Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 112)

Một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng cùng với các chiến lược xúc tiến bài bản tự chúng không thể đảm bảo kết quả hoạt động thực tế. Quá trình xúc tiến đầu tư muốn thành công cần có đựợc những nhân viên nắm bắt tốt những nhiệm vụ liên quan và có đầy đủ nhiệt tình, kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, tỉnh cần phải tạo nguồn nhân lực, hình thành một đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có tính chuyên nghiệp cao, chú trọng đào tạo lực lượng nòng cốt xúc tiến đầu tư trong số những cán bộ có kinh nghiệm thực tế thị trường quốc tế từ các doanh nghiệp.

3.4.4. Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư cũng cần được quan tâm. Bởi vì, hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư phụ thuộc một phần quan trọng vào nguồn tài chính dành cho công tác này. Do vậy, UNND tỉnh và Trung tâm Xúc tiến Thương mại cần nghiên cứu và đề ra chính sách cụ thể, trích từ ngân sách nhà nước hoặc từ các quỹ phát triển khác nhau, một khoản kinh phí hợp lý, để thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh cũng nên tìm kiếm thêm những nguồn quỹ khác như :

* Từ viện trợ quốc tế:

Thường có một số tổ chức quốc tế chuyên cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ cho việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, các chương trình xúc tiến đầu tư tư nhân, chương trình nâng cấp, mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng quản trị kinh doanh... Cơ quan xúc tiến đầu tư nên thảo luận với những tổ chức này để có được sự hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến FDI.

Những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế có thể là: - Hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn đầu, đặc biệt trong việc xác định quyền hạn và nghĩa vụ của từng phòng ban cụ thể.

- Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên - công tác phát triển đội ngũ nhân viên gồm nhiều hoạt động đa dạng như cung cấp các khoá đào tạo ngắn hạn về những chủ đề đã được cơ quan xúc tiến lựa chọn, tư vấn về các kỹ năng cụ thể trong xúc tiến đầu tư để làm việc tại cơ quan.

- Công nghệ thông tin quản trị - cơ quan xúc tiến đầu tư cần tìm hiểu những nguồn hỗ trợ tài chính từ những tổ chức quốc tế nhằm phát triển Website hiện tại và xây dựng các trung tâm thông tin cùng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư.

* Từ khu vực tư nhân:

Cũng như rất nhiều hình thức hỗ trợ đến từ khu vực tư nhân. Nói chung, khu vực tư nhân thường không cung cấp nguồn tài chính nhưng lại sẵn sàng hợp tác trong các hoạt động xúc tiến đa dạng khác. Những đóng góp có thể có được từ khu vực tư nhân là:

- Hợp tác trong việc phát hành những bản giới thiệu hướng dẫn kinh doanh và gửi chúng tới các nhà đầu tư tiềm năng.

- Hỗ trợ duy trì trang web bằng việc cung cấp những thông tin cập nhật nhất. Chẳng hạn một công ty luật có thể cung cấp cho cơ quan xúc tiến đầu tư bản dịch tiếng Anh về những luật lệ và quy chế mới ban hành để đưa lên các trang web.

- Hỗ trợ tổ chức những buổi hội thảo đầu tư như chuẩn bị nguyên vật liệu, cung cấp nguồn tài chính…

Hạn chế về nguồn lực đang là vấn đề chung của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào, đặc biệt là các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các nước đang và chậm phát triển. Tuy nhiên nếu thiếu nguồn tài chính đảm bảo thì thành công của chương trình rất khó đạt được nên vấn đề cải tạo ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình lập dự thảo sử dụng ngân sách quỗc gia hàng năm.Đồng thời các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng phải tự nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung cho ngân quỹ hoạt động của mình.

Thực hiện các biện pháp nêu trên một cách đồng bộ trong công tác vận động xúc tiến đầu tư chắc chắn mang hiệu quả và sẽ góp phần tạo ra một môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư nguồn vốn FDI vào tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chiến lược trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới của Nghệ An là: Tăng nguồn vốn đầu tư FDI cho đầu tư phát triển, thu hút lực lượng lao động, tiếp thu khoa học – công nghệ tiên tiến và góp phần tăng nguồn thu của ngân sách tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng GDP, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành địa chỉ hấp dẫn, an toàn và hiệu quả cho các dự án đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu đó tỉnh Nghệ An cần phải :

Tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI. Ngoài những giải pháp ở tầm vĩ mô, tỉnh Nghệ An đã thể hiện rõ quyết tâm của mình trong việc thu hút vốn đầu tư FDI thông qua việc ban hành nhiều chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, qua việc giải quyết kịp thời các vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài ở từng dự án cụ thể, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể :

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, UBND tỉnh, nâng cao nhận thức về FDI, cải tiến quản lý Nhà nước và tiếp tục cải cách hành chính trong công tác quản lý nguồn vốn FDI.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể, lập kế hoạch và dự án đầu tư. - Đẩy mạnh và dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư một cách chủ động, tích cực chú trọng công tác tuyên truyền giới thiệu tiềm năng của tỉnh với đối tác nước ngoài.

- Cần đẩy mạnh công tác, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ cho nhu cầu hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn FDI.

- Thành lập các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp có vốn FDI nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động cũng như tổ chức các hoạt động xã hội khác…có như vậy mới từng bước tạo ra được môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể rút ra một số kết luận sau:

- Môi trường đầu tư nói chung, môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng phản ánh những yếu tố đặc thù có tính chất quyết định đến cơ hội và là động lực để thu hút được nguồn vốn vào phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, địa phương. Một môi trường đầu tư tốt sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân có hiệu quả - động lực cho tăng trưởng và giảm đói nghèo, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân, củng cố thêm nguồn thu thuế bền vững để thực hiện cho các mục tiêu xã hội khác...

- Một môi trường thu hút đầu tư tốt sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế của địa phương. Do đó, công tác cải thiện môi trường thu hút đầu tư cần được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cần phải xác đinh rõ rằng : cải thiện môi trường đầu tư là cả một quá trình lâu dài và không ngừng đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo địa phương, của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, kết quả chỉ số PCI được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, yếu trong môi trường thu hút đầu tư, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương tốt hơn, giám sát công tác quản lý điều hành của bộ máy hành chính, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế tác động một cách tích cực nhất đến hiệu quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tỉnh Nghệ An với tiềm năng, lợi thế và thiện chí của tỉnh, đã và đang từng bước khẳng định là một địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư với các yếu tố : cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, thuận lợi, hình ảnh của Nghệ An dần được gắn liền với những thương hiệu lớn, công nghiệp hỗ trợ bước đầu hình thành và gia tăng các dịch vụ hỗ

trợ doanh nghiệp… Sự hội tụ đó đảm bảo cho Nghệ An những điều kiện cần và đủ để trở thành địa chỉ tham gia cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, chứ không đơn giản chỉ là cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An cho thấy vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An, đây cũng là những hạn chế chung của nhiều địa phương trong cả nước :

-Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, còn nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Việc thực thi pháp luật, chính sách còn tuỳ tiện, chưa nhất quán.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo và thủ tục hành chính quá phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan... Các tiêu chí cấp phép và từ chối cấp phép còn thiếu minh bạch, chưa rõ ràng.

- Sự tồn tại nhiều bộ luật riêng liên quan đến hoạt động kinh doanh (Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thu hút đầu tư nước ngoài,...) đã tạo ra một mặt bằng kinh doanh thiếu nhất quán, không bình đẳng và thiếu tính cạnh tranh, mà biểu hiện rõ nét là độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước kéo dài, tình trạng bao cấp, cơ chế “xin - cho” vẫn còn nặng nề, hệ thống hai giá tồn tại từ nhiều năm nay,... đã làm giảm sức hấp dẫn và áp lực cạnh tranh của môi trường thu hút đầu tư đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu về mặt xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Vì vậy, trong xu thế cạnh tranh để thu thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các vùng như hiện nay, tỉnh Nghệ An cần phải tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định hướng đầu tư.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại Nghệ An tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.

- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.

- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án.

- Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Nghệ An là bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư.

- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... - Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án, khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế sẵn có, kết hợp với việc vận dụng những chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh.

Tất cả các biện pháp trên đòi hỏi sự tham gia vào cuộc của tất cả các cấp các ngành từ tỉnh tới các địa phương, hơn thế nữa là sự tham mưu của các bộ ngành để quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư nói chung và hoạt động thu hút

đầu tư nước ngoài nói riêng không những đối với Việt Nam mà tại Nghệ An đạt kết quả cao nhất.

Luận văn chủ yếu đề cập đến các nhân tố thể chế theo quan điểm PCI tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quá trình hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Nội dung đề cập không thể tránh khỏi những thiếu sót vì thế tác giả rất mong nhận đựơc sự góp ý của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Đề án tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005, Hà Nội.

2.Triệu Hồng Cẩm (2003), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Cục Đầu tư nước ngoài (2004), “ Kỷ yếu đầu tư nước ngoài”, Thời báo kinh tế Việt Nam , Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Cục đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới, Nxb Tri thức, Hà Nội.

5. Võ Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Hùng, Môi trường thu hút đầu tư nước ngoài và vấn đề cải cách thủ tục hành chính, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Trọng Hoài (2001), “ Môi trường đầu tư nào cho nguồn tài chính nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển (2)2005 , TP Hồ Chí Minh.

7. Lê Thu Hường (2008), Giải pháp gì cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà , Khoa kinh tế - Trường chính trị nghệ An. 8.Trần Đăng Long ( 2002), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà

nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ngoài tại TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Luật Đầu tư nước ngoài (1987), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Luật Đầu tư nước ngoài (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Ngân hàng thế giới (2005), Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, Báo cáo phát triển thế giới 2005, Nxb Văn hóa – thông tin.

13. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2006), Cục thống kê Nghệ An. 14. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2007), Cục thống kê Nghệ An. 15. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2008), Cục thống kê Nghệ An.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 112)