Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 76)

2.2.3.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011

Một là: Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước 2001 - 2010, kinh tế Thành phố ổn định, tăng trưởng khá nhanh và toàn diện là tiền đề cần thiết để thực hiện tốt vấn đề CBXH. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, tăng thu nhập (nhất là các doanh nghiệp trong các KCN, khu chế

xuất), làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị giảm dần xuống còn 4% như hiện nay. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được được cải thiện rõ rệt; thu nhập thực tế của người dân năm 2010 gấp hơn 5 lần so với năm 2000; Thành phố đã giành phần lớn ngân sách để thực hiện các chương trình XĐGN (tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến nay chỉ còn hơn 3%), nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện các vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, nâng cao mức sống của người dân khu vực nông thôn.

Hai là: Quy mô kinh tế được mở rộng, năng lực sản xuất - kinh doanh

được nâng lên, đặc biệt là nội lực. GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân 11,1%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng CNH, HĐH, tỷ trọng 2 nhóm ngành công nghiệp - dịch vụ tăng từ 82,22% năm 2000 lên 90% năm 2010 (tốc độ tăng bình quân 12%/năm); thị trường xuất khẩu được mở rộng, tăng nhanh về giá trị, chủng loại sản phẩm với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm (năm 2010 gấp trên 6 lần năm 2000). Thu hút vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, bình quân 19,1%/năm. Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh. Thu ngân sách gấp hơn 6 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,23%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 18,83%/năm.

Ba là: Cùng với tốc độ TTKT khá cao thì các vấn đề chính trị - văn hoá

- xã hội khác cũng đạt những bước tiến rõ nét: tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh (dân số đô thị từ 35% năm 2000 lên 48% năm 2010), lập thêm 2 quận mới và chuyển 1 thị xã thành quận; quy mô và diện mạo đô thị phát triển rõ nét. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển được chú trọng đầu tư, theo hướng hiện đại, tạo nền tảng đẩy nhanh quá trình phát triển Hải Phòng trở thành Thành phố cảng, công nghiệp văn minh hiện đại. Khoa học công nghệ bước đầu gắn với thực tế sản xuất, đời sống xã hội, phát huy hiệu quả tích cực. Công tác đối ngoại và mở rộng không gian kinh tế được đẩy mạnh. Cải cách hành chính được tập trung cao, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. Dân chủ XHCN được phát huy. Hệ thống chính trị được kiện toàn, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao

hiệu quả hoạt động. Đảng bộ Thành phố trưởng thành cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực, sức chiến đấu được nâng cao; nhận thức về cơ hội, thách thức của đất nước cũng như tiềm năng, lợi thế, vai trò của Thành phố trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ngày càng rõ và đầy đủ hơn.

2.2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thành phố còn một số hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện gắn TTKT với CBXH:

Một là: Kinh tế tuy tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng

chưa cao, quy mô kinh tế còn nhỏ, TTKT chủ yếu theo chiều rộng, năng suất hiệu quả còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí, vai trò là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy tốc độ TTKT khá cao nhưng một số ngành, lĩnh vực có mức TTKT thấp, chưa phát huy được tiềm năng lợi thế. GDP/người đạt khá cao, cao hơn mức trung bình của cả nước và các tỉnh lân cận nhưng vẫn thấp hơn Hà Nội 1,51 lần và thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh 2,28 lần. Chất lượng tăng trưởng còn thấp và chưa đảm bảo tính bền vững, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là thị trường bên ngoài, tỷ lệ nội địa hoá còn thấp, giá trị gia tăng của hàng hoá chưa cao, quy mô còn nhỏ bé, khoa học - công nghệ phát triển chậm đóng góp chưa nhiều vào TTKT, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, kể cả ở những ngành truyền thống có nhiều thế mạnh vẫn còn thấp, số lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh vẫn chưa nhiều, còn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Vai trò cực TTKT của Hải Phòng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ chưa tăng lên mà còn có xu hướng bị giảm sút. Chưa phát huy được vị trí trọng tâm về kinh tế biển, trung tâm về thuỷ sản, thương mại, giáo dục - đào tạo vùng Duyên hải Bắc bộ. Cơ cấu các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp còn bộc lộ nhiều bất hợp lý, hiệu quả không cao, tỷ lệ nội địa hoá trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn còn thấp, chưa tương xứng yêu cầu. Số lượng doanh nghiệp tăng khá nhanh nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn ít doanh nghiệp thực sự đủ năng lực cạnh tranh

trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thu ngân sách nội địa vẫn chưa thực sự đảm bảo cân đối chi ngân sách địa phương.

Hai là: Chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư đang có xu

hướng ngày càng dãn ra. Đời sống dân cư ở một số vùng còn gặp khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn, hải đảo.

Ba là: Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập; tốc độ phát triển

đô thị, đô thị hoá nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. QHSX còn có mặt hạn chế, chưa thực sự đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém so với yêu cầu phát triển của Thành phố, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định về an ninh xã hội: khiếu kiện đông người, vượt cấp giảm chưa đáng kể, nhiều vụ việc giải quyết chậm, kéo dài, gây dư luận không tốt, quản lý sử dụng đất đai còn bị buông lỏng, gây thiếu sót, khuyết điểm ở một số nơi. Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội còn khá gay gắt, diễn biến phức tạp, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn trọng điểm và khu vực nông thôn, nhất là khu vực phải thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất để triển khai các dự án còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH.

Bốn là: Hệ thống các giải pháp ASXH được quan tâm hơn, song kết

quả đạt được thiếu vững chắc. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia còn thấp, tiến độ đang có xu hướng chậm lại. Chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các đô thị và vùng nông thôn. Các bệnh viện vẫn còn tình trạng quá tải, nhất là bệnh viện trẻ em Hải Phòng. Vấn đề xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Việc thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá, y tế, thể dục thể thao được thực hiện chưa mạnh. Việc giải quyết việc làm tuy đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, việc làm cho lao động nông thôn nhất là ở những nơi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển KCN đang là vấn đề bức xúc. Các cuộc ngừng việc tập thể của công nhân lao động ở một số doanh nghiệp xảy ra với xu hướng tăng đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thành phố.

Năm là: Mặc dù GDP của Thành phố tăng nhanh trong nhiều năm

nhưng tiêu chí hộ nghèo vẫn giữ nguyên không thay đổi. Mạng lưới ASXH đối với người nghèo, người yếu thế còn nhiều yếu kém, thể hiện ở chỗ: khả năng tiếp cận của người nghèo với chính sách xã hội và dịch vụ công cộng còn thấp, nhiều hộ tái nghèo bị cắt trợ cấp xã hội, các đối tượng khác như người già cô đơn, trẻ mồ côi, lang thang, người thuộc diện chính sách và những trường hợp gặp rủi ro đột xuất như thiên tai, tai nạn giao thông, tai nạn lao động thì mức hỗ trợ còn thấp.

Sáu là: Thành phố có số lượng người tham gia trong các nhà máy công

sở ngày một tăng cùng với tốc độ TTKT, vì vậy vấn đề bảo hiểm đối với người đã đóng góp sức lao động của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn là vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ BHXH còn nhiều bất cập nhất là ở khu vực tư nhân. Một số cơ sở DNTN không đóng bảo hiểm cho công nhân theo đúng quy định của pháp luật hoặc đóng ở mức thấp gây thiệt hại cho người lao động.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chất lượng đội ngũ cán bộ và trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức một số đơn vị chưa tương xứng với yêu cầu. Chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ còn chậm, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các Nghị quyết.

- Hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước của một số cấp, ngành, địa phương, cơ sở còn nhiều yếu kém, nhất là trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Năng lực tham mưu, quản lý điều hành của một số sở, ngành còn thiếu quyết liệt gây chậm trễ trong giải quyết công việc đặc biệt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; công tác quản lý thực hiện quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, hiệu lực, hiệu quả thấp, còn biểu hiện sơ hở, yếu kém; thực hiện văn minh đô thị chưa được đề cao, chuyển biến chậm. Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở một số địa phương chưa kiên quyết, thiếu chủ

động. Một số sở, ngành chưa phát huy được vai trò quản lý đa ngành, đa lĩnh vực sau khi được sắp xếp lại theo các nghị định của Chính phủ.

- Nhận thức và năng lực của một số lãnh đạo Sở, ngành, địa phương, một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính. Chế độ chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thực sự kiên quyết xử lý đối với tình trạng phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ, chưa kiên quyết xử lý, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa cấp với ngành trong giải quyết nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kỷ cương, kỷ luật công vụ chưa nghiêm; một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp với nhân dân, doanh nghiệp còn thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm, song chưa kiên quyết xử lý và thiếu các chế tài để sắp xếp, bố trí lại, thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất và năng lực, để công việc trì trệ.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được xác định rõ là quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, song việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành chưa đúng tầm, còn nhiều yếu kém. Những hạn chế, bất cập trong thủ tục hành chính cùng với ý thức trách nhiệm, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số sở, ngành, địa phương còn nhiều thiếu sót, song chậm được xử lý, là nguyên nhân trực tiếp tạo ra rào cản cho quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chung của Thành phố, gây phiền hà, bức xúc cho công dân, doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc chuẩn bị các điều kiện làm việc, phối hợp với các cơ quan bộ, ngành Trung ương tuy đã được quan tâm hơn, song còn chưa thật sự sâu sát, thường xuyên. Chưa chủ động tuyên truyền kịp thời, đầy đủ về thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức của Thành phố trong quá trình phát triển, nhất là tuyên truyền đối ngoại còn yếu, hiệu quả thấp. Lãnh đạo thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn chậm, chưa được coi trọng đúng mức, thiếu sự kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm. Lãnh đạo thực hiện công tác quốc phòng - an ninh gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có lúc, có nơi chưa được tập trung cao, còn thiếu sự gắn kết đồng bộ.

- Môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư… Kết quả thực hiện cải cách hành chính còn chưa đồng đều, vững chắc giữa các địa phương, đơn vị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa được quan tâm đúng mức với yêu cầu là một trong những nhiệm vụ và giải pháp đột phá.

- Cải cách tư pháp mới đạt kết quả bước đầu, còn một số nội dung, nhiệm vụ chưa đạt yêu cầu đề ra.

* Nguyên nhân khách quan:

Do những yếu kém nội tại của kinh tế Thành phố, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những khó khăn chung do thiên tai, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới quá trình gắn TTKT với CBXH của Thành phố.

Đồng thời, với vai trò là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc đã trở thành áp lực lớn đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ... của Thành phố. Chất lượng một số dự án quy hoạch phát triển đô thị còn hạn chế; chưa quan tâm đúng mức quy hoạch xây dựng ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hệ thống giao thông đường bộ liên quan đến hoạt động của cảng, cơ sở vui chơi, giải trí cho người dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không kịp so với yêu cầu phát triển kinh tế đang tạo ra sự cản trở trong tăng trưởng. Đặc biệt hệ thống cảng biển giao thông đường bộ phục vụ giải tỏa cảng, giao thông đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu đã gây hiện tượng ách tắc cục bộ tại ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, đường Trần Nguyên Hãn - cầu Niệm…

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Số cơ sở đào tạo tăng nhiều nhưng quy mô và chất lượng chưa đạt yêu cầu. Chưa có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. Môi trường đầu tư chưa tạo sức hấp dẫn cao. Các thị trường cơ bản được hình thành song chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô nhỏ, tính minh bạch, lành mạnh của thị trường còn

thấp; sản phẩm còn nghèo nàn, nhất là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 76)