trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Nghệ An.
Vào tháng 5/2010 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã có cuộc họp thông qua dự thảo Đề án Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Điều này cũng cho thấy các nhà lãnh đạo của tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc nâng cao chỉ số này trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Dự thảo đề án đã chỉ ra nguyên nhân làm PCI từ năm 2009 - 2010 của tỉnh Nghệ An đặc biệt là năm 2009 giảm mạnh chủ yếu là do điểm số của ba chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI – năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới đây giảm mạnh. Cụ thể :
Thứ nhất, chi phí gia nhập thị trường của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với số điểm là 8,09, tụt 31 bậc so với năm 2008 và 01 bậc so với năm 2007. Nguyên nhân sự sụt giảm của chỉ số này là do một số điểm hạn chế còn tồn tại trong quá trình các doanh nghiệp tiến hành thủ tục, đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh như các văn bản pháp luật quy định về thủ tục đăng ký đầu tư còn chưa được quy định cụ thể khiến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn lúng túng trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư vào triển khai thực hiện. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất còn rườm rà, nhiều giấy tờ. Từ đó gây ra không ít trở ngại cho quá trình gia nhập của các doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, điểm chỉ số thành phần tính minh bạch trong tiếp cận thông
việc ban hành danh mục thủ tục hành chính kèm với thời gian giải quyết của các cơ quan hành chính trong tỉnh khá công phu, chặt chẽ nhưng việc áp dụng ở nhiều nơi còn chưa nghiêm túc. Tương tự, việc áp dụng ISO tại nhiều cơ quan còn mang tính hình thức. Việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự đồng nhất, chặt chẽ về quy trình thủ tục, phân cấp trách nhiệm giữa các ngành, địa phương còn chồng chéo gây ra sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư đi vào hoạt động. Dẫn đến có khá nhiều dự án đầu tư FDI triển khai chậm tiến độ và không triển khai được như năm 2008 có dự án Trung tâm dạy tiếng Hàn Quốc – DS Power International Việt Nam, dự án lắp đặt hệ thống thiết bị chả cá Surimi đông lạnh không triển khai thực hiện. Dự án Nhà máy luyện gang Kế Đạt Nghệ An của Công ty Freeland Universal triển khai chậm tiến độ…[24].
Thứ ba, chi phí không chính thức (chi phí bôi trơn) tại tỉnh Nghệ An
có chiều hướng gia tăng. Cụ thể trong năm 2009, tỉ lệ doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các chi phí không chính thức là 12%. Đáng nói hơn, tỉ lệ doanh nghiệp cho rằng chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi là 72% (so với mức lớn nhất là 77%, mức thấp nhất là 24%). Tương tự, có 60% doanh nghiệp tin rằng, công việc chỉ được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức; 68% doanh nghiệp cho biết cần phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu để có được hợp đồng với các cơ quan nhà nước.
Đây thực sự là dấu hiệu đáng lo ngại về nạn nhũng nhiễu trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến môi trường thu hút đầu tư và phát triển của tỉnh. Nguyên nhân phát sinh những chi phí không chính thức có thể kể đến là: thủ tục hành chính không công khai, minh bạch; sự lợi dụng quyền hạn, gây khó khăn của một bộ phận CBCC trong quá trình giải quyết thủ tục. Sự thiếu ổn
định, cụ thể và nhất quán của các văn bản được vận dụng theo nhiều cách khác nhau.
Khoảng cách của một điểm PCI là hàng triệu đồng lợi nhuận cho DN, là con số gia tăng về DN và GDP/người. Khoảng cách của một điểm trong chỉ số môi trường kinh doanh quốc gia là sức hấp dẫn của nền kinh tế trong mắt nhà đầu tư, là những dự án và quyết định đầu tư...
Từ những nguyên nhân trên cho thấy điểm hạn chế trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Nghệ An chủ yếu là thể hiện ở những hạn chế trong công tác điều hành của chính quyền tỉnh. Trong thời điểm của những năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới – thời điểm mà tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp, chủ đầu tư giảm sút thì vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đảm bảo các chính sách, quy định rõ ràng, minh bạch, công bằng là hết sức cần thiết. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, vì thế trở thành một công cụ tốt để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế có ảnh hưởng thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua việc phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An cho thấy Nghệ An là tỉnh có rất nhiều tiềm năng và triển vọng lớn để phát triển nhưng hiện đang thiếu nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng để phát triển.
Hoạt động thu hút nguồn vốn FDI ở Nghệ An thời gian qua cũng đã thu được những kết quả bước đầu. Tính từ năm 2006 đến 2010, toàn tỉnh thu hút được 19 dự án FDI với số vốn đăng ký là 1,112.9 triệu USD và số vốn thực hiện đến 31/12/2009 là 61.2 triệu USD [24]. Các doanh nghiệp FDI cũng đóng vào GDP của tỉnh, vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tự khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. FDI đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết bức xúc vấn đề về lao động việc làm. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nghệ An thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Từ thực trạng hoạt động thu hút FDI tại Nghệ An cho thấy môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế thể hiện qua điểm chỉ số PCI ngày càng giảm sút, đặc biệt là so với hai tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Điều này chứng tỏ công tác cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự được chú trọng và quan tâm. Vì vậy, trong thời gian tới công việc chính của tỉnh Nghệ An là phải tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà cải thiện chỉ số PCI là một yêu cầu bắt buộc để đẩy mạnh hoạt động thu hút nguốn vốn FDI cho đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ qua phân tích các nhân tố thể chế theo quan điểm PCI cho
thấy nổi lên ba vấn đề lớn cần chú ý hoàn thiện trong môi trường thu hút đầu tư nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Cụ thể :
Thứ nhất là vấn đề nguồn nhân lực. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Nghệ An mới chỉ đạt 30%, đặc biệt một số cán bộ lành nghề, các kỹ sư phục vụ cho công nghệ cao hiện còn rất thiếu.
Vấn đề thứ hai là cơ sở hạ tầng, đây là vấn đề các nhà đầu tư và Chính quyền tỉnh nắm rất rõ. Tuy nhiên, vấn đề này không phải một lúc có thể giải quyết xong được. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều tiền vốn để chuẩn bị. Do đó, trong chương trình hành động của tỉnh cũng đã nhấn mạnh vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng. Coi đây là vấn đề ưu tiên trong thời gian tới để đảm bảo cho hoạt động thu hút nguồn vốn FDI đạt hiêu quả cao hơn.
Vấn đề thứ ba, liên quan đến thủ tục hành chính. Hiện nay, tuy thủ tục hành chính đã được Đảng ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh chú ý như đã ra các quyết định mạnh mẽ trong vấn đề phân cấp: về đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, cấp phép đầu tư ….nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động thu hút nguồn vốn FDI. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Nghệ An cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác cải cách thủ tục hành chính đặc biệt lưu ý thêm nữa là vấn đề về thời gian nộp thuế, cấp phép trong xây dựng để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, ngoài việc cải thiện các nhân tố hạ tầng cứng và các nhân tố hạ tầng mềm mà quan trọng nhất là đội ngũ những nhà lãnh đạo của tỉnh cần phải năng động và sáng tạo nhiều hơn nữa trong quản lý đặc biệt là công tác quản lý thu hút vốn đầu tư.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA
TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI
Trên cơ sở phân tích các nhân tố “ mềm” tác động đến việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An, những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó và trên cơ sở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - một thông số khách quan, khoa học đánh giá chất lượng điều hành kinh tế qua đó có thể đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh mà tác giả nhận định cũng chính là xếp hạng môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng trên khía cạnh các nhân tố thể chế (chính sách điều hành kinh tế) của các tỉnh thành trong cả nước cho thấy tỉnh Nghệ An xếp hạng PCI còn rất khiêm tốn, tương ứng với mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khiêm tốn của tỉnh trong thời gian qua. Để cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Nghệ An cần phải cải thiện chỉ số PCI, cần ưu tiên công tác hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng ngày càng minh bạch thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên công việc này không thể nóng vội, không thể đòi hỏi có kết quả ngay mà cần thời gian và phải có một chiến lược cụ thể. Sau đây là một số giải pháp mà tác giả đề xuất nhằm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thúc đấy việc thu hút vốn đầu tư FDI vào địa bàn Nghệ An