0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phạm vi nghiên cứu:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 46 -46 )

Quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong khu vực trước năm 1990

Từ những năm 1980-1990: Thời kỳ sơ khai trong cấp nƣớc sạch nông thôn,

triển khai bơm tay. Công nghệ chủ yếu: lu vại, bể chứa nƣớc, giếng đào có độ sâu 3- 5m và và một lƣợng nhỏ giếng khoan tầng nâng (<30m) với bơm tay với mô hình quản lý cộng đồng tự quản.

2.3.2. Nghiên cứu cung cấp nước sạch từ 1990 đến nay

Từ năm 1990- 2000: Cấp nƣớc cho dân cƣ đô thị nhỏ lẻ, xây dựng mạng đƣờng ống cấp nƣớc, mô hình quản lý phức tạp, gồm hội những ngƣời dùng nƣớc. Trong thời kỳ này cấp nƣớc cho thôn xã, mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và bắt đầu có sự tham gia của tƣ nhân

Từ năm 2000 đến nay, cấp nƣớc cho dân cƣ và đô thị nhỏ lẻ, đã xây dựng mạng lƣới đƣờng ống và đấu nối đến hộ dân, mô hình quản lý phức tạp hơn, ủy thác quản lý cho tƣ nhân. Việc cấp nƣớc cho thôn xã hạn chế đầu tƣ công, mô hình quản lý hợp tác xã dùng nƣớc có sự tham gia của tƣ nhân. Tự cấp và bán tự cấp nƣớc dựa vào công nghệ rẻ tiền và do tƣ nhân quản lý.

Từ cuối thập niên 1990 đến nay đã thay đổi cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống và định hƣớng cung sang tiếp cận mới, coi tài nguyên nƣớc là một hàng hóa kinh tế. Việc coi tài nguyên nƣớc là hàng hóa kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến

nhu cầu nƣớc của ngƣời tiêu dùng, hay đúng ra là phải đảm bảo về lƣợng và chất cho ngƣời tiêu dùng với mức giá đƣợc xây dựng đảm bảo các chi phí. Phƣơng pháp đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc mang tính địa phƣơng ở các mức độ cung cấp dịch vụ, về địa điểm, thiết bị công nghệ xử lý nƣớc, bù đắp thỏa đáng chi phí vận hành.

2.3.3. Phân tích chất lượng nước tại các công trình cấp nước và các hộ dân sử dụng khu vực nghiên cứu

Đánh giá chất lƣợng nƣớc của công trình cấp nƣớc là chỉ tiêu quan trọng trong

việc xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn tại Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam. Lấy mẫu tại 7 công trình trên địa bàn Huyện Bình Lục.

2.3.4. Nghiên cứu, đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu

Thực tế là phí nƣớc sinh hoạt quá thấp, chƣa tính đủ tính đủ trong giá thành nên dẫn đến việc sử dụng nƣớc kém hiệu quả, sử dụng nhiều về lƣợng và tổn thất hệ thống cao và cuối cùng là hệ thống hƣ hỏng, chi phí khôi phục tốn kém. Cũng xuất phát từ đó mà cần thiết phải xét đến tính bền vững của dự án cấp nƣớc sạch là khả năng duy trì và mở rộng và lợi ích ở mức độ nhất định trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn.

2.3.5. Đề xuất xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Theo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, giai đoạn 2012- 2015 thì đến cuối năm 2015 có 85% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nƣớc đạt quy chuẩn QCVN 02-2009/BYT với số lƣợng ít nhất 60 lít/ngƣời/ngày; 100% các trƣờng học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn đủ nƣớc sạch. Phấn đấu đạt mục tiêu trên đã là rất khó, song để đảm bảo bền vững thì khó khăn hơn nhiều. Tình trạng xây dựng các công trình nghèo nàn, thu không đủ chi, ngƣời lao động thu nhập quá thấp, công trình xuống cấp nhanh, đó là những thách thức.

Để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống cấp nƣớc sạch nông thôn, sử dụng phƣơng pháp đánh giá cho điểm theo trọng số.

Để xây dựng quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hƣớng bền vững cần xét đến những mô hình quản lý hệ thống và nguyên nhân ảnh hƣởng đến tính bền vững của hệ thống. Có 4 mô hình cấp nƣớc sạch nông thôn (i) Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, với quy mô địa phƣơng mà tác nhân chính là cộng đồng, mô hình này không có khả năng mở rộng ủy thác; (ii) Mô hình quản lý kiểu đô thị, cũng với quy mô địa phƣơng mà tác nhân chính là Doanh nghiệp Đô thị, mô hình này mở rộng khả năng ủy thác vào loại “Bền vững”; (iii) Mô hình quản lý kiểu ủy thác/ thầu khoán, tác nhân chính là ngƣời quản lý, quy mô của mô hình tùy thuộc khu dân cƣ, mở rộng khả năng ủy thác rất cao vào loại “Rất bền vững”; (iv) Mô hình tƣ nhân quản lý, tác nhân chính là chủ đầu tƣ, với quy mô địa phƣơng, thuộc lĩnh vực tƣ nhân quản lý “Bền vững”.

Từ việc phân tích các loại mô hình nhƣ trên, cùng với việc phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, xem xét mức độ bền vững của hệ thống cấp nƣớc sạch nông thôn là hàm của nhiều yếu tố về nguồn nƣớc, về tổ chức, vận hành bảo dƣỡng, về tài chính, có sự tham gia của cộng đồng và bảo vệ môi trƣờng, từ đó xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn tập trung vào 06 nội dung: (i) Quản lý tài nguyên nƣớc và môi trƣờng lƣu vực; (ii) Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững; (iii) Quản lý tài chính; (iv) Cộng đồng tham gia quản lý công trình CNTTNT; (v) Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nƣớc và bảo vệ môi trƣờng lƣu vực; (vi) Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu, bao gồm: (i) Phƣơng pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế; (ii) Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp; (iii) Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; (iv) Phƣơng pháp thu thập tài liệu, (v) Phƣơng pháp đánh giá theo trọng số và phƣơng pháp chuyên gia.

2.4.1. Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế

Để đánh tổng quan hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc tập trung tại khu vực nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành điều tra thực tế tại 07 công trình

Formatted: Level 2, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Level 3, Line spacing: 1,5 lines, Adjust space between Latin and Asian text, Adjust space between Asian text and numbers

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

CNTTNT: Công trình xã Hƣng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ, công trình xã An Ninh, công trình xã Phú Phúc, công trình xã Bối Cầu, công trình xã Ngọc Lũ và công trình xã Vũ Bản.

Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc sạch tại khu vực nghiên cứu. Mẫu đƣợc lấy là mẫu nƣớc sau xử lý tại các trạm CNTTNT và từ các hộ gia đình sử dụng.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Số liệu đƣợc thu thập ở cấp huyện thông qua phiếu điều tra thu thập số liệu/cập nhật cấp nƣớc của ngƣời hƣởng lợi dùng nƣớc từ các công trình cấp nƣớc tập trung. Kết quả thu thập đƣợc về chất lƣợng nƣớc cấp, chất lƣợng dịch vụ, chi phí của ngƣời hƣởng lợi, sự tham gia của ngƣời hƣởng lợi đƣợc chọn lọc, tổng kết và đánh giá chi tiết (Chi tiết tại phụ lục 03)

2.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Đây là một phƣơng pháp định lƣợng trong việc xác định chất lƣợng nƣớc cấp theo 14 chỉ tiêu đƣợc quy định trong QCVN 02:2009/BYT ban hành năm 2009. Tác giả đã lấy mẫu nƣớc trực tiếp từ các các bể sau xử lý và từ các hộ gia đình bằng các dụng cụ phù hợp và phân tích theo các chỉ tiêu tại phòng phân tích xét nghiệm nƣớc thuộc Trung tâm Quốc gia Nƣớc sạch và VSMTNT.

2.3.4. Phương pháp thu thập tài liệu

Phƣơng pháp thu thập, kế thừa các thông tin, tài liệu, kết quả của các công trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo nghiên cứu và các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc có liên quan tới nội dung của luận văn.

2.4.5. Phương pháp đánh giá cho điểm theo trọng số

Để đánh giá mức độ PTBV của các công trình cấp nƣớc tập trung theo các tiêu chí đã phân tích ở trên, tác giả sử dụng phƣơng pháp cho điểm theo trọng số, cụ thể:

2.4.5.1. Bền vững về nguồn nƣớc (tổi đa 4 điểm)

- Bảo vệ nguồn nƣớc, giảm các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nƣớc (2 điểm);

- Sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc, tránh thất thoát thu nƣớc (1 điểm);

Formatted: Level 3, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Level 3, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: Left: -0,63 cm, Right: 0 cm

- Có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các đối tƣợng sử dụng nƣớc (1 điểm); 2.4.5.2. Bền vững về công trình (tối đa 4 điểm):

- Đảm bảo cung cấp nƣớc sạch tới ngƣời sử dụng đạt Quy chuẩn chất lƣợng của Bộ Y tế ban hành năm 2009 với 14 chỉ tiêu (1 điểm);

- Điều tiết tỷ lệ thất thoát thu nƣớc mức tối thiếu (dƣới 5%) (1 điểm); - Công tác vận hành bảo dƣỡng tốt (1 điểm);

- Đội ngũ công nhân tham gia quản lý vận hành đƣợc đào tạo chuyên sâu và chuyên nghiệp hoá (1 điểm);

2.4.5.3. Bền vững khi có sự tham gia cộng đồng:

- Ngƣời hƣởng lợi đƣợc tham gia dự án từ khâu giải phóng mặt bằng đến quản lý, vận hành (2 điểm);

- Ngƣời hƣởng lợi đƣợc tham gia một phần trong quá trình triển khai thực hiện dự án (1 -2 điểm);

- Ngƣời hƣởng lợi không đƣợc tham gia trong quá trình thực hiện dự án (0 điểm).

2.4.5.4. Bền vững về tài chính:

- Tỷ lệ đấu nối và sử dụng công trình nƣớc sạch của ngƣời dân trong khu vực đạt 95% (2 điểm); đạt 70-95% (1 điểm); dƣới 70% (0 điểm);

- Đơn vị quản lý vận hành có lãi trong quá trình kinh doanh nƣớc sạch và có kinh phí trong vận hành, bảo dƣỡng (2 điểm), hoà vốn hoặc lỗ (0 điểm).

2.4.5.5. Bền vững về công nghệ:

- Áp dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng (2 điểm), trong đó đặc biệt phải có hệ thống xử lý nƣớc thải sau quá trình sản xuất nƣớc sạch;

- Công nghệ áp dụng trong cấp nƣớc là công nghệ đơn giản, phù hợp với phong tục, tập quán của địa phƣơng, phù hợp với nhiều đối tƣợng tham gia quản lý, vận hành (1 điểm);

- Chất lƣợng xây dựng và đầu tƣ tốt (1 điểm); 2.4.5.6. Bền vững về tổ chức:

- Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý vận hành phải thực hiện đúng cam kết cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đạt hiệu quả bền vững lâu dài (2 điểm);

- Tổ chức cá nhân tham gia quản lý vận hành có đủ nhân lực, tài chính vận hành hiệu quả bền vững công trình (1 điểm);

- Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành kết hợp các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc sử dụng nƣớc sạch và bảo vệ nguồn nƣớc (1 điểm).

2.4.6. Phương pháp chuyên gia

Quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đƣợc các chuyên gia về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực Nƣớc sạch và VSMTNT, các giảng viên chuyên ngành góp ý trực tiếp cho để đề tài đƣợc hoàn thiện.

Formatted: Level 3, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nƣớc nông thôn tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước năm 1990

Trƣớc năm 1990 chƣa có bất kỳ hệ thống cung cấp nƣớc sạch nào cho nhân dân trong khu vực, chƣa có một dự án hay công trình xử lý nƣớc sạch nào đƣợc xây dựng từ trƣớc cho đến nay, các hộ dân trong khu vực đều sử dụng các loại nguồn nƣớc chƣa qua xử lý nhƣ sau:

Nƣớc mƣa: Hầu hết các hộ gia đình đều có bể chứa nƣớc mƣa để sử dụng làm nguồn nƣớc ăn uống trong cả năm. Mỗi hộ dân đều xây dựng bể chứa nƣớc mƣa có dung tích từ 1 - 5m3, xây dựng ở phía trƣớc sân nhà. Việc thu nƣớc mƣa thông qua hệ thống máng đón nƣớc mƣa từ mái nhà. Theo số liệu điều tra khảo sát, 90% số hộ dân sử dụng nƣớc mƣa làm nguồn nƣớc chính trong gia đình.

Nƣớc giếng đào: một số hộ ở đây có giếng đào với chiều sâu khoảng 3m. Nƣớc ngầm mạch nông thƣờng bị ô nhiễm. Do đó chất lƣợng nƣớc rất xấu. Hàm lƣợng sắt và mangan ở mức cao.

Nƣớc giếng khơi chiều sâu khoảng 3- 5m. Hầu hết giếng khơi chất lƣợng nƣớc không đảm bảo.

Nƣớc giếng khoan đa số khoan sâu từ 30m. Chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc không đảm bảo vì nguồn nƣớc ngầm bị nhiễm sắt, nitơ, asen ở mức cao.

Nhận xét: nhân dân các xã hiện nay đang sử dụng nƣớc không đảm bảo vệ sinh cho ăn uống và sinh hoạt. Do đó cần phải đầu tƣ xây dựng cho xã một hệ thống cấp nƣớc sạch hoàn chỉnh.

3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990 đến nay

- Trên địa bàn huyện có 07 công trình cấp nƣớc tập trung đang hoạt động tính đến hết năm 2012, luỹ tích kết quả cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân từ các công trình:

+ Tổng số dân đƣợc cấp nƣớc sạch: 75% (trong đó có khoảng 38% nƣớc đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế).

+ Tỷ lệ trƣờng học đƣợc cấp nƣớc sạch và nhà vệ sinh: 85%. + Tỷ lệ trạm y tế đƣợc cấp nƣớc sạch và nhà vệ sinh: 88%.

- Nguồn cung cấp nƣớc cho các công trình đƣợc lấy từ sông Sắt, sông Châu Giang. Với lợi thế nguồn nƣớc dồi dào đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc quanh năm cho ngƣời dân.

Đánh giá chung: Từ trƣớc những năm 1990, ngƣời dân không đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc sạch, sử dụng nguồn nƣớc tự nhiên, không qua xử lý, không đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ. Tuy nhiên, từ những những năm 1990 đến nay, nhờ có sự đầu tƣ từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế, sự ƣu tiên trong chính sách đầu tƣ của tỉnh, và ý thức sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân nhờ đó các công trình cấp nƣớc tập trung đƣợc xây dựng và mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân. Nguồn nƣớc cấp cho các công trình từ hệ thống các sông lớn của tỉnh và các hệ thống sông này đang bị đe doạ về mức độ ô nhiễm và lƣu lƣợng không ổn định giữa các mùa. Vì vậy, cần có một chiến lƣợc ngắn hạn và dài hạn cho việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình nhằm phát huy hiệu quả phát triển bền vững trong cấp nƣớc nông thôn.

3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu

Tiêu chí đánh giá sự PTBV của các công trình nhƣ sau: (i) Bền vững về nguồn nƣớc; (ii) Bền vững về quản lý, vận hành; (iii) Bền vững về tài chính; (iv) Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Bền vững về công nghệ; (vi) Bền vững tổ chức. Kết quả đƣợc đánh giá chi tiết, nhƣ sau:

3.2.1. Bền vững về nguồn nước

- Nguồn nƣớc cấp đến các công trình từ sông Sắt và sông Châu Giang. Hai con sông này đƣợc bổ sung nƣớc thƣờng xuyênt từ sông Đáy. Tuy Trữ lƣợng nƣớc đƣợc đánh giá có xu hƣớng giảm theo mạnh trong những năm gần đây nhƣng vẫn có khả năng đáp ứng cho các công trình cấp nƣớc sinh hoạt. Nguồn nƣớc không ổn định giữa các mùa mƣa và mùa khô.

Formatted: Space After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines

- Chất lƣợng nguồn nƣớc cấp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc đầu ra cho các công trình. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ chất lƣợng nƣớc chƣa đƣợc ƣu tiên và quan tâm đúng mức. Hiện tƣợng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá ở các cửa sông làm ảnh hƣởng quá trình xử lý nƣớc và chất lƣợng nƣớc cấp.

- Chế độ quan trắc nƣớc thô định kỳ: Hiện tại, các công trình trong khu vực

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 46 -46 )

×