Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 29)

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. TTKT bình quân hàng năm giai đoạn

1951 - 1973 là 10%. TTKT Nhật Bản giai đoạn thần kỳ đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều nước đang phát triển. Có thể nói đây là giai đoạn Nhật Bản không những duy trì được tốc độ tăng trưởng cao mà còn thực hiện tốt được vấn đề CBXH. Để đạt được những thành công đó, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc cải cách sau:

- Tiến hành cải cách ruộng đất: Chính phủ đã mua lại tất cả ruộng đất phát canh của địa chủ vắng mặt và trong trường hợp các địa chủ vẫn sống ở nông thôn thì chính phủ mua lại số ruộng đất vượt quá 1ha, sau đó chính phủ đem bán lại cho những tá điền đã từng lĩnh canh trên ruộng đất đó. Đối với ruộng đất vẫn còn trong tay địa chủ, cuộc cải cách ruộng đất cũng ràng buộc các địa chủ không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng thuê nếu không có sự nhất trí của người thuê, và địa tô đã được chuyển thành tiền tệ và chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng thu hoạch. Cuộc cải cách này đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân, nâng cao năng suất nông nghiệp, góp phần mở rộng thị trường trong nước.

- Dân chủ hoá lao động: nhằm nâng cao quyền lợi của người lao động, các đạo luật về lao động lần lượt được thông qua. Luật công đoàn được ban hành vào cuối năm 1945 nhằm đảm bảo quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể và bãi công. Luật điều chỉnh quan hệ lao động được ban hành năm 1946 quy định cơ chế giải quyết những tranh chấp lao động. Cùng với sự ra đời của các luật, phong trào công đoàn của Nhật Bản phát triển khá nhanh. Điều kiện làm việc được cải thiện, nhất là tiền lương nâng cao hơn do cuộc đấu tranh của công đoàn đem lại đã tăng nhu cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

- Khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều cơ hội việc làm, toàn dụng lao động xã hội: Với quan điểm việc làm là vấn đề cơ bản nhất trong quá trình TTKT, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp. Một mặt chính phủ đã tập trung các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế với mục tiêu đất nước giàu có, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất có đặc điểm là hướng về xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, phát triển các xí nghiệp, các tập đoàn lớn làm nhiệm vụ đầu tàu lôi kéo nền kinh tế. Mặt

khác chính phủ còn hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển bằng các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt và các khoản tín dụng ưu đãi. Chính phủ đã giúp đỡ các đơn vị kinh doanh nhỏ ứng dụng kỹ thuật hiện đại, cải tiến công nghệ, hợp lý hoá việc quản lý, giúp sắp xếp việc liên doanh, liên kết giữa các đơn vị với nhau.

- Đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực: Đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn vốn con người là một yếu tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng TTKT cao ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được cải cách sâu rộng. Chính phủ đã nâng hệ thống giáo dục bắt buộc miễn phí từ sáu năm lên chín năm bao gồm sáu năm tiểu học và ba năm trung học. Để đảm bảo điều kiện dạy và học tốt ở các vùng khó khăn, Chính phủ Nhật Bản đã trợ cấp cho các tỉnh nghèo hơn và những quận có trường học hẻo lánh. Một phần lớn trong ngân sách giáo dục là do các tỉnh đóng góp và một phần do cộng đồng địa phương nhưng ngân sách quốc gia luôn chiếm khoảng 1/4 ngân sách giáo dục bắt buộc chín năm. Kết quả những nỗ lực trong giáo dục và đào tạo trên đã giúp Nhật Bản là một nước có trình độ học vấn cao.

- Thực hiện CBXH trong phân phối thu nhập: Chính phủ đã sử dụng các biện pháp như tạo việc làm, trợ cấp cho người thất nghiệp, có thu nhập thấp hoặc mất khả năng lao động, đánh thuế luỹ tiến vào những người có thu nhập cao..., các chính sách trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội và được các tầng lớp dân cư ủng hộ.

- Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả: Để có được đội ngũ công chức có uy tín, Nhật Bản đã sử dụng một số cơ chế, phương pháp quản lý hành chính khách quan như: Việc tuyển mộ và đề bạt phải được dựa vào năng lực và phải có tính cạnh tranh cao bằng cách tổ chức các kỳ thi tuyển chọn quan chức nhà nước. Toàn bộ thu nhập của họ phải cạnh tranh được với khu vực tư nhân, điều này làm cho quyền lợi của họ được đảm bảo ở mức họ không thể dễ dàng bán rẻ vị trí của họ cho những nhóm lợi ích riêng biệt nào đó. Nhiệm kỳ của quan chức lãnh đạo trong các bộ thường rất ngắn, chỉ một hai năm nên cơ cấu nhà nước luôn được trẻ hoá và dễ tránh được những tiêu cực về đặc quyền, đặc lợi.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore luôn đạt được tốc độ TTKT khá cao và ổn định qua nhiều thập niên liên tiếp, tránh được những thời kỳ tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng khá cao, đời sống của đại bộ phận dân chúng được nâng lên. Quốc gia này theo đuổi các mục tiêu TTKT cùng với sự điều tiết không quá chênh lệch về mặt xã hội. Lợi nhuận thu được từ sự phát triển thịnh vượng được phân chia tương đối hợp lý cho tất cả mọi người. Chương trình trợ cấp nhà ở của chính phủ Singapore đã mang lại kết quả với 93% người dân được quyền sở hữu nhà. Ngay cả 20% số hộ dân cư nghèo nhất cũng nhận được trung bình mỗi hộ số tiền tương đương 80.000 USD trong chính sách công bằng về nhà ở của Chính phủ. Chính sách nhà cửa công ích của Singapore đã đem lại một sự khích lệ xã hội lớn. Từ năm 1960 - 1980, Uỷ ban phát triển nhà ở (HDB) đã xây dựng gần 400.000 căn hộ với tốc độ nhanh chóng. Một số lớn người dân đã rời bỏ những căn nhà ổ chuột để chuyển vào các căn hộ mà ban đầu họ chỉ thuê nhưng dần dần họ sẽ mua từ HDB. Chính quyền đã tài trợ rất nhiều cho các khoản vay cầm cố và với mức giá căn hộ của HDB cho phù hợp với mức thu nhập cụ thể của từng người. Chính phủ Singapore cho rằng với việc sở hữu những ngôi nhà sẽ làm gia tăng sự cam kết trong việc bảo vệ tổ quốc và đoàn kết quốc gia. Đây là tài sản thế chấp cho sự đóng góp của họ, dân chúng phải làm việc và tiết kiệm. Chính điều này đã đặt nền tảng cho sự bình đẳng về cơ hội và TTKT ở quốc gia này.

Đấu tranh chống tham nhũng cũng là một kinh nghiệm lớn của Singapore. Bắt đầu từ những lãnh đạo cao nhất, nỗ lực thực thi pháp luật chặt chẽ chống tham nhũng bất kể ai dù ở địa vị nào, đãi ngộ xứng đáng cho các chức vụ hành chính nhỏ bé mà chính sách tài chính phải cung cấp những nguồn lực đủ sức ngăn ngừa lạm phát, đồng thời giảm thiểu những cơ hội kinh tế hay chính trị tạo điều kiện cho tham nhũng.

Về giáo dục và đào tạo: Singapore đã nhấn mạnh đến yếu tố con người là nguồn tài nguyên duy nhất. Nhà nước cung cấp một nền giáo dục phổ cập và trợ cấp cho việc đào tạo. Họ nhấn mạnh đến cơ hội lớn lao cho tất cả mọi người hiện thực hoá tiềm năng của mình, bất kể tình trạng thu nhập của cha mẹ họ, thông qua những học bổng và những lộ trình tiếp cận với các cơ hội

được giáo dục để khai thác tài năng trong xã hội cho tất cả mọi người, bao gồm những trẻ em nghèo và thông minh. Việc giáo dục bằng tiếng Anh cho tất cả mọi người đã giúp họ mở rộng các cơ hội.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 29)