Khủng hoảng tài chính khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 35)

Khu vực Đông Nam Á sau nhiều năm kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định, bình quân tốc độ phát triển là 8%/năm, điều này được các nhà kinh tế trên thế giới đánh giá là sự thần kỳ của Châu Á thì đến năm 1997 khu vực này đã lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sâu sắc nhất từ

33

trước tới nay. Sự mất giá của đồng tiền các quốc gia, nợ nước ngoài và lạm phát tăng, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán suy sụp, phá sản và thất nghiệp lan tràn, sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút. Xuất phát điểm là Thái Lan sau đó lan sang các nước trong khu vực là Philipin, Malaysia, Inđônesia, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, ngay cả nền kinh tế mạnh thứ hai của thế giới là Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng. Hầu hết các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực này đều có đặc điểm chung là: nợ nước ngoài của các quốc gia là rất cao ví dụ như ở Thái Lan năm 1996 nợ nước ngoài là 70 tỷ đôla, trong đó nợ ngắn hạn lại chiếm phần lớn. Các nhà đầu tư vay tiền của NH đầu tư vào bất động sản nhưng do sự giảm giá của bất động sản dẫn đến sự phá sản của các nhà đầu tư. Đến lượt mình các NH không có khả năng trả nợ dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các NH. Hơn thế nữa là sự giảm giá của đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ mạnh là đôla Mỹ, làm cho gánh nặng nợ đã lớn nay lại lớn hơn. Tại thời điểm cuối năm 1997 đồng Bath Thái Lan đã giảm giá tới 92% so với thời kỳ trước khi diễn ra khủng hoảng, đồng pêsô của Philippin giảm giá 47.5% so với đầu năm 1997, đồng Ringgit của Malaysia giảm 53%, còn đồng Rupiah của Inđônêsia vào thời điểm cuối năm 1997 đã giảm giá 140.4%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng là sự rút vốn ồ ạt của nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài ra khỏi hệ thống ngân hàng Thái Lan trước tiên của tỷ phú Sorô. Câu hỏi đặt ra tại sao ông ta lại rút tiền đầu tư của mình một cách ồ ạt như vậy? Câu trả lời là ông ta đã thấy trước được rằng trong hệ thống tài chính của Thái Lan đang tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro rất lớn đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng. Nguy cơ tệ hại nhất là tệ nạn tham nhũng, những việc làm sai trái thiếu đạo đức của các quan chức chính phủ với các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh doanh lớn. Tham nhũng được mệnh

34

danh là một loại thuế đối với doanh nghiệp và trở thành kẻ phá hoại từ bên trong nguy hiểm nhất của mỗi nước. Tham nhũng đã làm tăng chi phí của một hợp đồng kinh doanh. Tình trạng này đã làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn trong khu vực. Theo tạp chí kinh tế Viễn Đông và tờ Kinh doanh Châu Á đã phối hợp điều tra các quan chức hàng đầu của các công ty ở 10 nước Châu Á về nạn tham nhũng trong các NH của các nước trong khu vực. Kết quả cuộc điều tra cho thấy 29.5% các nhà lãnh đạo kinh doanh của khu vực nói rằng các NH của nước họ trong sạch và 25.5% nói rằng NH của họ tham nhũng rất lớn. Như vậy một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng NH của khu vực là rủi ro đạo đức, các nhà lãnh đạo NH khi nhận hối lộ hay khi họ thực hiện hành vi tham nhũng thì họ không còn quan tâm đến việc giám sát các khách hàng của mình đã làm gì với khoản tín dụng được cấp, hay việc kinh doanh NH của họ ra sao mà vấn đề của những người lãnh đạo NH lúc này là số tiền họ nhận được. Rủi ro đạo đức ở đây thể hiện trên hai phương diện: thứ nhất là đạo đức của người lãnh đạo ngân hàng, thứ hai là đạo đức của người vay tiền NH. [4], [5], [15], [33]

35

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 35)