Các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 27)

Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, nếu căn cứ vào các nhân tố như cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, tay nghề, điều kiện tự nhiên, khí hậu…là những đặc điểm khách quan không dễ thay đổi trong ngắn hạn. Từ lý thuyết thể chế, nhằm đánh giá chất lượng điều hành kinh tế thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An. Tác giả kế thừa và tổng hợp báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 - tiếng nói của hơn 9.980 doanh nghiệp Việt Nam và 1.155 doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của các tỉnh thành trên cả nước.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng từ năm 2005. Chỉ số PCI được xây dựng nhằm lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia, một số tỉnh lại vượt trội hơn những tỉnh khác về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển năng động

của khu vực kinh tế tư nhân. Ví dụ : Để giải thích câu hỏi nghiên cứu “ Tại sao trong những năm gần đây hoạt động thu hút vốn FDI của Nghệ An kém hơn so với hai tỉnh lân cận là Thanh Hóa và Hà Tĩnh trong khi lại có điều kiện về tự nhiên, kinh tế tốt hơn ?” trong chương 2 của luận văn.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp – thể hiện đánh giá, nhận định của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại địa phương, kết hợp các dữ liệu tin cậy, dễ dàng so sánh về địa phương thu thập từ các nguồn khác nhau để tính toán chỉ số PCI các tỉnh theo thang điểm 100. Nhóm điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2006 đã xây dựng mười nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh phản ánh những khía cạnh khác nhau của môi trường đầu tư, những khía cạnh này trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những ứng xử của chính quyền địa phương trong ngắn hạn và trung hạn. Những chỉ số thành phần này được mô tả chi tiết trong Phụ lục 1 và phụ lục 2 của luận văn. Qua các năm kể từ năm xây dựng những chỉ số thành phần và trọng số của các chỉ số thành phần luôn có sự thay đổi và điều chỉnh phù hợp để mang lại kết quả đánh giá khách quan và chính xác nhất giữa các địa phương. Đặc biệt lưu ý là sự thay đổi trong chỉ số PCI năm 2008 và 2009. Cụ thể :

Báo cáo PCI năm 2008 đưa thêm chỉ số mới vào phân tích năng lực cạnh tranh – chỉ số cơ sở hạ tầng. Một loạt các báo cáo cấp cao trong thời gian đó cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang làm giảm lợi thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, tăng cường phân cấp tài khóa, về mặt lý thuyết sẽ tăng cơ hội để các tỉnh có thể huy động nguồn lực của mình cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Do đó việc sử dụng số liệu PCI để đi sâu tìm hiểu chủ đề này là rất cần thiết.

Chỉ số PCI năm 2009 đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một mốc đặc biệt quan trọng. Do tình trạng suy thoái toàn cầu,

tâm lý lạc quan của doanh nghiệp đã giảm so với những năm trước. Chỉ 65% doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong năm tới, so với 78% năm 2008 và 77% năm 2007 .[31, tr 9]

Trong bối cảnh đó, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của doanh nghiệp. Việc đảm bảo các chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng, kinh doanh trong tương lai. Chính vì vậy, chỉ số PCI 2009 là một công cụ định hướng tốt giúp các địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng khắc phục điểm yếu và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

So với chỉ số PCI năm 2006, chỉ số PCI năm 2009 có sự thay đổi trong mười nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Thay đổi lớn nhất đó là việc lược bỏ một chỉ số thành phần “ Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước”, theo ý kiến của các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách thì vấn đề ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước không còn là trở ngại lớn đối với môi trường kinh doanh tại các địa phương. Lý do là các doanh nghiệp nhà nước địa phương phần lớn đã được cổ phần hóa và không còn là rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân.[31, tr 13]

Báo cáo PCI năm 2010 được thực hiện dựa trên kết quả điều tra 7.300 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế trong thời gian qua. Năm 2010 cũng là năm đầu tiên PCI mở rộng phạm vị điều tra đến cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Tiếng nói của 1.155 doanh nghiệp FDI góp phần đưa ra những đánh giá sâu sắc về thực trạng FDI tại Việt Nam và những thách thức Việt Nam phải đối mặt trong nỗ lực cải thiện môi trường thu hút các dự án đầu tư FDI có giá trị tăng cao nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.

Những chỉ số thành phần của PCI được mô tả dưới đây :

1.1.3.1. Chi phí gia nhập thị trường.

Chỉ số thành phần này đo lường thời gian và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.

1.1.3.2. Tiếp cận đất đai và sử ổn định trong sử dụng đất.

Chỉ số thành phần này đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

1.1.3.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

1.1.3.4. Chi phí thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước.

Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Năm 2009, chỉ số này cũng bao gồm các chỉ tiêu đo lường sự tiến bộ của cải cách hành chính công (CCHCC).

1.1.3.5. Chi phí không chính thức.

Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những chi phí không chính thức như

vậy có đem lại kết quả hay “ dịch vụ” như mong đợi không và liệu có phải các cán bộ nhà nước sử dụng các quy định pháp luật của địa phương để trục lợi không?

1.1.3.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Chỉ số thành phần này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

1.1.3.7. Chất lượng đào tạo lao động.

Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

1.1.3.8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Đo lường sự sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ công nghệ, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng các dịch vụ này.

1.1.3.9. Thiết chế pháp lý.

Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không.

1.1.3.10. Chỉ số cơ sở hạ tầng.

Chỉ số cơ sở hạ tầng bao gồm bốn chỉ số thành phần: Khu công nghiệp và cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đo lường chất lượng và khả năng đáp ứng

của khu công nghiệp địa phương; Đường giao thông và đánh giá độ bao phủ đường tại các tỉnh thành ở Việt Nam; Các dịch vụ công ích, đo lường chi phí và độ tin cậy của dịch vụ năng lượng và viễn thông tại địa phương; tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông.

Xếp hạng PCI thể hiện tổng điểm của 9 chỉ số thành phần (mức trọng số được minh họa trong bảng 1.2). Các trọng số này đã được điều chỉnh lại vào 2009 nhằm đảm bảo chỉ số PCI phản ánh đúng những vận động thay đổi của nền kinh tế và thay đổi trong môi trường thể chế Việt Nam. Mục tiêu của việc sử dụng trọng số là nhằm đảm bảo chỉ số PCI được tính toán và và phản ánh theo kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân nhằm cung cấp cho lãnh đạo, cán bộ địa phương những thông tin hợp nhất về tác động của việc thực hiện chính sách đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần.

TT Chỉ số thành phần Trọng số thực tế Trọng số làm tròn

1 Gia nhập thị trường 9,61% 10%

2 Tiếp cận đất đai 2,37% 5%

3 Tính minh bạch 19,77% 20%

4 Chi phí thời gian 14,12% 15%

5 Chi phí không chính thức 9,00% 10%

6 Tính năng động 12,36% 10%

7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 6,71% 5%

8 Đào tạo lao động 20,03% 20%

9 Thiết chế pháp lý 6,04% 5%

Tổng 100% 100%

Nguồn : VCCI (2009), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNC I, 14(2009), Hà Nội.

Các chỉ số thành phần có tác động lớn nhất đến tăng trưởng, đầu tư và lợi nhuận của khu vực kinh tế tư nhân có mức trọng số cao nhất là 20%. Theo đó, các chỉ số thành phần ít ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân có mức trọng số thấp nhất là 5%. Trọng số 10 % và 15% được dành cho các chỉ số có mức ảnh hưởng trung bình. Trong đó, tính minh bạch và chất lượng đào tạo lao động là hai nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện điểm số PCI ( tức ảnh hưởng lớn đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)