Thứ nhất: Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững và cơ bản trở thành
Thành phố cảng, công nghiệp hiện đại trước năm 2020; tạo động lực, lan toả vì sự phát triển chung của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Thứ hai: Xây dựng Hải Phòng thành địa phương mạnh về biển; giàu từ
biển. Phát triển mạnh kinh tế biển đảo, tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có lợi thế cảng biển, những ngành công nghiệp then chốt làm nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba: Phát triển kinh tế đồng thời phát triển văn hoá - xã hội và xử lý
bất bình đẳng xã hội và môi trường; coi trọng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Thực hiện tiến bộ, CBXH, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Thứ tư: Tăng cường phát triển và quản lý đô thị theo hướng xây dựng
đô thị loại I trung tâm, văn minh hiện đại có mạng lưới các đô thị vệ tinh, gắn liền với đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm: Chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, tận dụng mọi nhân
tố, nguồn lực cho phát triển nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế trong nước và quốc tế.
Thứ sáu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH trên cơ sở khai
thác tốt tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của Thành phố, chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, chú ý các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển mạnh LLSX đồng thời với xây dựng QHSX phù hợp; phát huy mọi nguồn lực, phát triển đồng bộ kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thứ bảy: Phát triển kinh tế gắn chặt với tăng cường tiềm lực quốc
phòng - an ninh, đảm nhiệm tốt vai trò địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đối phó với chiến tranh công nghệ cao, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đủ khả năng bảo vệ Thành phố, bảo vệ Thủ đô.