chuẩn mực sản phẩm mà họ đưa ra.

Các tổ chức có liên quan

Là những cá nhân, tổ chức liên quan thực sự hay tiềm năng có tác động đến mục tiêu của công ty. Trước đây khi còn là một công ty nhà nước nên công ty nhận được sự

hỗ trợ, động viên giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo trong tỉnh. Giờ đây công ty đã được cổ phần hoá thì công ty nên tận dụng những sự quan tâm để phát huy sức mạnh của mình. Để tiến hành hoạt động SXKD thì không riêng gì Công ty CPCBLS Hương Giang - TTHuế mà tất cả các công ty khác cũng đều có mối quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh gồm các công ty hiện có mặt trong ngành và các công ty tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Hiện nay trên cả nước, số công ty SXKD hàng mộc là tương đối lớn như công ty Lâm sản xuất khẩu Quảng Nam, Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Công ty Thanh Mai và nhiều xưởng mộc liên doanh khác nên Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa so với các Công ty liên doanh khác thì vốn đầu tư kinh doanh của Công ty còn thấp, cơ sở vật chất dù đã được mở rộng, cải tiến nhưng vẫn hạn chế trong công tác tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tại công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang thừa thiên huế qua 3 năm 2008 2010 (Trang 27 - 28)