Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT:

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 75)

3.5.6.1. Lựa chọn mô hình quản lý, vận hành phù hợp

Mô hình cung cấp nƣớc sạch, bảo vệ môi trƣờng gắn với quản lý tài nguyên nƣớc theo lƣu vực sông. Đây là mô hình hiện đại và có hiệu quả nhất để khai thác nguồn lợi của lƣu vực, đi đôi với bảo vệ dòng sông, hạn chế tác hại lũ lụt, hạn hán, xói mòn màu mỡ đất vùng trung lƣu và hạ lƣu. Theo đánh giá, các mô hình quản lý vận hành phù hợp với địa phƣơng nhƣ sau:

- Đối với những công trình chƣa bền vững, kém hiệu quả do nguyên nhân quản lý, vận hành có thể bàn giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức thoả thuận.

- Đối với các công trình khởi công mới thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tong đó,doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc theo mức hỗ trợ quy định. Khi đó tài sản của doanh nghiệp sẽ là công tƣ phối hợp. Quá trình quản lý vận hành, doanh nghiệp cần tính toán giá thành theo nguyên tắc tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trƣờng hợp giá bán thấp hơn giá thành Ngân sách phải cấp bù theo quy định.

- Mô hình doanh nghiệp hiệu quả với các công trình cấp nƣớc quy mô lớn. Cụ thể, đối với khu vực nghiên cứu: Công trình cấp nƣớc xã Hƣng Công, công trình cấp nƣớc thị trấn Bình Mỹ, công trình cấp nƣớc, công trình cấp nƣớc xã An Ninh, công trình cấp nƣớc xã Phú Phúc.

b. Mô hình tƣ nhân quản lý, vận hành

- Cơ chế hoạt động thể hiện trong hợp đồng quản lý vận hành giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và tƣ nhân đƣợc giao quản lý theo chính sách hiện hành. Theo mô hình này, tƣ nhân chịu trách nhiệm vận hành công trình sau khi đã đƣợc xây dựng xong, nhƣng không yêu cầu đầu tƣ tài chính. Hình thức sắp xếp đơn giản này có thể chỉ là 01 hoặc 02 cá nhân đƣợc hợp đồng để vận hành công trình. Mô hình này có thể giúp nuôi dƣỡng sự phát triển của doanh nghiệp tƣ nhân tại những địa phƣơng nơi mà họ chƣa quen với lĩnh vực này.

- Hình thức này phù hợp với những công trình cấp nƣớc quy mô nhỏ. Cụ thể khu vực nghiên cứu áp dụng các công trình: Công trình cấp nƣớc xã Bối Cầu, công trình cấp nƣớc xã Ngọc Lũ.

c. Mô hình Hợp tác xã quản lý, vận hành

- Thể chế hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Có thể tổ chức thành hợp tác xã quản lý riêng công trình CNTTNT, cũng có thể tổ chức HTX kinh doanh tổng hợp ở

địa phƣơng vừa sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác và quản lý vận hành công trình nƣớc sạch. Cần củng cố bộ máy quản lý thật gọn nhẹ và hợp lý.

- Mô hình hợp tác xã quản lý vận hành hiệu quả với những công trình quy mô nhỏ, kết hợp với mô hình quản lý nông nghiệp. Điển hình, áp dụng với công trình xã Vũ Bản, công trình xã An Ninh.

3.5.6.2. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị tham gia quản lý, vận hành

- Thực hiện các quy định trong giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc.

- Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành hệ thống cấp nƣớc.

- Duy tu, bảo dƣỡng, kịp thời phát hiện và sửa chữa, xử lý các sự cố công trình trong quá trình khai thác, khôi phục việc cấp nƣớc.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng.

- Thực hiện chế độ kiểm tra chất lƣợng nƣớc định kỳ; thƣờng xuyên tự kiểm tra vệ sinh nƣớc sạch nông thôn theo quy định của Bộ Y tế.

- Chịu trách nhiệm về chất lƣợng nƣớc cung cấp cho khách hàng sử dụng; kịp thời khắc phục, xử lý khi nƣớc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.

- Thực hiện đúng thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nƣớc sạch nông thôn đã ký kết với cơ quan nhà nƣớc.

- Thực hiện công tác kế toán, thống kê, nghĩa vụ thuế, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đặc điểm của công trình để lập phƣơng án bảo vệ công trình và bảo vệ nguồn nƣớc; xây dựng hàng rào, biển báo, biển cấm, nội quy bảo vệ và trực tiếp tổ chức bảo vệ công trình cấp nƣớc sạch nông thôn.

- Có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng sử dụng nƣớc do những sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ không đúng với các điều khoản ghi trong Hợp đồng dịch vụ cấp nƣớc theo quy định của pháp luật.

- Có kế hoạch phòng chống thiên tai, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại, hƣ hỏng công trình nhằm đảm bảo chất lƣợng nƣớc liên tục và hiệu quả.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, của các ngành liên quan và ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm nƣớc sạch.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn nguồn nƣớc, hệ thống cấp nƣớc; phát hiện và ngăn chặn kịp thời; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm gây mất an toàn cho hoạt động cấp nƣớc trên địa bàn do mình quản lý.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Formatted: Centered, Level 1, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Việc xây dựng các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn nhằm cung cấp nƣớc sạch cho nhiều ngƣời sử dụng trên cùng một địa bàn sinh sống trong điều kiện nguồn nƣớc khan hiếm và ô nhiễm là một định hƣớng đúng của Chính phủ trong sự phát triển KTXH và bảo đảm sức khoẻ ngƣời dân. Tuy nhiên, quản lý và kiểm soát chất lƣợng công trình trong mục tiêu PTBV theo mục tiêu thứ 07, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến năm 2020 thì chƣa đƣợc đặt đúng mức.

Luận văn đã thực hiện một số nội dung trong việc xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT.

1. Luận văn nghiên cứu tổng quan về cấp nƣớc sạch nông thôn tại Việt Nam và chú trọng đến các công trình cấp nƣớc huyện Bình lục tỉnh Hà Nam. Phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân thiếu quy trình quản lý hợp lý, đồng bộ làm cho các công trình cấp nƣớc tồn tại không bền vững.

2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam theo hƣớng phát triển bền vững. Kết quả đánh giá chỉ ra rằng một số công trình hoạt động tốt, điển hình công trình xã Hƣng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ. Bên cạnh đó, một số công trình hoạt động không hiệu quả, bền vững, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực của nhà nƣớc, nhà tài trợ, không đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngƣời dân.

3. Đánh giá những tồn tại trong khâu quản lý, vận hành công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn. Điểm tồn tại lớn nhất trong khâu quản lý vận hành ở khâu quy hoạch, thiết kế, sự tham gia của cộng đồng chƣa cao, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành chƣa phù hợp, cơ chế tài chính của địa phƣơng chƣa đủ mạnh.

4. Đánh giá lợi ích môi trƣờng theo hƣớng tích cực và tiêu cực từ các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn. Việc xây dựng công và vận hành công trình cấp

Formatted: Level 1, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines

nƣớc tập trung nông thôn sử dụng nguồn nƣớc mặt tại huyện Bình Lục trƣớc tình hình ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm là cần thiết. Nó đáp ứng nhu cầu nƣớc sạch hàng ngày cho ngƣời dân, góp phần tích cực cải thiện môi trƣờng nông thôn.

5. Xây dựng quy trình quản lý vận hành các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững đƣợc thực hiện ở 06 nôi dung quan trọng, đó là: (i) Quản lý nguồn nƣớc và môi trƣờng lƣu vực; (ii) Quản lý vận hành bảo dƣỡng công trình; (iii) Quản lý tài chính; (iv) Quản lý khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Quản lý công nghệ trong cấp nƣớc nông thôn; (vi) Quản lý về tổ chức.

II. KIẾN NGHỊ

1. Việc đánh giá sự phát triển bền vững các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn cần đƣợc quan tâm đúng mức hơn.

2. Để đánh giá mức độ bền vững của các công trình theo phƣơng pháp mà luận văn trình bày cần phải thƣờng xuyên cập nhật số liệu, thông tin của từng công trình theo các chỉ tiêu đánh giá để sử dụng công trình lâu dài.

3. Việc xây dựng quy trình quản lý, vận hành công trình cấp nƣớc tập trung phải đƣợc theo dõi trong thời gian dài để rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Bộ chỉ số Theo dõi và Đánh giá hệ thống cấp

nước sạch và VSMTNT.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Đánh giá môi trường chiến lược Cấp nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước

sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước

sạch và VSMTNT năm 2012.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật trong

cấp nước và VSMTNT.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Tạp chí Nước sạch và VSMTNT, số 43. 7. Bộ Y tế (2009) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 8. Cổng thông tin điện tử huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Điều kiện tự nhiên, KTXH

huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

9. Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), Hồ sơ Tài nguyên Nước Quốc gia, Văn phòng Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nƣớc.

10. Hội Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng Việt nam (2002), Nước sạch và Vệ sinh

môi trường Việt Nam trong Phát triển bền vững.

11. Huỳnh Phú (2008), Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước cấp, NXB Trƣờng Đại học Công nghiệp TP HCM.

12. Huỳnh Phú (2008), Cấp nước nông thôn, NXB Trƣờng Đại học Công Nghiệp

TP HCM.

13. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng,

NXB Khoa học kỹ thuật.

14. Lƣu Đức Hải (2003), Cơ sở Khoa học Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Lƣu Đức Hải (2003), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trung tâm Quốc gia Nƣớc sạch và VSMTNT (2011), Báo cáo đánh giá hiện

trạng quản lý, khai thác, vận hành và bảo dưỡng các công trình CNTTNT và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hiệu quả, bền vững.

17. Trung tâm Quốc gia Nƣớc sạch và VSMTNT (2008), Mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn.

18. Trung tâm Nƣớc sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam (2008), Đánh giá hiện trạng

các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Hà Nam.

19. Trung tâm Nƣớc sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam (2010), Kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành các cơ sở cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. International Water and Sanitation Center (1998), Management for sustainability in Water supply and Sanitation Programmes.

21. World Bank (5/2012), Economic Assessment of water and sanitaion interventions in Vietnam.

PHỤ LỤC 01

Tóm tắt các thể chế liên quan đến công trình CNTTNT 1. Luật

Luật Tài nguyên nƣớc đã quy định một số nội dung liên quan đến CNTTNT, bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trong phạm vi cả nƣớc, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc tại địa phƣơng (điều 4); Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ để giải quyết nƣớc sinh hoạt các vùng đặc biệt khan hiếm nƣớc (điều 6); Nhà nƣớc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế tài nguyên nƣớc, phí tài nguyên nƣớc đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (điều 7); Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nƣớc; phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc (điều 9); Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thƣờng xuyên bảo vệ nguồn nƣớc do mình trực tiếp khai thác, sử dụng (điều 11); Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trƣờng để bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt, cấm xả nƣớc thải, đƣa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nƣớc sinh hoạt, Uỷ ban nhân dân các cấp quy định vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nƣớc sinh hoạt trong phạm vi địa phƣơng (điều 14).

2. Nghị định của chính phủ

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nƣớc sạch quy định Hoạt động cấp nƣớc là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nƣớc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nƣớc và khách hàng sử dụng nƣớc, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nƣớc cho ngƣời nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn, Khai thác, sản xuất và cung cấp nƣớc sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính, Ƣu tiên khai thác nguồn nƣớc để cấp nƣớc cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng, Khuyến khích các thành phần kinh tế,

Formatted: Level 1, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Normal, Justified, Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines, Tab stops: Not at 0 cm

Formatted: Normal, Justified, Level 3, Line spacing: 1,5 lines

cộng đồng xã hội tham gia đầu tƣ phát triển và quản lý hoạt động cấp nƣớc (điều 3); đơn vị khai thác, sử dụng nguồn nƣớc để cấp nƣớc có trách nhiệm xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực khai thác nƣớc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, bảo vệ nguồn nƣớc (điều 5); khuyến khích ngƣời dân và cộng đồng tham gia vào việc quản lý, giám sát các hoạt động cấp nƣớc; Ủy ban nhân dân các cấp phải tuân thủ quy trình tham gia ý kiến và giám sát của cộng đồng trong quá trình xây dựng, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nƣớc với đơn vị cấp nƣớc (điều 8); cấm phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nƣớc, cấm vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nƣớc ngầm, nguồn nƣớc mặt phục vụ cấp nƣớc, cấm vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nƣớc thô, đƣờng ống truyền tải nƣớc sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lƣới cấp nƣớc, cấm trộm cắp nƣớc, cấm đơn vị cấp nƣớc cung cấp nƣớc sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành (điều 10).

3. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ

- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 nêu rõ việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn, trong đó có sự tham gia của cộng đồng vào vận hành, bảo dƣỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nƣớc sạch nông thôn; tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn: a) Về hệ thống văn bản quản lý: hình thành cơ chế, chính sách vừa đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của từng vùng: miền núi, đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển và các hải đảo, đồng bằng sông Cửu Long...; xây dựng hệ

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)