Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với bất kì địa phương nào. Trong bối cảnh các tỉnh, thành phố đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các địa phương giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm của giải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng như việc đưa ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vận động chung chung. Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là
một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược xúc tiến. Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở các địa phương khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình.
Đối với tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư mới chỉ đóng góp một phần khiêm tốn vào kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh trong các năm qua, chính vì vậy, trong bảng xếp hạng PCI những năm từ 2006 – 2008, điểm số chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn ở mức rất thấp so với cả nước (xếp vị thứ 53/64 tỉnh năm 2006, 57/64 tỉnh năm 2008), do các nhân tố thuộc chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như số hội chợ thương mại tổ chức gần như không có, các công tác hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến đầu tư chưa được tỉnh quan tâm chú trọng, đại bộ phận các dự án chủ yếu do các nhà đầu tư chủ động đề xuất và quyết định. Vai trò quản lý nhà nước trong xúc tiến đầu tư còn hạn chế và chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trở nên nóng bỏng giữa các quốc gia trong khu vực, và giữa các tỉnh thành trong cả nước thì tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư và việc nâng cao điểm chỉ số thành phần : Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đòi hỏi phải được đặt lên hàng đầu.
Trong chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, Ban chấp hành Đảng bộ Nghệ An đã ban hành nghị quyết số 03 NQ - TƯ về chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách giai đoạn 2006 - 2010. Xác định đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đưa tỉnh phát triển, trong thời gian qua , tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hoạt động hướng tới doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Nghệ An trong tháng 3 - 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh; cuộc gặp gỡ các doanh nhân là người Nghệ An tại Hà Nội; cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư tại Thành phố Vinh tháng 12- 2008... đã được thực hiện. [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh ủy Nghệ An lần thứ XVI, tr 47]
Và để thực hiện thành công nghị quyết 03 - NQ/TU, thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua những biện pháp sau :