Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn
54
thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy… Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Từ những doanh nghiệp sản xuất có vốn FDI từ Nhật Bản, công nghệ kĩ thuật được đưa vào và người lao động được đào tạo, học tập nâng cao kiến thức, trình độ. Bởi hầu hết các công ty lớn liên doanh với Nhật Bản đều có những khóa đào tạo kiến thức và kỹ thuật trong công việc cho người lao động. Không chỉ đào tạo ban đầu, mà còn đào tạo nâng cao trình độ nhiều lần trong suốt thời gian người lao động tham gia đóng góp và công tác tại doanh nghiệp. Sau đó những người lao động này sẽ tỏa đi khắp các tỉnh thành trên cả nước, và áp dụng những điều đã học được trong thực tế cuộc sống và công việc mai sau. Từ đó, trình độ kĩ thuật chung của cả nước cũng sẽ được nâng cao dần lên.
Phát triển nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ của Nhật Bản vào sản xuất cũng là động lực tác động phát triển kinh tế - xã hội bởi Nhật Bản là đất nước là quốc gia có nhiều điều rất đáng để Việt Nam học tập, giúp trình độ văn hóa ngày càng nâng cao, chất lượng sống người dân ngày càng nâng lên. Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo và đặc biệt là sức mạnh nguồn nhân lực đang được tăng cường đào tạo với sự hỗ trợ của Nhật Bản sẽ là tiền đề để đưa hàm lượng chất xám ngày càng cao vào sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, điều đó sẽ tạo những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tiến lên một bước mới, mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
55
2.2.5. Đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc và các cân đối vĩ mô
Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả Nhật Bản, vào ngân sách ngày càng tăng. Trong 5 năm (2001-2005), thu ngân sách trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Trong đó, đóng góp của riêng Nhật Bản cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, khoảng 620 triệu USD. Ngoài ra đầu tư FDI từ Nhật Bản cũng tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua tiền thuê đất, tiền mua máy móc, nguyên vật liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
Trong tổng vốn đầu tư xã hội của sáu tháng đầu 2012 là 431,7 nghìn tỷ đồng thì vốn đầu tư nước ngoài là 110 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,5%, riêng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản chiếm gần 5%. Đó là tỷ lệ tương đối hợp lý, bởi vì mặc dù nguồn lực trong nước đã gia tăng đáng kể từ đầu thế kỷ XXI, nhưng nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn để đáp ứng yêu cầu xây dựng hạ tầng kỷ thuật và xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng hiện đại, nên cùng với việc khai thác tối đa nguồn vốn đang còn khá dồi dào trong dân cư thì cần coi trọng thu hút và nâng cấp vốn nước ngoài bao gồm ODA, đầu tư gián tiếp và nhất là FDI.
2.2.6. Tiếp cận và mở rộng thị trƣờng và quan hệ đối ngoại
Dưới tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản, Việt Nam có thể tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài trong đó có
56
Nhật Bản tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007.
Bảng 2.5: Giá trị xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản và 3 nƣớc Đông Dƣơng (tính đến tháng 11/2012)
Đơn vị: Đô la Mỹ
Nước
Năm 2012
Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng
Việt Nam 9,791,148 13,951,317 -4,160,169
Lào 123,487 116,402 7,085
Campuchia 214,356 375,720 -161,364
Nguồn: JETRO 2012
Theo số liệu thống kê của JETRO, Việt Nam đứng đầu trong 3 nước bao gồm cả Lào và Campuchia về tỷ trọng xuất nhập khẩu với đối tác Nhật Bản. Trong đó, năm 2012, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa với giá trị ước tính gần 14 triệu đô la Mỹ, gấp nhiều lần so với hai nước láng giềng. Điều đó đủ chứng tỏ sự mở rộng thị trường của Việt Nam với đối tác Nhật Bản sau những mối liên kết làm ăn và đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam.
Công ty Honda phát triển việc sản xuất từ đáp ứng nhu cầu nội địa tới việc mở rộng ra xuất khẩu sang một số nước khác như Ý, Nhật Bản, Lào và Campuchia. Từ đó, mặt hàng xe máy do Honda Việt Nam sản xuất có thể tiếp cận với thị trường thế giới dễ dàng hơn. Và ngoài ra còn rất nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản khác đầu tư vào Việt Nam và sản phẩm của họ đều xuất
57
khẩu ra nước ngoài, thậm chí toàn bộ sản phẩm sản xuất ra chỉ tập trung dành cho thị trường xuất khẩu.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đã có đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia xuất khẩu chiếm 76%, cao hơn so với thời gian những năm 90 của thập kỷ trước. Tính riêng các doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm của mình có tới 50%, chủ yếu là hàng dệt may, đồ điện, điện tử, máy móc chính xác...Tính chung mức xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm 32% tổng mức xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung cũng góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của Việt Nam: đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Riêng với Nhật Bản, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại với rất nhiều các hoạt động ngoại giao quốc tế, ký kết nhiều hiệp định như “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản” (2008), "Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam"... Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư Nhật Bản, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.
2.2.7. Một số tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản tuy mang lại rất nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó không phải là không có những tác động tiêu cực nhất định. Đó có thể là tác động về
58
mặt môi trường, hoặc xã hội, hoặc con người. Hoạt động sản xuất, đặc biệt là công nghiệp nặng, nhất định ít nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên xung quanh. Ngoài ra, việc du nhập những văn hóa từ nước đầu tư cũng không nằm ngoài ngoại lệ, có thể làm ảnh hưởng tới văn hóa của nước sở tại. Ở đây, nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, tác giả nhận thấy không có nhiều những minh chứng cho thấy đầu tư của Nhật Bản tác động xấu tới Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có không có nghĩa là trong tương lai không thể xảy ra. Có thể nêu vài ví dụ như việc du nhập văn hóa giới trẻ của Nhật Bản như về thời trang, âm nhạc, cũng một phần làm ảnh hưởng tới “gu” của giới trẻ Việt Nam. Đấy là còn chưa kể tới những tác động lâu dài về mặt tri thức, suy nghĩ và tâm hồn của giới trẻ. Không dễ gì để lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, và ngược lại những ảnh hưởng xấu mang tính hấp dẫn bề ngoài lại rất dễ du nhập.
Bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng có quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào là các nguyên nhiên liệu, kỹ thuật, máy móc; và đầu ra chính là sản phẩm và các loại chất thải. Hoạt động đầu tư trực tiếp vào khu vực chế tạo, chế xuất chiếm tỷ lệ lớn, do đó việc mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi năm có một lượng lớn chất thải công nghiệp đưa ra ngoài môi trường là điều hết sức dễ hiểu. Ở vai trò một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam vừa được hưởng lợi trong quá trình sản xuất, nhưng đồng thời môi trường thiên nhiên quốc gia cũng ít nhiều chịu tác động xấu của hoạt động sản xuất công nghiệp. Với con số các nhà đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản lớn như vậy, với một số lượng lớn các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất đặt rải rác trên cả nước và tập trung ở một số khu vực, chắc chắn việc kiểm soát những ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên xung quanh là điều không dễ dàng. Tất nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng đa số các doanh nghiệp Nhật Bản với trình độ khoa học kỹ
59
thuật cao và quy trình chuẩn khép kín cũng hạn chế ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của Việt Nam.
Một tác động khác không rõ rệt nhưng phần nào cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của riêng các tỉnh thành trên cả nước. Đó là việc hiện nay vốn đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào một số tỉnh, vùng nhất định. Điều đó vô hình chung dẫn tới sự phân hóa các vùng phát triển khác nhau. Ví dụ, ở khu vực phía Bắc, một số tỉnh được Nhật Bản đưa vốn đầu tư nhiều như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam...rõ ràng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn các vùng, tỉnh khác. Bản thân người lao động ở khu vực này sẽ có điều kiện được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tiền lương ổn định, chế độ hài hòa, đãi ngộ tốt do phong cách quản lý cũng như những quy định chuyên nghiệp của doanh nghiệp Nhật Bản mang lại.
Bên cạnh phân hóa vùng miền, việc các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng xây dựng các nhà máy lớn, chuyên biệt, lao động phải tập trung...cũng có những tác động xã hội khác có thể xảy ra. Đơn cử như tại khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội), nơi có nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản. Hầu hết các công nhân làm việc tại đây đều ở trọ ở khu vực dân cư trong phạm vi gần, xung quanh khu công nghiệp để tiện lợi trong sinh hoạt và làm việc. Nhưng khi phần lớn các công nhân trẻ sống tại đây, họ đều có cuộc sống sinh hoạt sau giờ làm việc khá đơn điệu: đi làm về, nấu cơm rồi đi ngủ. Có rất ít, thậm chí rất hiếm các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chung. Bản thân người công nhân cũng không có điều kiện về mặt tài chính, không có điều kiện đi lại (vì khu vực này xa trung tâm thành phố). Vô hình chung, khi cuộc sống tinh thần sau giờ làm việc đơn điệu như vậy, họ rất dễ sa vào các hoạt động như đàn đúm tụ tập, cờ bạc, hút chính...và có thể dễ dàng gặp những vấn đề xã hội.
60
Ngoài ra, còn một vấn đề đang nổi lên hiện nay, đó là hoạt động FDI trong sáu tháng đầu 2012 được dư luận quan tâm nhất là vấn đề chuyển giá. Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ 2005 đến 2009 đã cho kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng, trong đó 43 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, đã xử phạt 37 doanh nghiệp truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng.
Có hai phương thức chuyển giá phổ biến là: Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hay thành phẩm; và Chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình. Với việc chuyển giá thông qua bán nguyên vật liệu, các trụ sở của công ty xuyên quốc gia tại các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sẽ mua vào các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm với giá cao và bán ra cho các công ty thành viên với giá thấp nhằm tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá mua vào và giá bán ra cho các thành viên trong công ty xuyên quốc gia bị áp đặt nhằm tối thiểu hóa thu nhập phải nộp thuế. Còn với việc chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình, các công ty xuyên quốc gia chuyển giá thông qua tài sản cố định hữu hình như định giá thật cao các tài sản cố định chuyển giao cho các công ty thành viên tại các quốc gia có thuế suất cao. Giá chuyển giao được xác định cao hơn nhiều lần so với giá trị thật của tài sản đó. Thông qua hoạt động chuyển giao tài sản này thì các công ty xuyên quốc gia đã chuyển một phần thu nhập ra nước ngoài. Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn có thể chuyển giá thông qua việc mua các tài sản cố định vô hình với giá thật cao hay chi trả các chi phí bản quyền, các chi phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Một ví dụ minh chứng, trong ngành sản xuất xe ô tô, đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm
61
phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. Điều đó có nghĩa là, công ty Mitsubishi Motor Corporation đã định giá bản quyền chuyển giao công nghệ lên một con số rất lớn, nhằm mục đích tối thiểu hóa số thuế thu nhập phải nộp. Như vậy, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ có những tác động tiêu cực nhất định tới kinh tế Việt Nam thông qua hoạt động chuyển giá và cũng cần phải được xem xét và kiểm tra thường xuyên, tránh việc có những hậu quả không mong muốn trong tương lai đối với cả nền kinh tế.
Cũng cần nói thêm rằng, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản có nhiều tác động mang tính tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, tác động nào cũng có tính hai mặt của nó. Ví dụ, bên cạnh vấn đề tạo việc làm cho người lao động thì cũng đồng thời gián tiếp có thể gây ra các tác động về mặt xã hội, đời sống người lao động như đã trình bày ở trên. Hay như một mặt khác, thu hút lao động lành nghề, trình độ cao cũng tương đương với chừng