Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững:

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 69)

a. Giám sát chất lƣợng nƣớc

Việc đảm bảo chất lƣợng cấp đến ngƣời sử dụng là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bền vững của công trình. Chất lƣợng nƣớc đảm bảo

theo quy chuẩn QCVN 02-2009/BYT phải đƣợc thực hiện bởi cả đơn vị cung cấp dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Đơn vị cung cấp dịch vụ: Chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền, kiểm tra theo quy định để đảm bảo chất lƣợng nƣớc. Cụ thể, là đơn vị cung cấp dịch vụ phải thực hiện giám sát định kỳ đối với các chỉ tiêu A theo QCVN 02: 2009/BYT là 3 tháng ít nhất 1 lần.

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc: Theo quy định hiện hành, Trung tâm Y tế dự phòng thuộc sở Y tế các tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí từ nguồn sự nghiệp để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm soát chất lƣợng nƣớc theo quy định. Cụ thể là giám sát định kỳ đối với các chỉ tiêu mức độ A, xét nghiệm ít nhất 1 lần trong 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nƣớc hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nƣớc có nguy cơ ô nhiễm, khi xảy ra sự cố môi trƣờng có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc hoặc khi có yêu cầu đặc biệt khác, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và thực hiện giám sát đột xuất.

b. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, vận hành

- Bố trí đủ nhân lực đảm bảo công tác quản lý, vận hành công trình.

- Đảm bảo công tác đào tạo và nâng cao năng lực thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành. Là hoạt động mang tính khoa học công nghệ, đội ngũ công nhân vận hành nhất thiết phải đƣợc đào tạo cơ bản, có tay nghề cao, vì thế để nâng cao hiệu quả quản lý vận hành và phát triển bền vững cần phải đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân vận hành bảo dƣỡng.

- Đội ngũ công nhân vận hành bảo dƣỡng phải đƣợc học tập nắm vững các nội quy, quy định của đơn vị, phải đƣợc học tập để nắm chắc các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quản lý vận hành. Những công nhân mới ra trƣờng phải đƣợc học tập, kèm cặp, giúp đỡ của những công nhân có tay nghề cao, hiểu biết tình hình hệ thống công trình trƣớc khi chính thức đƣợc tham gia vận hành bảo dƣỡng.

- Hàng năm, đội ngũ công nhân vận hành phải đƣợc học tập để tiếp thu những công nghệ, quy trình quản lý mới, đƣợc học tập để nâng cao trình độ và thi nâng bậc, tay nghề.

- Cần cử các cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ, hội thảo trao đổi kinh nghiệm gữa các đơn vị quản lý vận hành trong tỉnh và gữa các tỉnh với nhau. Những kinh nghiệm, thông tin đƣợc trao đổi, chia sẻ không chỉ giúp trực tiếp mà còn gợi mở nhiều hƣớng đi, giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ vận hành, quản lý của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ.

- Giúp cán bộ tại các đơn vị dịch vụ cấp nƣớc sử dụng tài liệu để thực hiện các tính toán đơn giản tra cứu các bảng biểu lập các biểu mẫu ghi chép theo dõi đánh giá, lập kế hoạch hành động trung dài hạn và hàng năm, kiểm tra, theo dõi giám sát, phân tích, kiểm nghiệm chất lƣợng nƣớc sạch theo qui chuẩn Bộ Y tế ban hành.

c. Duy tu và sửa chữa, thay thế công trình, thiết bị

- Các công trình CNTTNT sau khi xây dựng xong đƣa vào quản lý vận hành nhất thiết phải có quy trình vận hành, trong đó có quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì bảo dƣỡng, sửa chữa và thay thế các công trình, thiết bị. Quy trình phải đƣợc các cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

- Các công trình CNTTNT cũng phải xây dựng các định mức duy tu sửa chữa, thay thế công trình thiết bị. Các đơn vị quản lý vận hành công trình CNTTNT căn cứ vào quy trình duy tu sửa chữa và định mức kinh tế kỹ thuật để tính toán chi phí vận hành bảo dƣỡng trong giá thành dịch vụ cấp nƣớc và lập kế hoạch hàng năm của đơn vị.

- Công tác duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với hiệu quả hoạt động và sự bền vững của hệ thống. Công tác duy tu, sửa chữa thay thế công trình thiết bị đƣợc làm theo đúng quy định thực tế sẽ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả công trình.

Đối với các công trình cấp nƣớc có thu tiền sử dụng nƣớc theo đồng hồ, khối lƣợng nƣớc thô đƣợc khai thác, sau khi xử lý và đƣợc sử dụng đƣợc tính qua đồng hồ và từ đây tính đƣợc mức độ thất thoát trong quá trình xử lý nƣớc và thất thoát do rò rỉ. Tại công trình số liệu về thời gian hút nƣớc, lƣợng nƣớc hút, lƣợng nƣớc đƣợc bơm lên tháp hoặc bơm đẩy vào hệ thống cấp cung cấp nƣớc đƣợc ghi chép một cách đầy đủ để kiểm soát cân bằng khối lƣợng nƣớc khai thác, cung cấp cũng nhƣ thất thoát. Từ số liệu tính toán thất thoát nƣớc sẽ có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)