Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 33)

1.2.2.1. Đà Nẵng

Từ khi trở thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương (1997) đến nay, Thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nhất là công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng... gắn liền với việc giải quyết các vấn đề ASXH. Đời sống tinh thần và vật chất của đa số nhân dân được cải thiện không ngừng, diện mạo của Thành phố ngày càng khang trang. Ngày 10/8/2009 Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Hưởng ứng thực hiện chủ trương của Thường vụ Thành uỷ, ngày 15/9/2009 Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức lễ phát động “60 ngày hành động cao điểm vì người nghèo” năm 2009 nhằm tiếp tục huy động các nguồn lực từ cộng đồng để giúp đỡ những người nghèo khó. Bên cạnh đó, Thành phố còn tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, công trình quan trọng, đóng góp vào TTKT của Thành phố. Đẩy mạnh triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, chung cư cho người thu nhập thấp, kí túc xá sinh viên. Theo đó, vào đầu tháng 1 năm 2010, Thành phố đã khởi công xây dựng chung cư cho người thu nhập thấp tại các vị trí đã được phê duyệt.

Mặt khác, Thành phố đã giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH, đặc biệt là công tác giảm nghèo, tạo việc làm và giải quyết nhà ở xã hội, đặc biệt quan tâm đến đối tượng chính sách, địa bàn khó khăn. Khuyến khích sản xuất đầu tư để giải quyết việc làm và thu nhập. Tiếp tục phát triển văn hoá xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là những lĩnh vực Thành phố đang thiếu, nguồn nhân lực chất lượng cao. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao của các cấp

ngành và toàn thể nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng và hiệu quả các hoạt động phòng và khám chữa bệnh… Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… Chú trọng kiểm tra, giám sát để các chính sách ban hành áp dụng đúng đối tượng thụ hưởng. Tập trung cho thực hiện Chỉ thị 24- CT/TU, Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy về phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ hộ gia đình đặc biệt khó khăn, học sinh bỏ học, thiếu niên hư và vi phạm pháp luật, ngăn chặn tình trạng bạo hành gia đình... Tiếp tục huy động các nguồn lực, duy trì thực hiện các mục tiêu theo chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có” và Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Đẩy mạnh xã hội hoá để huy động tốt hơn các nguồn lực nhằm bảo đảm ASXH, XĐGN.

Đặc biệt, Đà Nẵng vừa có chính sách hỗ trợ người lao động học nghề từ năm 2010. Đây là chính sách hỗ trợ người lao động được ưu đãi nhất từ trước đến nay ở Đà Nẵng và so với các quy định hiện hành của Nhà nước. Theo đó, Đà Nẵng đã bổ sung nhiều đối tượng được hưởng hỗ trợ là hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cai nghiện ma túy, mại dâm đã và đang hòa nhập cộng đồng, diện bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa. Những người nghiện ma túy đang cai nghiện tập trung, thanh thiếu niên hư đang được giáo dưỡng, Thành phố cấp kinh phí trực tiếp cho các trung tâm đào tạo nghề cho họ. Cùng với đó, danh mục ngành nghề được mở rộng với 25 nghề phù hợp các ngành, nghề thị trường lao động đang cần. Có nhiều ngành nghề mới như sửa chữa điện thoại di động, xe gắn máy, vệ sĩ, trồng cây cảnh, chăm sóc người già...

Thành phố Đà Nẵng là một địa phương sớm hưởng ứng, triển khai các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư”, và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khởi xướng. Đó là sự đóng góp ngày lương của anh chị em công nhân, của mỗi một cán bộ công nhân viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công an nhân dân, của bà con nông dân, của các cháu thiếu nhi, nhất là sự hưởng ứng của các doanh nghiệp... Với sự đóng góp này cùng

với các nguồn hỗ trợ khác, Thành phố đã tập trung xây dựng mới và sửa chữa được 7.150 căn nhà Đại đoàn kết (trong đó xây dựng mới 4874 căn) giúp cho hộ nghèo có chỗ ở ổn định, nhiều hộ nghèo đã thực sự đổi đời nhờ sự cưu mang đùm bọc này. Đồng thời Quỹ “Vì người nghèo” đã góp phần giúp các cháu thiếu nhi bị tim bẩm sinh có thêm kinh phí để phẫu thuật, giành lại sự sống; giúp phụ nữ nghèo đơn thân có cơ hội vươn lên; giúp học sinh nghèo trong diện nguy cơ bỏ học có điều kiện đến trường...

1.2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Khi nhắc tới Thành phố Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ nhiều tới sự năng động trong hoạt động kinh tế, nhưng bên cạnh đó Thành phố cũng sớm nhận thức và tích cực tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều chính sách xã hội ngay trong quá trình thúc đẩy sự TTKT. Các chính sách xã hội được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức từ các chính sách, giải pháp, biện pháp kinh tế đến các cuộc vận động phong trào như: chương trình cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, vận động xây dựng các quỹ từ thiện chữa bệnh miễn phí đã có tác dụng đáng kể trong việc giảm khó khăn về chi phí chữa bệnh cho người nghèo. Chính sách ưu tiên dành vốn đầu tư cho địa bàn nông thôn để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội, Nhà nước đầu tư và vận động nhân dân cùng đóng góp trong việc chỉnh trang, nâng cấp từng khu dân cư, khu phố ở hầu hết các quận nội thành đã phần nào cải thiện điều kiện sống ở những khu dân cư nghèo. Chương trình vận động đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chương trình xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp đã và đang góp phần rất lớn về mặt thành quả xã hội của Thành phố. Trong hai thập niên qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã nâng cao được vị trí, vai trò của mình đối với nền kinh tế cả nước và TTKT cũng là tiền đề vật chất để Thành phố cải tạo đô thị cũ, xây dựng, mở rộng đô thị mới. Năm 2002, so với cả nước, GDP của Thành phố chiếm khoảng 1/5, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 30%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 40%, tổng đầu tư cho xã hội chiếm 35% và nguồn thu ngân sách chiếm 1/3 tổng nguồn thu ngân sách quốc gia. GDP bình quân dầu người đạt gần 1500USD, tăng gần 3 lần so với năm 1990. Điều đó giúp cho Thành phố tăng các khoản chi phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, các dịch vụ phục vụ dân sinh, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và văn

hoá của nhân dân. Chính quyền Thành phố luôn tiến hành đồng thời các chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong bài toán phát triển. Chương trình XĐGN đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong các nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố.

Từ đó có thể thấy, Thành phố đã có sự gắn kết các mục tiêu xã hội trong các chính sách, giải pháp và biện pháp kinh tế. Điểm nổi bật mà Thành phố đã thực hiện được là: XĐGN bằng con đường tạo việc làm cho người nghèo thông qua hai nhóm giải pháp chính là cấp tín dụng ưu đãi để hộ nghèo có điều kiện tự tổ chức việc làm cho mình, hỗ trợ người sản xuất nhỏ đầu tư mở rộng sản xuất thu hút lao động. Để hỗ trợ tạo việc làm, Thành phố đã sử dụng tổng hợp các loại quỹ như: quỹ XĐGN, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ của các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội. Các quỹ trên chủ yếu cấp tín dụng ưu đãi để người dân tự tổ chức sản xuất kinh doanh nhỏ, giải quyết việc làm cho gia đình, thí dụ, cho mỗi hộ vay 20 triệu đồng để nuôi bò sữa. Bằng con đường cấp tín dụng ưu đãi để tạo việc làm, từ năm 1998 đến năm 2002 bình quân mỗi năm đã giảm được 10.000 hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay, cuối năm 2002, toàn Thành phố chỉ còn 3% số hộ nghèo trong tổng số hơn một triệu hộ dân và cuối năm 2003 về cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay.

Bên cạnh đó, Thành phố thúc đẩy việc đào tạo nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát triển cơ hội kiếm việc làm thông qua chính sách miễn giảm học phí đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề. Để thực hiện chính sách đào tạo nghề, một giải pháp căn bản giúp người lao động có việc làm ổn định, Thành phố đã đầu tư và khuyến khích xã hội hoá các trung tâm dạy nghề. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có hơn 230 cơ sở đào tạo nghề, hàng năm đào tạo được 23.000 người lao động hệ dài hạn và 200.000 người lao động hệ ngắn hạn nhằm bổ sung đội ngũ lao động cho quá trình CNH. Hai nhóm giải pháp trên chính là sử dụng giải pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là giải pháp thúc đẩy TTKT hiệu quả. Cùng với các chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế như đã đề cập ở trên thì chính quyền Thành phố cũng đề ra những ưu tiên trong chính sách phát triển xã hội và

thực hiện các chương trình xã hội hoá các dịch vụ xã hội theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng chăm lo ASXH.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng (Trang 33)