Lượng dư gia công và xác định kích thước phôi

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 50)

7.2.1 Khái niệm về lượng dư gia công

- Lượng dư gia công là lớp kim loại được hớt đi trong quá trình gia công.

51

Zb = a - b, (7.1)

Trong đó a và b là kích thước của nguyên công sát trước và nguyên công đang thực hiện.

- Lượng dư tổng cộng Z0 là lớp kim loại cần phải hớt đi của tất cả các nguyên công (bước) để

gia công bề mặt đó, nghĩa là bằng tổng các lượng dư trung gian.

(7.2)

Trong đó : n - số nguyên công (bước) để gia công bề mặt đó. Aph , Act : kích thước phôi và kích thước chi tiết.

- Lượng dư đối xứng: tồn tại khi gia công các mặt tròn xoay đối xứng và khi gia công các mặt phẳng đối xứng.

hay 2Zb = da - db và 2Zb = la - lb (7.3)

hay 2Zb = db – da và 2Zb = lb – la (7.4)

Trong đó:

- 2Zb là lượng dư gia công đường kính hoặc lượng dư hai phía khi gia công các mặt phẳng đối xứng.

- da và db là các đường kính bề mặt ở bước hay nguyên công trước và ở bước hay nguyên công đang thực hiện.

- la và lb là các kích thước giữa các mặt phẳng ở bước hay nguyên công trước và ở bước hay nguyên công đang thực hiện.

Hình 7.1 Lượng dư đối xứng.

- Lượng dư không đối xứng: tồn tại khi các bề mặt được gia công không phụ thuộc lẫn nhau (hình 10.2)

52

Hình 7.2 Lượng dư không đối xứng.

Như vậy: Zb1 = a1 – b1; : Zb2 = a2 – b2

Lượng dư gia công một phía là một trường hợp đặc biệt của lượng dư không đối xứng khi có một bề mặt đối diện không được gia công.

7.2.2 Các yếu tố tạo thành lượng dư trung gian

Lượng dư trung gian của nguyên công đang thực hiện gồm : - Độ nhấp nhô bề mặt của nguyên công sát trước để lại Rzi-1. - Lớp bề mặt hư hỏng Ti-1.

- Những sai lệch không gian do nguyên công sát trước để lại i-1 - Sai số gá đặt i do nguyên công đang thực hiện gây nên.

Đối với lượng dư một phía Zbmin = Rzi-1 + Ti-1 + i-1 + i (7.5)

Đối với lượng dư đối xứng : (7.6)

7.2.3 Các phương pháp xác đinh lượng dư

a. Phương pháp thống kê kinh nghiệm :

Ở đây lượng dư gia công được xác định bằng tổng giá trị lượng dư các bước gia công theo kinh nghiệm của lượng dư thường được tổng hợp thành bảng trong các sổ tay thiết kế công nghệ. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là không xét đến những điều kiện gia công cụ thể nên giá trị lượng dư thường lớn hơn cần thiết .

b. Phương pháp tính toán phân tích:

Phương pháp này tính lượng dư cho hai trường hợp:

- Dụng cụ cắt được đều chỉnh sẵn trên máy, phôi được xác định vị trí nhờ đồ ga. - Phôi được rà gá sẳn trên máy.

Ở đây tính lượng dư cho trường hợp đầu.

Khi gia công một loạt phôi cùng loại trên máy điều chỉnh sẵn vì kích thước của phôi thay đổi trong giới hạn dung sai  nên lượng dư cũng sẽ thay đổi. Những phôi trong loạt kích thước amin thì khi gia công sẽ có kích thước bmin lượng dư Zbmin những phôi kích thước amax thì khi gia công xong sẽ có kích thước bmax lượng dư gia công Zbmax giá trị thực tế của lượng dư gia công sẽ nằm trong lượng dư Zbmin và Zbmax

53

Hình 7.3

CH kích thước điều chỉnh dụng cụ cắt ứng với cả loạt phôi.

Zbmin = amin – bmin (7.7)

Zbmax = amax -bmin (7.8)

Thay: amax = amin + a ; bmax = bmin + b

Thì : Zbmax = ( amin+ a) - ( bmin + a) = ( amin - bmin )+ (a - b)

= Zimin + a- b (7.9)

- Mặt ngoài đối xứng :

2Zbmin = Damin - Dbmin (7.10)

2Zbmax = Damax - Dbmax (7.11)

- Mặt trong đối xứng

2Zbmin=Dbmax – Damax (7.12) 2Zbmax =Dbmin - Damin (7.13)

Dung sai lượng dư :

- Bề mặt không đối xứng : Z =Zbmax- Zbmin = a - b - Bề mặt đối xứng : Z = 2Zbmax- 2Zbmin = Da - Db

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 50)