Hoàn thiện hệ thống luật pháp và cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 74)

Trên cơ sở định hướng FDI mới, cần đổi mới đồng bộ về thể chế, luật pháp, công tác quy hoạch, quản lý nhà nước như xúc tiến đầu tư, thẩm định, cấp phép, hướng dẫn, triển khai dự án, theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất - kinh doanh, cải tiến phân cấp quản lý, thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin về FDI. Một số chuyên gia kiến nghị, xây dựng Luật Doanh nghiệp mới với những điều khoản đáp ứng đòi hỏi đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Nghị định của Chính phủ chỉ để hướng dẫn thi hành luật, không chứa đựng nội dung luật như hiện nay, tốt nhất là không có Thông tư của các bộ.

Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đó chính là cách xúc tiến đầu tư tốt nhất, vì chính các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên ngoài. Các cuộc vận động đầu tư cần hướng chủ yếu vào 500 công ty xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới đối với dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cập nhật thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Các bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật đủ chi tiết, gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính

68

quyền địa phương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia. Trên cơ sở đó, chuyển trọng tâm quản lý nhà nước đối với FDI sang hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp khi đưa dự án đầu tư vào hoạt động theo đúng quy định luật pháp.

Có thể triển khai nghiên cứu đề xuất điều chỉnh một số loại giá và dịch vụ công được quy định quá lâu, quá thấp so với chi phí và mặt bằng giá chung, nhằm tạo môi trường bình đẳng thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác, đồng thời tạo nguồn vốn để tái đầu tư phát triển các dịch vụ công do Nhà nước quản lý.

Giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công; thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào các dự án không hoặc khó có khả năng hoàn vốn, dành các dự án hoàn vốn để thu hút khu vực tư nhân. Trên tinh thần đó, vốn nhà nước chỉ tập trung: đối ứng cho các dự án tư nhân (ví dụ như thực hiện giải phóng mặt bằng) hoặc tham gia phương án tài chính theo hình thức BOT, PPP hoặc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa. Với xu hướng mở rộng, phát triển và giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sản xuất, việc tìm kiếm các địa điểm đầu tư sản xuất mới là nhu cầu tất yếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (SME). Cùng với đó là những chương trình khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của chính phủ Nhật Bản đã và đang tạo nên một xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp SME Nhật Bản. Các doanh nghiệp này thực sự đem lại cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các quốc gia đón nhận đầu tư, trong đó có Việt Nam. Việc thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất SME Nhật Bản vào Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp của hai nước. Do vậy, Chính phủ (trung ương & địa

69

phương), các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp hai nước đều quan tâm tới xu hướng này.

Tuy đánh giá rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất băn khoăn về chuyện ổn định kinh tế vĩ mô, tính nhất quán của chính sách của Việt Nam. Có thể lấy những thay đổi trong chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô làm ví dụ điển hình. Những chính sách này cũng khiến nhà đầu tư phân vân. Chúng ta nói rất nhiều về vấn đề này, nhưng thực tế, giải pháp cụ thể lại chưa có. Vì vậy, điều quan trọng là, chính sách phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán. Tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Cần nâng cấp một số khuôn khổ thể chế hợp tác song phương hiện hành giữa hai nước lên cấp độ hiệp định riêng trong một số lĩnh vực đặc biệt có thể kỳ vọng những bước đột phá về quan hệ đối tác đầu tư chiến lược như hợp tác phát triển điện hạt nhân, xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, phát triển công nghiệp phụ trợ…Ví dụ, cần khẩn trương ký kết hiệp định song phương về hợp tác phát triển hạt nhân dân sự giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong bối cảnh thế giới hợp sức chống lại tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, để phát triển bền vững, Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, chắc chắn để thu hút dòng FDI gắn với các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh vượt trội, đồng thời kiên quyết ngăn chặn sự xâm nhập của các công nghệ cũ,

70

độc hại, khai thác tài nguyên không hiệu quả, gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường. Hai bên cần thảo luận về triển vọng thành lập một cơ chế chung theo kiểu một Ủy ban hay Hội đồng tư vấn có thẩm quyền giúp hai Chính phủ giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành quan hệ đối tác đầu tư chiến lược.

Trong thời gian qua, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản có những lo ngại nhất định về môi trường đầu tư ở Việt Nam liên quan đến những rào cản về đầu tư (ví dụ, về các hạn chế đối với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có điều kiện, về mức trần góp vốn 20% đối với các đối tác chiến lược nước ngoài trong các tập đoàn, ngân hàng nhà nước, hạn chế về giao dịch ngoại tệ, chuyển tiền...), về các bất ổn kinh tế vĩ mô (như nguy cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai, tình hình nợ công…), thủ tục hành chính, thực thi luật pháp, thuế, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nhân lực được đào tạo… Theo kết quả khảo sát của JETRO tháng 3/2010, 67,2% các công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam than phiền về thủ tục hành chính phiền hà, 66,4% - về hạ tầng yếu kém, 49,6% - về chính sách không rõ ràng. Do đó, việc cải cách hành chính và thể chế là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 74)