Các thành phần của quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 28)

1. Nguyên công: là một phần của QTCN, nó được hoàn thành liên tục tại một địa điểm làm việc do một hoặc một nhóm công nhân thực hiện.

Ví dụ : tiện trục bậc như hình 4.1 :

Hình 4.1

- Kẹp một đầu trong mâm cặp và đầu kia chống tâm, gia công hai mặt B, C. - Trở đầu và gia công tiếp tại máy đó bề mặt A.

Vậy cả ba mặt A, B, C được gia công liên tục tại một địa điểm, trên một máy nên cả ba bề mặt được thực hiện trong một nguyên công.

Nếu tiện xong cả ba mặt, sau đó đem tới máy phay để phay rãnh H thì ta đã thực hiện hai nguyên công.

Việc phân chia QTCN thành các nguyên công nhằm đảm bảo sự cân bằng trong sản xuất.

2. Gá: là một phần của nguyên công, được thực hiện trong một lần gá đặt của chi tiết. Một nguyên công có thể có một hay nhiều lần gá.

3. Vị trí: là một phần của nguyên công, được xác định bởi một vị trí tương quan giữa dao và chi tiết. Mỗi lần gá có thể có một hoặc nhiều vị trí.

4. Bước: là một phần của nguyên công tiến hành gia công trong cùng một bề mặt (hoặc một tập hợp nhiều bề mặt), sử dụng một dao (một tập hợp dao), đồng thời chế độ làm việc của máy duy trì không đổi. Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều bước.

29

5. Đường chuyển dao: là một phần của bước để hớt đi một lớp vật liệu có cùng chế độ cắt và cùng một dao. Mỗi bước có thể có một hoặc nhiều đường chuyển dao.

6. Động tác: là một hành động của công nhân để điều khiển máy. Động tác là đơn vị nhỏ nhất của QTCN.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 28)