Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 54)

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 1996–2000 cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt ở một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..., tỷ lệ này đạt đến 65-70%. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Trong nông-lâm-ngư nghiệp, đầu tư nước ngoài đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con, giống mới. Đầu tư nước ngoài đã kích thích lĩnh vực dịch vụ Việt Nam nâng cao chất lượng và phát triển nhanh

48

hơn, nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng…

Trên phương diện cơ cấu ngành, đầu tư của Nhật Bản trong những năm gần đây đã có sự tập trung hơn vào các ngành công nghiệp, phù hợp với những định hướng ưu tiên của Việt Nam. Tính tới cuối năm 2012, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 82% tổng dự án đầu tư của Nhật, trong đó riêng công nghiệp nặng chiếm tới 49%. Số dự án trong lĩnh vực dịch vụ là trên 13% và vào lĩnh vực nông lâm nghiệp là khoảng 5%. Theo cơ quan xúc tiến đầu tư thì các doanh nghiệp Nhật Bản cũng được xem là đối tác dẫn đầu trong việc đưa vốn vào lĩnh vực chế biến - chế tạo, vốn đang được Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Theo đó, trong tổng số hơn 1.700 dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay, có tới hơn 990 trường hợp thuộc lĩnh vực này, với tổng vốn ước khoảng 23,3 tỷ USD (tương đương hơn 81%). Nhờ có nguồn vốn đầu tư mạnh của Nhật Bản, cơ cấu ngành công nghiệp của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, nhất là trong lĩnh vực chế tạo, góp phần thay đổi bộ mặt nền công nghiệp nước nhà.

Trong các ngành kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản năm 2011, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với 4.325 triệu USD, bao gồm 3.011 triệu USD vốn đăng ký mới và 1.314 triệu USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện và điều hòa không khí đạt 1.572 triệu USD vốn đăng ký mới; ngành xây dựng đạt 390 triệu USD, bao gồm 329,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 60,7 triệu USD vốn tăng thêm. Với sự tăng cường mạnh vốn đầu tư của Nhật Bản vào các ngành trọng điểm như trên, một điều dễ nhận thấy là ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam cũng sẽ được phát triển, cả về kết quả giá trị sản xuất, lẫn phát triển về trình độ khoa học kĩ thuật và nguồn nhân lực. Cơ cấu ngành càng dần

49

chuyển sang lĩnh vực chế tạo. Cao hơn nữa, tỷ trọng các ngành công nghiệp trong tổng đóng góp vào tăng trưởng cũng ngày càng tăng.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010

1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)

Tổng số 3.592 8.872 33.903

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041

Dịch vụ 1.091 2.472 9.808

2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9

Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2

Dịch vụ 30,38 27,86 28,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010

Một trường hợp nghiên cứu để thấy rõ tác động hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành là tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Dự thảo quy hoạch “Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công bố năm 2011, trong thời kỳ 2001-2005, cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm còn khoảng 56,2% năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông

50

nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.

Trong những đóng góp cho sự thay đổi nhanh về cơ cấu kinh tế của tỉnh này, một phần lớn là nhờ các nhà đầu tư đầy tiềm năng của Nhật Bản. Tính riêng tới năm 2000, đã có gần 35 dự án đầu tư FDI từ Nhật Bản, trong số đó đa phần là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến. Và sau từ 5 tới 7 năm, hiệu quả của các dự án này rất rõ rệt, đưa diện mạo cơ cấu ngành của Vĩnh Phúc thay đổi căn bản từ nông nghiệp chủ yếu chuyển sang công nghiệp. Tính cho tới nay, hầu hết rải rác trên địa bản tỉnh đều có mặt các dự án đầu tư FDI từ Nhật Bản, với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp chế tạo sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và cả xuất nhập khẩu. Có thể kể ra đây một số doanh nghiệp sản xuất lớn như: Honda, Toyota, Yamaha, Canon, Nippon…đều là những doanh nghiêp có số vốn đầu tư lớn và dài hơi, đã bắt đầu công cuộc đầu tư tại Vĩnh Phúc từ những năm 90 của thập kỷ trước.

51

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 (%) Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, 2010

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)