Tình hình tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 46)

2.2.1.1. Giai đoạn 2001 - 2005

Thời kỳ 5 năm 2001 - 2005 có vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Một trong những nhiệm vụ lớn

trong giai đoạn này là xây dựng Thành phố thành một đô thị trung tâm cấp quốc gia, cửa chính ra biển và là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản ở miền Bắc, xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, làm sống động nền kinh tế, đưa tốc độ TTKT cao hơn 5 năm trước, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tạo chuyển biến rõ trong nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế Thành phố, chủ động chuẩn bị các điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong giai đoạn này, tốc độ TTKT của Thành phố liên tục tăng cao qua các năm và luôn gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước, điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tốc độ TTKT của Hải Phòng so với cả nước từ 2000 - 2004

1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 12% 10% 8% 6% 4 % 2% 0 % 2000 2001 2002 2003 2004

GDP/người của Hải Phòng Tốc độ tăng GDP của Hải Phòng Tốc độ tăng GDP của cả nước USD 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

Bảng 2.1. Mức tăng GDP của Hải Phòng qua các năm giai đoạn 2000 - 2005

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Mức tăng

GDP (%) 9,1 10,38 10,65 10,71 11,39 12,00

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng

Riêng năm 2005, Hải Phòng đạt mức tăng GDP 12% so với năm 2004, bảo đảm 5 năm tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trên 11%. Kết quả trên cũng đảm bảo cho mục tiêu GDP bình quân đầu người tăng khá, đạt được mục tiêu, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đề ra, cụ thể; năm 2000 GDP/người là 641,5USD, đến năm 2004 là 927USD và đặc biệt năm 2005 con số này lên tới 1025USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch do Đảng bộ Thành phố lần thứ XII đề ra cho giai đoạn này là từ 950 - 1000USD/người/năm.

- Lĩnh vực công nghiệp:

Giai đoạn này Hải Phòng đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn và giải quyết nhiều việc làm. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ, nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ nhất là những tàu trọng tải lớn trên 1 vạn tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển cơ khí nặng, cơ khí chế tạo và cơ khí tiêu dùng. Đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao công suất của các nhà máy thép, tới năm 2005 sản lượng đạt 90 vạn tấn thép. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và có thị trường như giày dép, may mặc. Năm 2005, giày dép các loại đạt 55 triệu đôi, may mặc đạt 9 triệu sản phẩm, dệt kim đạt 1500 tấn sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hoá chất, nhựa, chế biến nông, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Trong 5 năm công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và đồng đều ở các khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể: tốc độ tăng về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 20,77% so với năm 1999, năm 2001 tăng 20,53% so với năm 2000, năm 2002 tăng 26,26% so với năm 2001, năm 2003 tăng 17,56% so với năm 2002, năm 2004 tăng 17,26% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 18% so với năm 2004. Trong 5 năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm là 19,85%, vượt mục tiêu Đại hội

Đảng bộ Thành phố đề ra là tăng từ 16% đến 16,5%. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 28,9% năm 2000 lên 32,6% năm 2002 và năm 2004 là 36,19% (trong đó bao gồm cả ngành xây dựng).

Bảng 2.2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Phòng Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân năm Tổng số 120,77 120,53 126,26 117,56 117,26 118,0 19,85

I. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế nhà

nước 111,32 114,44 129,44 113,93 112,4 115,0 16,9 - Kinh tế ngoài

nhà nước 132,59 153,4 125,35 125,84 122,32 121,0 29,0 - Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài

122,68 110,59 124,73 115,17 117,26 118,0 17,0 II. Phân theo ngành kinh tế

- Thực phẩm, đồ uống 132,59 123,03 115,97 122,37 125,24 120,0 21,3 - Sản xuất trang phục 132,16 136,92 91,88 244,68 68,26 120,0 20,3 - Giày dép 107,65 131,04 117,06 115,64 104,9 155 14,35 - Hoá chất 123,66 141,69 125,87 103,48 121,83 120 22 - Sản phẩm từ

cao su, plastic 115,9 115,11 100,6 153,37 136,83 130 25,9 - Xi măng 117,49 100,11 120,42 109,38 102,5 109,9 8,25 - Sản xuất kim

loại 131,37 134,37 79,22 137,71 91,75 109 9,4 - Đóng tàu 126,69 172,65 161,14 135,97 164,3 150 56,2

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng

Bảng trên cho thấy 8 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn chiếm tỷ trọng trên 71% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Trong đó một số ngành mũi nhọn được quan tâm đầu tư lớn, áp dụng công nghệ hiện đại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng cao như công nghiệp đóng tàu, tốc độ tăng trưởng

bình quân trong 5 năm là 56,3%, chế biến thuỷ sản và các loại thực phẩm, đồ uống khác đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 21,3%, ngành giày dép đạt tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 14,35%. Với sự chỉ đạo tập trung của chính phủ và lợi thế về cảng biển, công nghiệp đóng tàu đã có những bước phát triển nhảy vọt, từ việc đóng thử thành công tàu 6500 tấn đến đóng đồng loạt và vươn lên đóng tàu 11.000 tấn, tàu 13500 tấn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Năm 2005, công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đã tiến hành đóng tàu hàng 53.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Riêng đối với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố thì kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm từ 75% đến 90%.

- Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản:

Thành phố đã phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất thực phẩm hàng hoá phục vụ đô thị và xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới giống và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng trọt hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế VAC. Nhờ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên năng suất lúa và hoa màu liên tục tăng, cụ thể năm 2000 đạt 10,2 tấn/ha, năm 2003 đạt 10,9 tấn/ha và năm 2004 đạt 11,3 tấn/ha (tăng 3,5% so với năm 2003). Các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi gà, lợn theo phương pháp công nghiệp đạt hiệu quả tốt. Đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh qua các năm.

Bảng 2.3. Sự gia tăng một số loại gia súc, gia cầm Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng đàn trâu (1000 con) 17,2 15,4 12,9 12,2 11,0 Tổng đàn bò (1000 con) 10,3 10,7 10,5 11,1 12,3 Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi (con) 483,0 519,4 562,9 588,0 593,5 Đàn gia cầm (1000 con) 4246,6 4437,7 4567,8 5051,9 4396,7

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng lĩnh vực thuỷ sản, Thành phố coi trọng cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, trong đó tập trung cao cho nuôi trồng dịch vụ và chế biến. Diện tích thâm canh và bán thâm canh nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng nên sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 16%. Việc khai thác thuỷ sản được chú ý đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nên sản lượng khai thác cũng tăng khá, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 7,4%. Đến năm 2004 sản lượng thuỷ sản cả đánh bắt và nuôi trồng đạt 66.000 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII đề ra là đạt 60.000 tấn vào năm 2005.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản của Hải Phòng qua các năm (theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I. Giá trị sản xuất nông nghiệp 1867,0 1904,4 2003,5 2112,4 2190,7 2266,7 Trong đó: - Trồng trọt 1329,7 1325,8 1399,1 1433,8 1466,3 1472,0 - Chăn nuôi 502,0 539,8 561,7 632,6 675,4 744,7 II. Giá trị sản xuất

thuỷ sản 326,0 389,8 470 549,2 638,8 754

Trong đó:

- Nuôi trồng 155,5 186,1 239,2 316,5 383,4 499 - Đánh bắt 169,2 202,3 229,4 231 252,3 255

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng - Lĩnh vực du lịch, dịch vụ:

Thành phố đã chú ý đầu tư nâng cấp các khu du lịch ở đảo Cát Bà, Đồ Sơn để từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn của quốc gia, thu hút ngày

càng nhiều khách du lịch đến Thành phố. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ đều tăng khá, một số lĩnh vực đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cảng Hải Phòng được đầu tư nâng cấp, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng nhanh vượt xa so với dự báo, năm 2000 mới chỉ đạt 7,6 triệu tấn thì đến năm 2004 tăng lên là 13,7 triệu tấn (gấp gần 2 lần năm 2000). Năng lực vận tải được tăng cường ở cả đường biển, đường bộ và đường sông. Thời kỳ 2000 - 2004, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân mỗi năm là 19,5%. Kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông tăng nhanh với công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và đời sống nhân dân.

- Về huy động vốn đầu tư:

Tính chung trong 5 năm 2001 - 2005, mức huy động vốn đầu tư phát triển Thành phố đạt gần 40.000 tỷ đồng, bình quân đạt gần 8.000 tỷ đồng/năm, trong khi đó kê hoạch đề ra là 32.500 tỷ đồng, bình quân là 6.500 tỷ đồng/năm. Huy động vốn đầu tư tăng thực hiện vượt kế hoạch đề ra chủ yếu là vốn nội lực chiếm hơn 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA chiếm khoảng hơn 20%. Như vậy tốc độ huy động vốn đầu tư đạt bình quân hơn 12%/năm.

2.2.1.2. Giai đoạn 2006 - 2011

Giai đoạn này, kinh tế Hải Phòng phát triển nhanh, phát huy rõ hơn vai trò là cửa chính ra biển và cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trong điểm kinh tế biển của vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước. GDP tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước nhất là năm 2008, mặc dù trong tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố vẫn đạt mức 13,01%, cao hơn 1,5 lần mức tăng chung của cả nước. Năm 2009, do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, GDP của Hải Phòng chỉ tăng 7,57% so với năm 2008.

GDP đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006 - 2008 (bình quân tăng 12,76%/năm), từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11,15%; tuy không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (12 - 13%/năm), song vẫn gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả

nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như: sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể: So với năm 2005, GDP năm 2010 tăng gấp 1,7 lần. Tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,3% (năm 2005 là 3,6%). GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742 USD/người).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 (dịch vụ tăng 50,8%) lên 90% năm 2010 (dịch vụ tăng 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu các nhóm ngành trong GDP quý 1 năm 2006 - 2007

Riêng sáu tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và Thành phố nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Những biến động về chính trị, xã hội trên thế giới đã tác động làm giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản tăng mạnh; thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là khu vực đồng ơrô vẫn bất ổn, khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp; tác động của thảm họa kép tại Nhật Bản đã và đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế toàn cầu; bối cảnh bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông, tình hình biển Đông phức tạp... Trong nước, một số cân đối vĩ mô chưa ổn định, giá vàng, tỷ giá biến động mạnh; việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, tăng chi phí sản xuất; rét đậm, rét hại kéo dài trong 3

tháng đầu năm cũng đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nông dân. Tình hình trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống người dân Thành phố.

* Lĩnh vực công nghiệp:

Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006 - 2010) tăng 15,04%/năm mặc dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm) nhưng vẫn giữ vai trò là ngành chủ lực của kinh tế Thành phố, chiếm 31% trong GDP của Thành phố, đứng thứ sáu về giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước, đứng thứ hai ở khu vực phía Bắc sau Hà Nội, góp phần quan trọng hàng đầu vào TTKT và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho CNH, HĐH như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tàu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính,…

- Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài việc phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Thành phố đã quan tâm quản lý và bước đầu kiểm soát được nguồn ô nhiễm trong các KCN.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 6 tháng đầu năm 2011 tăng 12,72% so với cùng kỳ, đạt 45,3% kế hoạch năm, trong đó: công nghiệp trung ương tăng 14,5%, bằng 44,7% kế hoạch; công nghiệp địa phương tăng 19,8% và bằng 49,6% kế hoạch; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,0% so với cùng kỳ và bằng 42,6% kế hoạch. 25/26 phân ngành có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất và phân phối điện, sản xuất các sản phẩm từ plastic, sản xuất giày dép; ngành khai thác đá, cát giảm 12,5% so với cùng kỳ. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2011 tăng 9,3% so với cùng kỳ.

* Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản:

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 46)