Quá trình gá đặt chi tiết gia công

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 46)

6.4.1 Khái niệm về quá trình gá đặt :

47

- Định vị là quá trình xác định vị trí tương quan giữa chi tiết gia công với máy hoặc dao.

- Kẹp chặt là quá trình cố định chi tiết sau khi định vị để nó không bị thay đổi vị trí dưới tác dụng của ngoại lực, chủ yếu là lực cắt.

Trong quá trình gá đặt thì quá trình định vị được thực hiện trước. Không bao giờ có sự xảy ra đồng thời hay kẹp chặt trước định vị.

6.4.2 Các phương pháp gá đặt chi tiết khi gia công:

a. Phương pháp rà gá : Có thể rà trực tiếp trên máy hoặc theo dấu đã vạch sẵn.

Để thực hiện phương pháp này, công nhân dùng mắt của mình với những dụng cụ như bàn ra, mũi rà, đồng hồ so,... để xác định vị trí của chi tiết so với máy hoặc dao.

Ưu-nhược điểm của phương pháp rà gá:

Ưu điểm:

- Có thể đạt được yêu cầu về độ chính xác.

- Tận dụng được những phôi liệu có độ chính xác kém bằng cách linh động bố trí lượng dư khi vạch dấu.

- Có thể loại trừ được ảnh hưởng của dao mòn tới độ chính xác gia công vì đối với mỗi chi tiết đều rà gá theo kích thước.

- Không cần đến những đồ gá phức tạp. Nhược điểm :

- Tốn nhiều thời gian để thực hiện rà hay vạch dấu. - Yêu cầu bật thợ cao.

- Độ chính xác kém vì đường vạch dấu lớn.

Phương pháp rà gá thường được dùng trong sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt nhỏ, những trường hợp mặt phôi quá thô, không dùng trên đồ gá được.

b. Phương pháp tự động đạt kích thước :

Theo phương pháp này, dụng cụ cắt cơ vị trí tương quan cố định so với chi tiết gia công (tức vị trí đã điều chỉnh). Vị trí này được đảm bảo cố định nhờ các cơ cấu định vị của đồ gá. Khi gia công theo phương pháp này, máy và dao được điều chỉnh trước.

48

Trên hình 6.9 trình bày ví dụ gá đặt bằng phương pháp tự động đạt kích thước khi phay bằng dao phay dĩa 3 mặt cắt, dao đã được điểu chỉnh trước, đảm bảo kích thước a, b.

Ưu nhược điểm của phương pháp gá tự động đạt kích thước

Ưu điểm:

- Gá đặt chính xác, độ chính xác gia công ít phụ thuộc vào tay nghề công nhân. - Thời gian gá đặt nhỏ, do đó nâng cao được năng suất gia công.

Nhược điểm:

- Số lượng chi tiết gia công trong một loạt phải đủ lớn. - Không tận dụng được một số phôi có sai số lớn.

- Nếu dụng cụ cắt mòn nhanh thì thời gian giữa hai lần điều chỉnh ngắn lại, làm giảm độ chính xác gia công và làm tăng chi phí gia công.

49

Chủ đề 7: Chọn phôi, chuẩn bị phôi và xác định lượng dư gia công

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 46)