Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 83)

Các khu công nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa có các giải pháp hợp lý về cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ tiện í ch để có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp quốc tế nói chung và các doanh nghiê ̣p

77

Nhật Bản nói riêng . Có nhiều lĩnh vực chúng ta có thể tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản, như công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, có một số công ty Nhật Bản muốn phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Họ cũng rất quan tâm đến phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị phù hợp với môi trường sinh thái, cả đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng… Có thể nói, hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đều quan tâm và mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Vấn đề là, Việt Nam phải có một môi trường đầu tư ổn định để họ có thể dừng chân tại đây.

Hiện nay, công nghiệp của Việt Nam phần lớn đang là những ngành công nghiệp gia công như dệt may, giày dép… và lắp ráp như ôtô, xe máy, thiết bị điện và điện tử… Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu đang thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng điểm như ôtô là 20-30%, da giày, dệt may là trên 10%.... Điều này dẫn đến hệ quả là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém… Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển”. Cần khắc phục các điểm còn tồn tại hiện nay như ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phụ thuộc nguyên liệu sản xuất vào nhập khẩu, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và một số thủ tục hành chính còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các ngành có tiềm năng xuất khẩu cũng như có chỗ đứng khi mức sống của người dân tăng lên như hóa dầu, chế biến nông sản xuất khẩu, kinh tế biển, công nghệ thông tin, ôtô… Và để phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần một lộ trình và cần phát triển bốn yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.

78

Theo dẫn giải của các chuyên gia Nhật Bản, nhiều thương hiệu lớn của Nhật Bản trên thế giới như Panasonic, Honda cũng bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình nhờ việc phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ như bóng điện xoay, động cơ của xe đạp điện… Ông Sugiyama Hideji khẳng định: "Gọi là công nghiệp phụ trợ nhưng những ngành này không "phụ" chút nào mà nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghiệp". Lấy ví dụ như để sản xuất và lắp ráp một chiếc ôtô cần hàng nghìn bộ phận và linh kiện. Sản xuất ốc vít cho ôtô – mới nghe tưởng như một khâu rất nhỏ. Tuy nhiên, đó lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng, bởi đây là một bộ phận không thể thiếu để sản xuất một chiếc ôtô hoàn chỉnh. Với hàng trăm con ốc vít cho 1 chiếc ôtô – không ai có thể phủ nhận rằng đây là một ngành mang lại lợi nhuận và có thể chú trọng đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, việc tăng nhu cầu nội địa là một trong những việc quan trọng nhất nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thu được lợi nhuận cao nhất cũng như xây dựng được một thị trường nội địa phát triển thì cần quan tâm đến hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối có thể cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về linh kiện cho những doanh nghiệp có nhu cầu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Nắm bắt được nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, nhưng việc áp dụng thực tế vào từng tỉnh thành không phải là chuyện dễ dàng. Một số tỉnh cũng đã khá nhanh nhạy trong vấn đề này. Theo bà Trần Thị Hường, Giám Đốc Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Trưởng đoàn Xúc tiến Đầu tư tại Nhật Bản tháng 4/2012: “Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ trong sự phát triển của ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang tiến hành xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu về cơ khí chế

79

tạo gắn với các dịch vụ hoàn chỉnh về mặt bằng sản xuất, các dịch vụ và tiện ích xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư biết tiếng Nhật để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vào đầu tư tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.

Cũng theo ông Takanori Yamashita, Tổng giám đốc Fujitsu, một công ty tập trung vào 2 ngành chính: lắp ráp linh kiện cho điện thoại di động, máy tính, ti vi…và sản xuất đế bảng mạch in hoàn toàn xuất khẩu thì với tỉnh Đồng Nai, có hai điều mà ông đánh giá rất cao ở môi trường kinh doanh tại đây, chính là “đội ngũ nhân viên sáng tạo, lao động lành nghề và sự hỗ trợ rất tốt từ phía chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Đồng Nai nên tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, bởi dù rất muốn nội địa hóa một số khâu trong quy trình sản xuất, công ty vẫn chưa tìm được đối tác cung ứng nguyên vật liệu trong nước, do đó 100% vẫn phải nhập từ nước ngoài. Cho đến giờ, đây vẫn là một điều khó khăn cho cả hai bên.”

Một trong những vấn đề then chốt hiện nay đòi hỏi sự phối hợp sâu về chính sách – đó là chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ ngăn cản công nghiệp Việt Nam đạt giá trị gia tăng cao, tỷ lệ nội địa hóa lớn, nhanh chóng hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, mà còn đóng góp lớn vào thâm hụt cán cân thương mại mang tính cơ cấu của Việt Nam do phải nhập khẩu một tỷ lệ lớn các linh kiện và bán thành phẩm. Do đó, phát triển công nghiệp phụ trợ là khâu then chốt tạo điều kiện cho Việt Nam leo lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Khoảng trống lớn về công nghiệp phụ trợ là điểm yếu khiến nền công nghiệp Việt Nam có mức độ dễ bị tổn thương cao trước làn sóng hàng hóa giá rẻ ồ ạt đổ vào từ Trung Quốc, khó nâng cấp và làm chủ về công nghệ do các công nghệ cũ giá rẻ tràn vào, cũng như khó khăn trong việc phát triển các thương hiệu nội địa, ví dụ điển hình là

80

lĩnh vực lắp ráp xe máy ở Việt Nam. Khoảng trống này cần được nhanh chóng “lấp đầy” thông qua các quan hệ đầu tư chiến lược với các nước có thế mạnh như Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 83)