Cột mốc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 cũng đánh dấu một bước chuyển mới trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. Xác nhận về hiện trạng cũng như số lượng nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang hoạt động ở Việt Nam, ông Sotaro Nishikaqua, Giám đốc văn phòng JETRO tại Hà Nội khẳng định: “Nếu như năm 2007 - năm được coi là "đỉnh cao" của đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam, thì đến năm 2010, con số này đã vượt kỷ lục với 272 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD”.
Cũng theo JETRO, lượng dự án của doanh nghiệp nước này được cấp phép tại Việt Nam tăng liên tục từ 77 (2009) lên 208 (2011). Kể từ 2010, giá trị FDI hằng năm được đưa từ Nhật Bản vào Việt Nam hầu như đều đạt trên 1,85 tỷ USD, trong khi suốt giai đoạn 1992 - 2009 (ngoại trừ 2008), con số này thường xuyên ở dưới mốc 500 triệu USD. So sánh với 2 thị trường được đánh giá là tiềm năng khác trong khu vực là Thái Lan và Indonesia, Việt Nam đang chiếm ưu thế về thu hút đầu tư từ Nhật: Cùng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 - 2011, nhưng khi kinh tế khó khăn, tốc độ sụt giảm số dự án đầu tư của Việt Nam chậm hơn nhiều so với 2 nước còn lại. Trong khi đó, giá trị vốn thu hút vẫn giữ được đà tăng để từ vị trí thứ 3 năm 2009, Việt Nam hiện là nước thu hút nhiều FDI nhất từ Nhật Bản trong số 3 nước.
31
Nguồn: JETRO 2012
Theo số liệu thống kê của JETRO trong biểu đồ 2.1 trên, có thể thấy dòng vốn FDI của Nhật Bản từ năm 2007 tới 2012 có sự không đồng đều nhất định. Theo từng năm, đều có sự gia tăng dần nhưng không đều mà suy giảm trong năm 2009, do một phần ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế Nhật Bản và tình hình chung của thế giới. Nhưng nói chung, cho tới nay, nguồn vốn đầu tư này càng ngày càng tăng với con số lớn, tính riêng 9 tháng đầu năm 2012, dòng vốn đổ vào là khoảng 2.104 triệu đô la Mỹ.
Trong 3 tháng đầu năm 2012, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm 2012, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản chiếm quá nửa tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đáng lưu ý, trong khi thành phố Hồ Chí Minh có vẻ chậm chân, thì các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại nằm trong top đầu các địa phương thu hút vốn FDI từ Nhật Bản. Đơn cử, trong số 1,58 tỷ USD vốn FDI đổ vào tỉnh
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500
2007 2008 2009 2010 2011 Ja n-Ma r Apr-Jun Jul-Sep Ja n-Sep 2012 2012 475 1,098 563 748 1,859 1,102 682 319 2,104
Biểu đồ 2.1: Vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
32
Bình Dương trong 4 tháng đầu năm, thì riêng Dự án Thành phố Tokyu của nhà đầu tư Nhật Bản đã chiếm đến 1,2 tỷ USD, vượt cả mục tiêu thu hút 1 tỷ USD vốn FDI của tỉnh trong năm 2012. Ngoài ra, 2 dự án khác của Nhật Bản cũng chiếm phần lớn lượng vốn còn lại, gồm Công ty Sun Steel đầu tư 132 triệu USD làm dây chuyền sản xuất tôn kẽm mạ màu thứ hai; Công ty Showa Gloves chuyên sản xuất găng tay cũng đăng ký tăng vốn thêm 100 triệu USD. Tương tự, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, 4 tháng đầu năm, địa phương này thu hút được 775 triệu USD (bao gồm đăng ký mới 530 triệu USD, còn lại là tăng vốn). Trong số này, Dự án nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng của Tập đoàn Lixil (Nhật Bản) có vốn đăng ký 441 triệu USD, chiếm phần lớn trong lượng vốn FDI đăng ký mới của tỉnh. Đây mới chỉ là bước khởi đầu, sau khi tiếp nhận đăng ký, việc tạo điều kiện để các dự án triển khai và giải ngân đúng tiến độ đòi hỏi nhiều nỗ lực. Trong đó, tỉnh sẽ chú trọng tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản, nghiên cứu và đầu tư đón đầu. Điều quan trọng hơn, việc Lixil khởi công xây dựng nhà máy trên chỉ sau hơn nửa năm được cấp chứng nhận đầu tư lại một lần nữa khẳng định tính khả thi và hiệu quả của dòng vốn FDI từ Nhật Bản. Tại tỉnh Bình Dương, tiếp thu thành quả từ việc thu hút nhà đầu tư Singapo, tỉnh này đã lên kế hoạch nhằm tạo thuận lợi tối đa để Tokyu có thể triển khai dự án khu đô thị trị giá 1,2 tỷ USD, với kỳ vọng Tokyu sẽ là “nam châm” giúp Bình Dương thu hút thêm nhiều tên tuổi lớn từ Nhật Bản. Với vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng được kỳ vọng là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.
Sáu tháng đầu 2012, nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại với GDP chỉ tăng 4,38%, thấp hơn 1,25% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào tình trạng
33
đình trệ, trong khi phần lớn doanh nghiệp FDI vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh, một bộ phận còn mở rộng quy mô, nổi bật là tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn FDI thực hiện vẫn tăng tuy không nhiều, nhưng vốn FDI đăng ký giảm sút so với cùng kỳ 2011. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ 1/1 đến ngày 20/6/2012 vốn đăng ký của 452 dự án FDI mới được cấp phép là 4.762,1 triệu USD, vốn tăng thêm của 12 dự án FDI đang hoạt động là 1.621,9 triệu USD, tổng cộng là 6.384 triệu USD, bằng 72,3% cùng kỳ 2011. Trong tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm thì công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.021 triệu USD chiếm gần 70%. Dẫn đầu là Bình Dương với số vốn đăng ký là 1.437,2 triệu USD chiếm 30,2%, tiếp đó là Hải Phòng 875,1 triệu USD chiếm 18,4%; Đồng Nai 631,5 triệu USD chiếm 13,3% tổng vốn đăng ký của cả nước. Phần lớn các dự án đăng ký tại Đồng Nai có số vốn đầu tư lớn nhất từ Nhật Bản. Nhật Bản cũng đứng đầu trong các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 3.536,6 triệu USD chiếm 74,3%, tiếp đó là Hồng Công (Trung Quốc) với 406,7 triệu USD chiếm 8,5%; Hàn Quốc với 272,9 triệu USD chiếm 5,7%, Singapore với 146,7 triệu USD chiếm 3,1%, Hà Lan với 106,1 triệu USD chiếm 2,2% tổng vốn đăng ký. Cần lưu ý rằng, vốn FDI đăng ký trong 6 tháng đầu 2012 biểu hiện dòng chảy của FDI thế giới vào nước ta giảm sút sau khi đạt được đỉnh điểm vào năm 2008 với 68 tỷ USD (đã được điều chỉnh so với con số đã công bố là 72 tỷ USD). Chẳng hạn vốn FDI đăng ký của các dự án bất động sản lớn hơn rất nhiều so với vốn FDI thực hiện, bởi vì nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ một lượng vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật rồi bán cho người mua là nhà đầu tư thứ cấp, người cần nhà ở theo phương thức đặt hàng hoặc góp vốn, vì vậy nhiều lắm họ chỉ chuyển từ nước ngoài vào nước ta 20-25% vốn đăng ký.
Có đến 50% trên tổng số 9,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong chín tháng đầu năm nay (2012) là nguồn vốn từ Nhật Bản. Chín tháng
34
đầu năm nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp Nhật Bản đạt 4,68 tỷ USD, tương đương hơn 49% tổng FDI của cả nước. Kết quả này đã đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam tính cho tới nay.
Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm này, Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm 2012 như sau: Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,05 tỷ USD, chiếm 41,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2012; Singapo đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,55 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,086 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư. Nhưng khác biệt chính trong thời gian gần đây là các dự án có vốn vừa và nhỏ của Nhật Bản cũng đã được đầu tư vào Việt Nam. Những lý do được nêu ra để lý giải cho sụt giảm này (3 tháng đầu năm tổng đầu tư của Nhật Bản là 2,3 tỷ nhưng tới tháng 11 con số này chỉ tăng lên 5,05 tỷ) vẫn là do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến dòng vốn FDI trên thế giới sụt giảm. Thực tế, các lợi thế về lao động rẻ, giá thuê đất rẻ ở Việt Nam không còn ghi điểm với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các rào cản về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, giải phóng mặt bằng...tiếp tục là những trở ngại lớn. Bên cạnh đó, những bất ổn liên tiếp của kinh tế vĩ mô cũng khiến không chỉ nhà đầu tư Nhật Bản mà cả các nhà đầu tư khác giảm bớt niềm tin. Trên thực tế, Chính phủ đang nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt tín dụng và hạ mức lạm phát một cách quyết liệt. Tuy nhiên, nếu những biện pháp này không được thực thi triệt để, nhanh chóng và đồng bộ thì nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua thu hút vốn FDI là điều không thể tránh
35
khỏi. Lượng vốn đăng ký bổ sung của những dự án đã thực hiện tăng 12,3%. Đây là tốc độ tăng khá, chứng tỏ các nhà đầu tư đã làm ăn ở Việt Nam đã nhận ra được triển vọng đầu tư tại Việt Nam để tăng thêm một lượng vốn khá lớn như vậy. Đây là một trong những điểm nhấn về FDI trong năm nay. Chính nhờ sự tăng lên của lượng vốn đăng ký bổ sung đã góp phần kiềm chế bớt sự sụt giảm tốc độ tăng của tổng lượng vốn đăng ký 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (chỉ còn giảm 24,7%).
Ngoài ra, riêng về kinh tế Nhật Bản tháng 11 năm 2012 tiếp tục đón nhận những tín hiệu không mấy tốt lành. Theo số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản, GDP quý III của nước này giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,9% so với quý trước. Con số này vượt dự báo của các chuyên gia và là tốc độ suy giảm nhanh nhất kể từ thảm họa động đất, sóng thần tháng 3 năm ngoái. Các chuyên gia theo khảo sát của Bloomberg cho rằng, kinh tế Nhật có thể giảm 0,4% trong quý IV và đó sẽ là quý suy giảm thứ 3 liên tiếp hay đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã rơi vào suy thoái. Các công ty Nhật Bản có vốn FDI ở Việt Nam, nhất là trong các ngành điện tử, ô tô phải giảm sản xuất trong một thời gian do hầu hết các sản phẩm và phụ kiện cho việc lắp ráp các thành phẩm của họ đều được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước lân cận. Các ngành sản xuất này đều chịu tác động tiêu cực ở cả Nhật Bản lẫn các nước trong khu vực. Vì vậy, những tác động đến sản xuất của họ ở Việt Nam là không thể tránh khỏi. Đối với các nước khác, cụ thể đối với các nhà máy sản xuất ô tô ở khu vực Đông Nam Á như như Honda Thái Lan, Honda Việt Nam.., thì mức độ ảnh hưởng là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực cũng sẽ gia tăng với tỷ trọng và quy mô của sự phụ thuộc vào nguồn linh phụ kiện điện, điện tử, động cơ cho các nhà máy này từ nguồn nhập khẩu bởi Honda và Nissan Nhật Bản ở Sendai. Nếu các nhà máy lắp ráp ô tô Honda, Nissan Việt Nam với con số ước đoán hầu như gần 100% nhập khẩu động cơ
36
từ Honda, Nissan Trung quốc thì tác động tiêu cực mang tính dây chuyền sẽ gia tăng có thể tới mức gấp đôi.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Nhật Bản. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới với 962 dự án có tổng vốn đầu tư là 18,3 tỷ USD, chiếm 86,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ hai và thứ ba là lĩnh vực thông tin, truyền thông và lĩnh vực xây dựng với số vốn đầu tư lần lượt là trên 1 tỷ USD và trên 576 triệu; còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực khác. Hiện các công ty Nhật Bản đang thực hiện hơn 1.700 dự án ở Việt Nam. Một số dự án lớn của Nhật Bản:
- Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co. Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD. Mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008.
- Dự án Công ty xi măng Nghi Sơn, liên doanh giữa Công ty NM Cement Co, Nhật Bản với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, tổng vốn đầu tư của dự án là 621,9 triệu USD; mục tiêu sản xuất xi măng. Dự án được cấp phép từ năm 1995, hiện đang hoạt động hiệu quả.
- Dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật, tổng vốn đầu tư 610 triệu USD, mục tiêu: xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực.
- Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT; tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD; mục tiêu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông.
37
- Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD; mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử. Dự án được cấp phép từ năm 2001, hiện đang hoạt động có hiệu quả.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Home Appliances Việt Nam, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD của Tập đoàn Sumitomo và Masushita; mục tiêu: sản xuất thiết bị điện gia dụng, bếp ga, tủ lạnh, máy giặt.
Trong số đó có những dự án quy mô lớn như công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy sản xuất lốp Bridgestone... Trải qua không ít khó khăn trở ngại về thu xếp vốn, đầu tháng 8 vừa qua, dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã được đại diện chủ đầu tư là Idemitsu Kosan (Nhật) và đối tác là PetroVietnam công bố có thể khởi công trong quý III năm 2012 này. Dự án nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam có thể coi là ví dụ tiêu biểu cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Số vốn góp của Nhật Bản là hơn 6 tỷ USD trong tổng vốn đầu tư 8-10 tỷ USD, thuộc loại dự án FDI lớn nhất nhì tại Việt Nam.
Cùng với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đầu tháng 7 vừa qua, việc hãng lốp nổi tiếng của Nhật là Bridgestone khởi công nhà máy thứ 50, đồng thời cũng là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất của mình tại Hải Phòng được