Mục tiêu

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 85)

Với tiềm năng, thế mạnh là một Thành phố Cảng, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm công nghiệp có truyền thống lâu đời, cơ cấu ngành công nghiệp phát triển có nhiều sản phẩm mũi nhọn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hải Phòng xác định phải cơ bản trở thành một Thành phố Cảng, công nghiệp hiện đại trước năm 2020, một trong những đô thị trung tâm cấp quốc gia xứng với vai trò là cực tăng trưởng mạnh và quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng. Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố đã xác định một số chỉ tiêu cơ bản, chủ yếu đến năm 2015 như sau:

Các chỉ tiêu kinh tế:

Phấn đấu GDP của Hải Phòng trong GDP của cả nước đạt mức 5,8%, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 13,5 - 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng dịch vụ 58%, công nghiệp - xây dựng 37%, nông - lâm - thuỷ sản 5%.

Các chỉ tiêu xã hội, môi trường:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân mỗi năm trên 1% - Giải quyết việc làm cho 255 nghìn lao động trong giai đoạn 2011- 2015, bình quân 51 nghìn lao động/năm

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 4%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 85%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ đạt trên 75% (trong đó đào tạo nghề đạt 60%) trong tổng số lao động

- Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ học sinh vào lớp 1, lớp 6 đúng độ tuổi đạt 100%

- Có 30% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)

- 100% số hộ gia đình ở thành thị và trên 95% số hộ gia đình ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 95% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; 80% rác thải sinh hoạt ở nông thôn được thu gom, xử lý.

- 100% cơ sở sản xuất mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

- 100% các huyện có bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.

3.2. Những định hướng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015

Một là: Kết hợp TTKT với phát triển đô thị văn minh, hiện đại, giải quyết tốt vấn đề môi trường:

- Cải tạo và chỉnh trang đô thị cũ, trước hết là khu đô thị trung tâm bảo đảm quy hoạch, kiến trúc, giảm ách tắc giao thông và bảo vệ môi trường

- Hình thành và mở rộng đô thị vùng ven, đặc biệt hướng đông (Hải An, Đình Vũ), đông nam (Đồ Sơn, Kiến An), và tây bắc Thành phố (An Dương, Thuỷ Nguyên), phát triển các khu đô thị ven biển, khai thác đất lấn biển ở các khu vực Cát Hải, Đình Vũ, Tràng Cát.

- Phấn đấu đến năm 2025 Thành phố có từ 10 - 12 quận. Phát triển các khu đô thị mới như các khu đô thị Phạm Văn Đồng - Hải Phòng - Đồ Sơn, phía bắc sông Cấm, Quán Toan.

- Hình thành hệ thống đô thị vệ tinh hỗ trợ cho sự phát triển khu trung tâm (Núi Đối, An Lão, Cát Bà, Minh Đức, Núi Đèo, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo)

- Hoàn chỉnh nghiên cứu và triển khai xây dựng trung tâm chính trị - hành chính mới của Thành phố.

- Hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, thông tin liên lạc và các chương trình dịch vụ công cộng khác theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

Hai là: Kết hợp TTKT với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Song song với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, Hải Phòng tiếp tục đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng phát triển các đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Hệ thống giao thông

nông thôn tiếp tục được nâng cấp hoàn thiện, kiến cố hoá kênh mương. Xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng xã, từng bước xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề phù hợp với đặc thù lao động nông thôn. Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn

Ba là: Kết hợp giữa TTKT với phát triển văn hoá - xã hội

- Mở rộng quy mô dân số toàn Thành phố lên trên 2 triệu người vào năm 2020 với cơ cấu dân thành thị trên 70%. Đẩy mạnh xã hội hoá, mở rộng các loại hình giáo dục - đào tạo công lập, dân lập, tư thục...

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”. Xây dựng con người Hải Phòng thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện cả thể lực, trí lực, phát huy truyền thống “trung dũng, quyết thắng”.

- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản, thể dục thể thao luôn bám sát mục tiêu xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với các đối tượng xã hội. Đẩy mạnh phong trào XĐGN, cải thiện điều kiện ở, trước hết là cho các đối tượng chính sách.

- Hoàn thành nâng cấp bệnh viện Việt - Tiệp giai đoạn 1, bệnh viện Trẻ em, đồng thời hoàn thành xây dựng mới bệnh viện Việt - Tiệp cơ sở mới ở An Đồng (Huyện An Dương) vào trước năm 2015. Mở rộng và nâng cấp hệ thống các bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng phòng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân dân, cung cấp vững chắc kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1%.

- Cải thiện và mở rộng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Phấn đấu tạo việc làm bình quân mỗi năm từ 4 - 5 vạn lao động, đào tạo nghề bình quân mỗi năm đạt 2,36 vạn lao động, bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020. Đẩy mạnh phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, đa dạng hoá các mô hình cai nghiện, giáo dục các đối tượng xã hội hoà nhập với cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Củng cố quốc phòng - an ninh là bài học lịch sử quan trọng của Thành phố từ khi thành lập đến nay. Kinh tế phát triển mạnh tạo tiềm lực tốt cho an ninh - quốc phòng và ngược lại quốc phòng - an ninh vững chắc tạo điều kiện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật (sân bay, bến cảng, cầu cống, đường giao thông...) cũng như các cơ sở sản xuất có tính đa dạng, bảo đảm phát triển kinh tế trong thời bình, sẵn sàng phục vụ trong thời chiến.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015

3.3.1. Nhóm giải pháp góp phần nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng đến năm 2015

3.3.1.1. Cần huy động nhiều vốn cho tăng trưởng kinh tế

Vốn là nhân tố quan trọng cho TTKT. Trong điều kiện hiện nay, để huy động vốn tốt, Thành phố cần phát triển mạnh các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp.

Kinh tế nhà nước về cơ bản vẫn là một công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác hoạt động và phát triển theo định hướng XHCN. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt tập trung sản xuất trong những lĩnh vực, những ngành mà các loại hình khác không đầu tư vì vốn đầu tư lớn, đầu tư có lợi nhuận thấp hoặc các lĩnh vực hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện tốt công tác củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thực hiện ngày càng tốt hơn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã sẽ giảm về số lượng, nâng cao về chất lượng để có thể áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ngày càng tiên tiến hơn. Kinh tế tập thể vẫn tiếp tục được coi là quan trọng, có vai trò đáng kể cùng với kinh tế nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH ở nông thôn, kinh tế tập thể - hợp tác xã từng bước giữ vai trò quan trọng ở nông thôn.

Khu vực KTTN là động lực quan trọng trong quá trình CNH, HĐH, trong tạo việc làm, nâng cao đời sống của xã hội. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc và có chính sách hỗ trợ để KTTN phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa; chú trọng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở khu vực nông thôn, chú trọng phát triển kinh tế trang trại nhanh cả về số lượng và quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Tiếp tục tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng, công nghiệp công nghệ cao. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao; chú trọng thu hút các tập đoàn lớn.

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất công nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong những năm qua công nghiệp luôn là ngành đóng góp chủ yếu cho GDP của Thành phố, vì vậy cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: đóng mới và sửa chữa tàu biển, cơ khí chế tạo, luyện và cán thép đặc chủng, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp dệt kim, may mặc, da giày...vừa góp phần giải quyết việc làm cho người dân, vừa nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng chú trọng nâng cao trình độ công nghệ, chế tác, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, thân thiện môi trường. Điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp một cách đồng bộ, cả về sản phẩm, thị trường và nguồn lực đầu tư theo hướng phát triển mạnh các ngành, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm xuất khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hoá, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, có giá trị gia tăng cao và khả năng đóng góp lớn vào GDP của Thành phố.

Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: cơ khí vận tải, sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, dệt may - da giầy, sản xuất hóa chất - nhựa, sản xuất máy móc thiết bị điện, chế biến thực phẩm, sản xuất điện. Nâng cao năng lực sản xuất vật liệu cấu kiện xây dựng và phát triển ngành xây lắp kết cấu hiện đại. Chú trọng

phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, gắn với vùng nguyên liệu và thị trường nông thôn. Đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy hoạch, trước mắt là Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, KCN - đô thị Bắc sông Cấm, các KCN Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát, An Dương. Hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án sản xuất lớn: Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng II, Nhà máy xơ sợi tổng hợp, Nhà máy sản xuất phôi thép Úc; đẩy nhanh việc triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện III, dự án kho tồn trữ khí và các dự án di chuyển nhà máy đóng tàu…

Bên cạnh đó, việc đầu tư cảng biển nhất là cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là vấn đề được quan tâm lớn. Cùng với đó là việc tiếp tục nâng cấp, cải tạo và phát triển hệ thống cảng, nâng cao năng lực các hệ thống dịch vụ cảng, nạo vét, mở rộng và nâng cấp luồng tàu mới, xây dựng thêm các cầu tàu mới có khả năng tiếp nhận tàu lớn ở Đình Vũ.

3.3.1.3. Phát triển mạnh nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ đô thị và xuất khẩu

Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; sản xuất hàng hoá với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, tin học hoá để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động. Tập trung xây dựng các khu nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao; đổi mới công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, hộ gia đình, hợp tác xã; chú trọng xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn làm đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ, trang trại; thực hiện tốt mô hình liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Phát triển các lĩnh vực kinh tế thuỷ sản có trọng tâm, ưu tiên các lĩnh vực nhiều lợi thế để Hải Phòng thực sự trở thành trung tâm sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản và dịch vụ hậu cần

nghề cá của vùng duyên hải Bắc bộ. Lấy phát triển nuôi biển làm trọng tâm; áp dụng mô hình nuôi biển tiên tiến, hải sản có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi hợp lý cơ cấu nghề nghiệp khai thác xa bờ, khai thác có hiệu quả các ngư trường trọng điểm, ưu tiên hình thành những tập đoàn khai thác lớn gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên biển. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, sản phẩm thuỷ sản chủ lực đặc trưng của Hải Phòng, có giá trị và sức cạnh tranh cao; chủ động nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Tăng cường đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả các khu hậu cần dịch vụ thuỷ sản, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế thuỷ sản, nhất là chuyển giao ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Xây dựng hệ thống chợ nông sản phù hợp với từng vùng; phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở huyện, xã.

3.3.1.4. Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển

Kinh tế biển được coi là thế mạnh của Thành phố, cần khai thác tổng hợp và liên ngành tài nguyên biển, ven biển để phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững. Kết hợp hài hòa giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và các huyện đảo với các khu vực nội địa của Thành phố và vùng để phát triển hài hoà, ổn định, bền vững. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên biển.

Phát triển mạnh kinh tế biển, chú trọng khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 85)