0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 41 -41 )

Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô. Phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây cũ. Phía đông giáp với Hƣng Yên và Thái Bình. Phía nam giáp Hà Nam và Ninh Bình. Phía tây giáp Hòa Bình.

Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: Thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Huyện Bình Lục bao gồm các xã: xã Tràng An, An Mỹ, Đồng Du, Bình Nghĩa và Đồn Xá, có vị trí ranh giới nhƣ sau:

Phía Bắc giáp sông Châu Giang. Phía Đông giáp xã Hƣng Long, xã Bối Cầu, xã Trung Lƣơng huyện Bình Lục. Phía Tây giáp xã Bình Xá, Trịnh Xá huyện Bình Lục và xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm. Phía Nam giáp thị trấn Bình Mỹ huyện Bình Lục.

b. Khí hậu [8]

Khu vực nghiên cứu có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Nhiệt độ: Trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình 1300-1500giờ/năm. Trong năm thƣờng có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dƣói 20oC, nhƣng không có tháng nào nhiệt độ dƣới 16o

C.

Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hƣớng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam, mùa đông gió bắc, đông và đông bắc.

Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình khoảng 1600-1900mm, năm có lƣợng mƣa cao nhất tới 3176mm (năm 1994), năm có lƣợng mƣa thấp nhất cũng là 1265,3mm (năm 1998).

Độ ẩm: Trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dƣới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).

Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tƣơng phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tƣơng đối là mùa xuân và

mùa thu. Mùa hạ thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thƣờng kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thƣờng kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 .

c. Địa hình, địa chất, thủy văn [8]

Địa hình, địa chất: Khu vực dự án là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nƣớc, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, dâu, đỗ tƣơng, lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nƣớc ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dƣới nƣớc. Địa hình khu vực dự án là vùng đồng bằng cao độ tự nhiên từ 7m đến 13m.

Thủy văn: Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con ngƣời đào đắp nhƣ sông Nhuệ, sông Sắt, Châu Giang, v.v. Khu vực nghiên cứu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Hồng, sông Châu Giang.

Sông Châu Giang khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Trong khu vực nghiên cứu có Sông Sắt là chi lƣu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục. Sông Châu Giang chảy qua địa phận Hà Nam. Sông đƣợc tách ra từ Sông Hồng theo hƣớng tây bắc, đến địa phận xã Hợp Lý, Huyện Lý Nhân, sông tiếp tục đổi hƣớng chảy theo hƣớng đông hợp với sông Châu Giang tại vị trí cách cầu Yên Lệnh khoảng 3km về phía nam. Tổng chiều dài của sông khoảng 30km. Sông Châu Giang chảy qua địa phận dự án có chiều dài 5.4km. Sông Châu Giang có vai trò tƣới tiêu quan trọng trọng trong sản xuất nông nhiệp.

Sông Châu Giang rộng khoảng 100m với lƣu lƣợng dòng chảy là 8m3 /giây trong mùa mƣa và 5m3/giây vào mùa khô.

Nguồn nƣớc mặt của sông Châu Giang có hàm lƣợng sắt và măng gan thấp nhƣng có độ đục cao trong mùa mƣa và có khả năng bị ô nhiễm bởi các chất thải hữu cơ từ nguồn thải sinh hoạt và nông nghiệp.

Mực nƣớc sông Châu Giang cao nhất tại vị trí khu vực dƣ án Hmax = +2.00m và thấp nhất Hmin= -2.61m vào năm 2007 (Theo trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Hà Nam thống kê từ năm 1998-2007).

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội [8]

Theo số liệu UBND huyện cập nhật đến 10/2011, dân số trong khu vực là khoảng 44.939 ngƣời với 12.472 hộ.

Cơ cấu sản xuất: Sản xuất nông nghiệp là chính. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong năm 2011; nông nghiệp chiếm 41%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng vận tải chiếm 24%; dịch vụ, thƣơng mại chiếm 35%; tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 12,5%; thu nhập bình quân trên đầu ngƣời đạt: 12,0 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 16,8 %.

Nông nghiệp: Nhìn chung nền nông nghiệp lúa nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn trồng các loại rau xanh, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Chăn nuôi: Toàn huyện có 46 trang trại chăn nuôi, đa canh. Trong các hộ dân còn phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, số đàn gia cầm nhƣng chƣa quy hoạch gọn vùng và chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi. Vùng nuôi trồng thủy sản của xã hiện vẫn chƣa tập trung, còn nằm nhỏ lẻ trên các cánh đồng và trong khu dân cƣ.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ thƣơng mại: Trên địa bàn xã có 03 doanh nghiệp, 02 HTX nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp của xã có các cơ sở: thêu ren, mộc dân dụng, xay sát, chế biến lƣơng thực thực phẩm, may công nghiệp.

1.3.3. Đánh giá khả năng cấp nước mặt cho sinh hoạt [18]

Huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam và đƣợc thừa hƣởng nguồn tài nguyên nƣớc mặt phong phú của tỉnh. Chi tiết nhƣ sau:

- Lƣu lƣợng nƣớc trung bình của một số sông lớn trên địa bàn tỉnh: Sông Hồng: 2.651 m3/s; sông Đáy: 94 m3/s và sông Nhuệ: 42,9 m3

- Tỉnh Hà Nam có thể phân thành các vùng chính sử dụng nƣớc mặt nhƣ sau:

+ Vùng 1: Gồm vùng tả sông Đáy và Bắc sông Châu giang: Bao gồm phần tả

Đáy huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và một phần thành phố Phủ Lý. Nguồn nƣớc mặt chính của khu vực này là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Hồng, 1 phần sông Châu, nguồn nƣớc về trữ lƣợng dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu dùng nƣớc của vùng.

+ Vùng 2: Là vùng tả Đáy - Nam sông Châu Giang: Đây là vùng có diện tích

lớn nhất, gồm các huyện Lý Nhân, Bình Lục, phần tả Đáy huyện Thanh Liêm và một phần lớn thành phố Phủ Lý. Nguồn cung cấp nƣớc mặt chính cho vùng này là sông Đáy, sông Hồng, sông Châu, sông Sắt, nguồn nƣớc về trữ lƣợng rất dồi dào, đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu dùng nƣớc của vùng.

+ Vùng 3: Vùng hữu Đáy: Bao gồm phần diện tích phía hữu sông Đáy của hai

huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, 1 phần thành phố Phủ Lý bao gồm các xã Châu Sơn, Phù Vân, phƣờng Lê Hồng Phong. Nguồn nƣớc mặt chính cung cấp cho vùng này là sông Đáy, trữ lƣợng hạn chế, tuy nhiên nếu chỉ cho nhu cầu sinh hoạt thì trữ lƣợng nƣớc đủ khả năng cung cấp.

Hiện tại và trong tƣơng lai thì nƣớc mặt vẫn là nguồn cấp nƣớc chính cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện chỉ có sông Hồng là nguồn nƣớc tƣơng đối đảm bảo, còn sông Đáy, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, vì vậy cần có các giải pháp phòng chống ô nhiễm cho các con sông này để chúng đảm bảo khả năng cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong khu vực trước năm 1990

Từ những năm 1980-1990: Thời kỳ sơ khai trong cấp nƣớc sạch nông thôn,

triển khai bơm tay. Công nghệ chủ yếu: lu vại, bể chứa nƣớc, giếng đào có độ sâu 3- 5m và và một lƣợng nhỏ giếng khoan tầng nâng (<30m) với bơm tay với mô hình quản lý cộng đồng tự quản.

2.3.2. Nghiên cứu cung cấp nước sạch từ 1990 đến nay

Từ năm 1990- 2000: Cấp nƣớc cho dân cƣ đô thị nhỏ lẻ, xây dựng mạng đƣờng ống cấp nƣớc, mô hình quản lý phức tạp, gồm hội những ngƣời dùng nƣớc. Trong thời kỳ này cấp nƣớc cho thôn xã, mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và bắt đầu có sự tham gia của tƣ nhân

Từ năm 2000 đến nay, cấp nƣớc cho dân cƣ và đô thị nhỏ lẻ, đã xây dựng mạng lƣới đƣờng ống và đấu nối đến hộ dân, mô hình quản lý phức tạp hơn, ủy thác quản lý cho tƣ nhân. Việc cấp nƣớc cho thôn xã hạn chế đầu tƣ công, mô hình quản lý hợp tác xã dùng nƣớc có sự tham gia của tƣ nhân. Tự cấp và bán tự cấp nƣớc dựa vào công nghệ rẻ tiền và do tƣ nhân quản lý.

Từ cuối thập niên 1990 đến nay đã thay đổi cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống và định hƣớng cung sang tiếp cận mới, coi tài nguyên nƣớc là một hàng hóa kinh tế. Việc coi tài nguyên nƣớc là hàng hóa kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến

nhu cầu nƣớc của ngƣời tiêu dùng, hay đúng ra là phải đảm bảo về lƣợng và chất cho ngƣời tiêu dùng với mức giá đƣợc xây dựng đảm bảo các chi phí. Phƣơng pháp đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc mang tính địa phƣơng ở các mức độ cung cấp dịch vụ, về địa điểm, thiết bị công nghệ xử lý nƣớc, bù đắp thỏa đáng chi phí vận hành.

2.3.3. Phân tích chất lượng nước tại các công trình cấp nước và các hộ dân sử dụng khu vực nghiên cứu

Đánh giá chất lƣợng nƣớc của công trình cấp nƣớc là chỉ tiêu quan trọng trong

việc xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn tại Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam. Lấy mẫu tại 7 công trình trên địa bàn Huyện Bình Lục.

2.3.4. Nghiên cứu, đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu

Thực tế là phí nƣớc sinh hoạt quá thấp, chƣa tính đủ tính đủ trong giá thành nên dẫn đến việc sử dụng nƣớc kém hiệu quả, sử dụng nhiều về lƣợng và tổn thất hệ thống cao và cuối cùng là hệ thống hƣ hỏng, chi phí khôi phục tốn kém. Cũng xuất phát từ đó mà cần thiết phải xét đến tính bền vững của dự án cấp nƣớc sạch là khả năng duy trì và mở rộng và lợi ích ở mức độ nhất định trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn.

2.3.5. Đề xuất xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Theo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, giai đoạn 2012- 2015 thì đến cuối năm 2015 có 85% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nƣớc đạt quy chuẩn QCVN 02-2009/BYT với số lƣợng ít nhất 60 lít/ngƣời/ngày; 100% các trƣờng học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn đủ nƣớc sạch. Phấn đấu đạt mục tiêu trên đã là rất khó, song để đảm bảo bền vững thì khó khăn hơn nhiều. Tình trạng xây dựng các công trình nghèo nàn, thu không đủ chi, ngƣời lao động thu nhập quá thấp, công trình xuống cấp nhanh, đó là những thách thức.

Để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống cấp nƣớc sạch nông thôn, sử dụng phƣơng pháp đánh giá cho điểm theo trọng số.

Để xây dựng quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hƣớng bền vững cần xét đến những mô hình quản lý hệ thống và nguyên nhân ảnh hƣởng đến tính bền vững của hệ thống. Có 4 mô hình cấp nƣớc sạch nông thôn (i) Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, với quy mô địa phƣơng mà tác nhân chính là cộng đồng, mô hình này không có khả năng mở rộng ủy thác; (ii) Mô hình quản lý kiểu đô thị, cũng với quy mô địa phƣơng mà tác nhân chính là Doanh nghiệp Đô thị, mô hình này mở rộng khả năng ủy thác vào loại “Bền vững”; (iii) Mô hình quản lý kiểu ủy thác/ thầu khoán, tác nhân chính là ngƣời quản lý, quy mô của mô hình tùy thuộc khu dân cƣ, mở rộng khả năng ủy thác rất cao vào loại “Rất bền vững”; (iv) Mô hình tƣ nhân quản lý, tác nhân chính là chủ đầu tƣ, với quy mô địa phƣơng, thuộc lĩnh vực tƣ nhân quản lý “Bền vững”.

Từ việc phân tích các loại mô hình nhƣ trên, cùng với việc phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, xem xét mức độ bền vững của hệ thống cấp nƣớc sạch nông thôn là hàm của nhiều yếu tố về nguồn nƣớc, về tổ chức, vận hành bảo dƣỡng, về tài chính, có sự tham gia của cộng đồng và bảo vệ môi trƣờng, từ đó xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn tập trung vào 06 nội dung: (i) Quản lý tài nguyên nƣớc và môi trƣờng lƣu vực; (ii) Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững; (iii) Quản lý tài chính; (iv) Cộng đồng tham gia quản lý công trình CNTTNT; (v) Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nƣớc và bảo vệ môi trƣờng lƣu vực; (vi) Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu, bao gồm: (i) Phƣơng pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế; (ii) Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp; (iii) Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; (iv) Phƣơng pháp thu thập tài liệu, (v) Phƣơng pháp đánh giá theo trọng số và phƣơng pháp chuyên gia.

2.4.1. Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế

Để đánh tổng quan hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc tập trung tại khu vực nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành điều tra thực tế tại 07 công trình

Formatted: Level 2, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

Formatted: Level 3, Line spacing: 1,5 lines, Adjust space between Latin and Asian text, Adjust space between Asian text and numbers

Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: 1,5 lines

CNTTNT: Công trình xã Hƣng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ, công trình xã An Ninh, công trình xã Phú Phúc, công trình xã Bối Cầu, công trình xã Ngọc Lũ và công trình xã Vũ Bản.

Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc sạch tại khu vực nghiên cứu. Mẫu đƣợc lấy là mẫu nƣớc sau xử lý tại các trạm CNTTNT và từ các hộ gia đình sử dụng.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Số liệu đƣợc thu thập ở cấp huyện thông qua phiếu điều tra thu thập số liệu/cập nhật cấp nƣớc của ngƣời hƣởng lợi dùng nƣớc từ các công trình cấp nƣớc tập trung. Kết quả thu thập đƣợc về chất lƣợng nƣớc cấp, chất lƣợng dịch vụ, chi phí của ngƣời hƣởng lợi, sự tham gia của ngƣời hƣởng lợi đƣợc chọn lọc, tổng kết và đánh giá chi tiết (Chi tiết tại phụ lục 03)

2.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Đây là một phƣơng pháp định lƣợng trong việc xác định chất lƣợng nƣớc cấp theo 14 chỉ tiêu đƣợc quy định trong QCVN 02:2009/BYT ban hành năm 2009. Tác giả đã lấy mẫu nƣớc trực tiếp từ các các bể sau xử lý và từ các hộ gia đình bằng các dụng cụ phù hợp và phân tích theo các chỉ tiêu tại phòng phân tích xét nghiệm nƣớc thuộc Trung tâm Quốc gia Nƣớc sạch và VSMTNT.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 41 -41 )

×