6.3.1 Chọn chuẩn thô
Khi chọn chuẩn thô phải bảo đảm :
- Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.
- Đảm bảo độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan những bề mặt không gia công và những bề mặt sắp gia công.
45
Dựa theo hai yêu cầu trên mà người ta đưa ra năm nguyên tắc sau :
a. Nếu chi tiết gia công có một bề mặt không gia công thì nên lấy bề mặt đó làm chuẩn thô, như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt không gia công là nhỏ nhất.
Hình 9.3a: mặt A không gia công, lấy A làm chuẩn thô để gia công các bề mặt B, C, D; các mặt này sẽ đồng tâm với mặt A.
Hình 9.3b : chọn mặt trong làm chuẩn thô để gia công mặt ngoài sẽ đảm bảo thành piston có bề dày đều.
Hình 6.3
b. Nếu có một số bề mặt sẽ không gia công thì nên chọn bề mặt không gia công nào có yêu cầu về độ chính xác vị trí tương quan cao nhất đối với các bề mặt gia công làm chuẩnthô.
Hình 6.4
Ví dụ: Trên hình 6.4, khi gia công lỗ biên, nên lấy mặt A làm chuẩn thô để đảm bảo lỗ có bề dày đều nhau vì yêu cầu đồng tâm giữa lỗ và mặt A quan trọng hơn giữa lỗ và mặt B (không gia công). c. Nếu tất cả các bề mặt chi tiết sẽ phải gia công thì nên chọn bề mặt nào đó có lượng dư yêu cầu đều, nhỏ nhất làm chuẩn thô.
Hình 6.5
Ví dụ (hình 6.5): Thân máy tiện được đúc bằng gang xám. Khi đúc mặt B nằm ở khuôn dưới nên có cấu trúc kim loại tốt hơn, do đó lượng dư của mặt B yêu cầu nhỏ và đều để giữ lại lớp kim loại có cấu
46 công mặt B.
d. Bề mặt chọn làm chuẩn thô nên tương đối bằng phẳng, không ba via, đậu ngót hoặc gồ gề quá.
e. Chuẩn thô chỉ được dùng một lần trong cả quá trình gia công.
Ví dụ : khi gia công trục bậc, nếu lần gá thứ nhất dùng mặt 2 làm chuẩn thô để gia công mặt 3 và lần gá thứ hai vẫn dùng mặt 2 làm chuẩn để gia công mặt 1 thì khó đảm bảo độ đồng tâm giữa các mặt 1 và 3.
Hình 6.6
6.3.2 Nguyên tắc chọn chuẩn tinh
a. Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính, như vậy sẽ làm chi chi tiết lúc gia công có vị trí tương tự lúc làm việc .
Ví dụ : chọn lỗ A làm chuẩn tinh chính khi gia công bánh răng (hình 6.7).
Hình 6.7
b. Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn bằng không.
c. Chọn chuẩn sao cho khi gia công không bị lực cắt, lực kẹp làm biến dạng chi tiết nhiều. Lực kẹp phải gần bề mặt gia công, đồng thời mặt định vị cần phải có diện tích đủ lớn.
Ví du (hình 9.8) : khi gia công lỗ biên nên kẹp gần lỗ gia công, không nên kẹp ở giữa để tránh gây biến dạng.
Hình 6.8
d. Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và sử dụng thuận tiện.
e. Cố gắng chọn chuẩn thống nhất: Chọn chuẩn thống nhất có nghĩa là trong nhiều lần gá cũng chỉ dụng một chuẩn để thực hiện tất cả các nguyên công của quy trình công nghệ. Khi thay đổi chuẩn sẽ có sai số tích lũy ở những lần gá sau.