5.2.1 Phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biệt:
Sau khi gá chi tiết gia công lên máy, tiến hành cắt đi một lớp phoi rất ngắn của chi tiết gia công. Sau đó dừng máy đo thử kích thước vừa nhận được. Nếu chưa đạt kích thước yêu cầu thì điều chỉnh dao ăn sâu hơn nữa, rồi lại cắt thử, quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi đạt kích thước yêu cầu, sâu đó tiến hành cắt toàn bộ chiều dài chi tiết gia công.
Phương pháp này chỉ dùng trong sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, trong công nghệ sữa chữa và chế thử.
Ưu, nhược điểm của phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biệt :
a. Ưu điểm :
- Có thể đạt được độ chính xác về kích thước nhờ rà gá.
- Có thể loại trừ ảnh hưởng của dao mòn đến độ chính xác gia công. - Tận dụng được những phôi không chính xác nhờ phân bố lại lượng dư. - Không cần những đồ gá phức tạp.
b. Nhược điểm :
- Độ chính xác gia công của phương pháp này hạn chế bởi bề dày bé nhất của lớp phoi cắt.
- Người thợ phải chú ý cao nên dễ mệt, dễ sinh phế phẩm.
- Năng suất thấp.
- Đòi hỏi trình độ tay nghề cao. - Giá thành cao.
5.2.2 Phương pháp tự động đạt kích thước:
Theo phương pháp này, dụng cụ cắt có vị trí tương quan cố định so với vật gia công. Vị trí này được đảm bảo cố định nhờ các cơ cấu định vị của đồ gá. Khi gia công theo phương pháp này máy và dao đã được điều chỉnh trước (hình 5.1).
36 Hình 5.1
Ưu, nhược điểm của phương pháp tự động đạt kích thước:
- Đảm bảo độ chính xác gia công, giảm phế phẩm. - Năng suất cao vì chỉ cắt một lần là đạt kích thước. - Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phương pháp này cũng có một số hạn chế về mặt hiệu quả kinh tế nếu loại sản xuất bé vì : - Phí tổn về việc thiết kế, chế tạo đồ gá cũng như phí tổn về công và thời gian cho việc điều chỉnh cao.
- Phí tổn về việc chế tạo phôi chính xác đôi khi không bù lại được nếu số chi tiết gia công quá ít. - Nếu chất lượng dụng cụ kém, mau mòn thì kích thước điều chỉnh sẽ bị phá hoại nhanh chóng, do đó phải liên tục điều chỉnh lại, gây tốn kém, phiền phức.