Các phương pháp chế tạo phôi

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 49)

7.1.1 Phôi chế tạo bằng phương pháp đúc

Phôi đúc được chế tạo bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn có hình dạng, kích thước xác định. Sau khi kim loại kết tinh ta thu được chi tiết có hình dạng và kích thước yêu cầu.

Ưu nhược điểm của phương pháp đúc :

- Có thể đúc được tất cả các kim loại và hợp kim.

- Có thể gia công những chi tiết rất nhỏ, khối lượng từ vài gam đến vài tấn. - Có thể chế tạo những chi tiết từ đơn giản đến rất phức tạp.

- Có thể đạt độ bóng, độ chính xác khá cao bằng phương pháp đúc đặc biệt. - Có dạng sản xuất linh động phù hợp với công nghệ địa phương.

- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa. - Giá thành hạ, vốn đầu tư ít.

Nhược điểm của phương pháp đúc là : - Hao tốn kim loại nhiều.

- Là phương pháp gia công không chính xác, năng suất thấp, nhất là đúc bằng khuôn cát. - Kiểm tra khuyết tật trong vật đúc khó khăn.

Các loại phôi đúc:

- Đúc trong khuôn cát: - Đúc trong khuôn kim loại: - Đúc áp lực,

- Đúc trong khuôn có mẫu chảy, - Đúc ly tâm….

7.1.2 Phôi chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực

Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ làm cho kim loại bị biến dạng theo hình dạng và kích thước yêu cầu.

Ưu nhược điểm của phương pháp gia công áp lực:

Ưu điểm:

50

- Độ chính xác về hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt phôi cao. - Rút ngắn được các bước của quá trình công nghệ.

- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa nên năng suất cao.

Nhược điểm:

- Khó chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp.

- Không áp dụng được đối với các kim loại và hợp kim có tính dẻo thấp. - Tính linh hoạt của phương pháp bị hạn chế.

Các loại phôi gia công áp lực

- Phôi từ thép cán. - Phôi rèn tự do. - Phôi dập thể tích. - Phôi dập tấm.

7.1.3 Phôi hàn

Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều kim loại lại với nhau bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái chảy hay dẻo, sau đó có thể dùng hoặc không dùng áp lực để ép chi tiết hàn dính chặt với nhau.

Đặc điểm của hàn:

- Tiết kiệm kim loại.

- Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu.

- Hàn có khả năng nối được những chi tiết kim loại có tính chất khác nhau. - Thiết bị hàn đơn giản, dễ chế tạo.

- Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.

- Nhược điểm: Sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, vật hàn dễ cong vênh.

* Các phương pháp hàn

a. Hàn nóng chảy:

Trong nhóm này ta gặp các phương pháp hàn khí, hàn hồ quang tay, hàn tự động và bán tự động dưới lớp thuốc, hàn trong môi trường có khí bảo vệ , hàn điện xỉ , hàn plasma…

b. Hàn áp lực : Thường gặp dưới các dạng sau :

- Hàn dưới tác dụng của nguồn nhiệt và áp lực: hàn điểm , hàn đường, hàn điện trở, hàn khuếch tán.

- Hàn dưới tác dụng của áp lực: hàn nguội , hàn nổ, hàn siêu âm .

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHẾ TẠO MÁY 1 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)