Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản tuy mang lại rất nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó không phải là không có những tác động tiêu cực nhất định. Đó có thể là tác động về
58
mặt môi trường, hoặc xã hội, hoặc con người. Hoạt động sản xuất, đặc biệt là công nghiệp nặng, nhất định ít nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên xung quanh. Ngoài ra, việc du nhập những văn hóa từ nước đầu tư cũng không nằm ngoài ngoại lệ, có thể làm ảnh hưởng tới văn hóa của nước sở tại. Ở đây, nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, tác giả nhận thấy không có nhiều những minh chứng cho thấy đầu tư của Nhật Bản tác động xấu tới Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có không có nghĩa là trong tương lai không thể xảy ra. Có thể nêu vài ví dụ như việc du nhập văn hóa giới trẻ của Nhật Bản như về thời trang, âm nhạc, cũng một phần làm ảnh hưởng tới “gu” của giới trẻ Việt Nam. Đấy là còn chưa kể tới những tác động lâu dài về mặt tri thức, suy nghĩ và tâm hồn của giới trẻ. Không dễ gì để lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, và ngược lại những ảnh hưởng xấu mang tính hấp dẫn bề ngoài lại rất dễ du nhập.
Bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng có quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào là các nguyên nhiên liệu, kỹ thuật, máy móc; và đầu ra chính là sản phẩm và các loại chất thải. Hoạt động đầu tư trực tiếp vào khu vực chế tạo, chế xuất chiếm tỷ lệ lớn, do đó việc mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi năm có một lượng lớn chất thải công nghiệp đưa ra ngoài môi trường là điều hết sức dễ hiểu. Ở vai trò một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam vừa được hưởng lợi trong quá trình sản xuất, nhưng đồng thời môi trường thiên nhiên quốc gia cũng ít nhiều chịu tác động xấu của hoạt động sản xuất công nghiệp. Với con số các nhà đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản lớn như vậy, với một số lượng lớn các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất đặt rải rác trên cả nước và tập trung ở một số khu vực, chắc chắn việc kiểm soát những ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên xung quanh là điều không dễ dàng. Tất nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng đa số các doanh nghiệp Nhật Bản với trình độ khoa học kỹ
59
thuật cao và quy trình chuẩn khép kín cũng hạn chế ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của Việt Nam.
Một tác động khác không rõ rệt nhưng phần nào cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của riêng các tỉnh thành trên cả nước. Đó là việc hiện nay vốn đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào một số tỉnh, vùng nhất định. Điều đó vô hình chung dẫn tới sự phân hóa các vùng phát triển khác nhau. Ví dụ, ở khu vực phía Bắc, một số tỉnh được Nhật Bản đưa vốn đầu tư nhiều như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam...rõ ràng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn các vùng, tỉnh khác. Bản thân người lao động ở khu vực này sẽ có điều kiện được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tiền lương ổn định, chế độ hài hòa, đãi ngộ tốt do phong cách quản lý cũng như những quy định chuyên nghiệp của doanh nghiệp Nhật Bản mang lại.
Bên cạnh phân hóa vùng miền, việc các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng xây dựng các nhà máy lớn, chuyên biệt, lao động phải tập trung...cũng có những tác động xã hội khác có thể xảy ra. Đơn cử như tại khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội), nơi có nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản. Hầu hết các công nhân làm việc tại đây đều ở trọ ở khu vực dân cư trong phạm vi gần, xung quanh khu công nghiệp để tiện lợi trong sinh hoạt và làm việc. Nhưng khi phần lớn các công nhân trẻ sống tại đây, họ đều có cuộc sống sinh hoạt sau giờ làm việc khá đơn điệu: đi làm về, nấu cơm rồi đi ngủ. Có rất ít, thậm chí rất hiếm các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chung. Bản thân người công nhân cũng không có điều kiện về mặt tài chính, không có điều kiện đi lại (vì khu vực này xa trung tâm thành phố). Vô hình chung, khi cuộc sống tinh thần sau giờ làm việc đơn điệu như vậy, họ rất dễ sa vào các hoạt động như đàn đúm tụ tập, cờ bạc, hút chính...và có thể dễ dàng gặp những vấn đề xã hội.
60
Ngoài ra, còn một vấn đề đang nổi lên hiện nay, đó là hoạt động FDI trong sáu tháng đầu 2012 được dư luận quan tâm nhất là vấn đề chuyển giá. Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ 2005 đến 2009 đã cho kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng, trong đó 43 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, đã xử phạt 37 doanh nghiệp truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng.
Có hai phương thức chuyển giá phổ biến là: Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hay thành phẩm; và Chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình. Với việc chuyển giá thông qua bán nguyên vật liệu, các trụ sở của công ty xuyên quốc gia tại các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sẽ mua vào các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm với giá cao và bán ra cho các công ty thành viên với giá thấp nhằm tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá mua vào và giá bán ra cho các thành viên trong công ty xuyên quốc gia bị áp đặt nhằm tối thiểu hóa thu nhập phải nộp thuế. Còn với việc chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình, các công ty xuyên quốc gia chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình như định giá thật cao các tài sản cố định chuyển giao cho các công ty thành viên tại các quốc gia có thuế suất cao. Giá chuyển giao được xác định cao hơn nhiều lần so với giá trị thật của tài sản đó. Thông qua hoạt động chuyển giao tài sản này thì các công ty xuyên quốc gia đã chuyển một phần thu nhập ra nước ngoài. Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn có thể chuyển giá thông qua việc mua các tài sản cố định vô hình với giá thật cao hay chi trả các chi phí bản quyền, các chi phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Một ví dụ minh chứng, trong ngành sản xuất xe ô tô, đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm
61
phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. Điều đó có nghĩa là, công ty Mitsubishi Motor Corporation đã định giá bản quyền chuyển giao công nghệ lên một con số rất lớn, nhằm mục đích tối thiểu hóa số thuế thu nhập phải nộp. Như vậy, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ có những tác động tiêu cực nhất định tới kinh tế Việt Nam thông qua hoạt động chuyển giá và cũng cần phải được xem xét và kiểm tra thường xuyên, tránh việc có những hậu quả không mong muốn trong tương lai đối với cả nền kinh tế.
Cũng cần nói thêm rằng, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản có nhiều tác động mang tính tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, tác động nào cũng có tính hai mặt của nó. Ví dụ, bên cạnh vấn đề tạo việc làm cho người lao động thì cũng đồng thời gián tiếp có thể gây ra các tác động về mặt xã hội, đời sống người lao động như đã trình bày ở trên. Hay như một mặt khác, thu hút lao động lành nghề, trình độ cao cũng tương đương với chừng ấy số người lao động lành nghề thiếu hụt trong đội ngũ các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Về mặt chuyển giao công nghệ, bên cạnh đóng góp cho sự phát triển nói chung, cũng phần nào đó gây sự thiếu sáng tạo cho người lao động, dựa vào công nghệ có sẵn để làm việc một cách thụ động, kém hiệu quả... Tựu chung lại, tính hai mặt của vấn đề vẫn là bài toán khó để Việt Nam thích ứng trong việc sử dụng và điều chỉnh nguồn vốn nước ngoài này.
62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NGUỒN VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 3.1. Chủ trƣơng của Nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Việt Nam không chỉ được nhiều nhà đầu tư nhận định là có ưu thế về ổn định chính trị, an ninh xã hội, mà trước tình hình thiên tai, như động đất và sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt kéo dài nhiều tháng ở Thái Lan, Việt Nam cũng đã được nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn là địa điểm đầu tư thích hợp để bảo đảm hoạt động sản xuất và kinh doanh lâu dài.
Trước hết, chủ trương của Nhà nước ta trong thời gian tới về kinh tế là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp
63
cả về ngành kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng. Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới.
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ Việt Nam đã xác định như trên, thì nguồn hỗ trợ mà kinh tế Việt Nam cần để bổ khuyết cho các phần thiếu hụt vẫn khá lớn. Tuy nhiên, năm 2013 là năm thứ ba Việt Nam có tên trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Có nghĩa là, các khoản
64
ODA sẽ giảm đi, thế chân vào đó những khoản vay sòng phẳng hơn, các điều kiện ràng buộc phù hợp với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, và nhất là nguồn vốn FDI. Và điều Việt Nam cần lúc này không dừng lại ở các nguồn vốn hỗ trợ, mà quan trọng hơn là sự tư vấn, đối thoại chính sách từ các đối tác phát triển, những quốc gia đi trước trong phát triển kinh tế thị trường…
Tuy nhiên cũng như hoạt động thương mại, so với các nước châu Á khác, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với khả năng và nhu cầu của cả hai bên. Ngoài ra, đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam hiện đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Chính vì thế, để đẩy mạnh hơn nữa dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, đòi hỏi cả hai bên đều phải nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, ách tắc còn tồn đọng trong cơ chế, chính sách hợp tác đầu tư. Vấn đề này đã được đề cập ở Chương trình nghị sự của Chính phủ hai nước trong chuyến đi thăm và làm việc tại Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải vào tháng 4/2003. Với sự kiện đã diễn ra vào ngày 7 tháng 4 năm 2003 là đã cùng Thủ tướng Nhật Bản J.Koizumi quyết định cùng thống nhất và quyết tâm thưc hiện một Chương trình hành động mang tên: "Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam", gọi tắt là "Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam". Tiếp theo đó, ngày 14/11/2003, tại Tokyo, đại diện của chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Với sự kiện quan trọng này, từ đó đã mở ra triển vọng to lớn cho hợp tác đầu tư Nhật Bản - Việt Nam.
Năm 2013, chúng ta tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đã thông qua tại Quốc hội như phấn đấu GDP tăng 5,5%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%, kim ngạch nhập khẩu tăng 8%, bội chi ngân sách không quá 4,8% GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI khoảng 8%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
65
hội khoảng 3% GDP, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không quá 4%.
Về phía Nhật Bản, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki đã đưa ra con số 2,6 tỷ USD mà Chính phủ nước này cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2013, tương đương mức của năm 2012. Nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam, Nhật Bản đánh giá cao chính sách ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội vĩ mô một cách vững chắc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cụ thể về tái cấu trúc kinh tế trong những năm tiếp theo. Trong đó, vấn đề cấp bách nhất là xây dựng hệ