Cơ hội và thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 74)

ngân hàng Việt Nam

Trước hết, phải khẳng định rằng hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, là bước đi không có quyền lựa chọn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống NH Việt Nam nói riêng. Tiến trình hội nhập của Việt Nam được đánh dấu bởi các sự kiện lịch sử quan trọng. Thứ nhất là Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Asean được chính phủ Việt Nam ký kết ngày 15/12/1995. Thứ hai Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2000 có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, và các cuộc đàm phán của Việt Nam để ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đến năm 2010 các cam kết mở cửa dịch vụ

72

NH phải được thực hiện, thị trường tài chính NH Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đặt ra cụ thể như sau:

- Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ NH. - Không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ NH.

- Không hạn chế tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ NH.

- Không hạn chế số người được tuyển dụng của các tổ chức tài chính nước ngoài.

- Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ.

- Hệ thống NH Việt Nam bắt đầu mở rộng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế.

Khi đàm phám ra nhập tổ chức thương mại thế giới những yêu cầu chủ yếu của việc mở cửa hội nhập về NH thể hiện theo hiệp định GATS của WTO:

- Trong cam kết mở cửa dịch vụ NH, trừ khi có danh mục cam kết cụ thể, các thành viên sẽ không ban hành thêm hay áp dụng những biện pháp được nêu dưới đây dù ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ:  Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ NH dù dưới hình thức quota

theo số lượng, những độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ NH hoặc yêu cầu đáp ứng những nhu cầu kinh tế.

 Hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ NH và tài sản dù dưới hình thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu kinh tế.

 Hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ NH đầu ra tính theo số lượng đơn vị dươí hình thức quota hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu về kinh tế.

73

 Các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân nào cụ thể hay liên doanh, thông qua đó những nhà cung cấp dịch vụ NH có thể cung cấp một dịch vụ.

 Hạn chế việc tham gia đóng góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phiếu nước ngoài được phép nắm giữ hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài tính đơn hay tính gộp.

- Mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ NH hay nhà cung cấp dịch vụ NH của bất kỳ một thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ với những điều kiện, điều khoản và những hạn chế đã được thỏa thuận và quy định trên danh mục cam kết cụ thể các thành viên đó.

- Trừ khi gặp tình huống bảo vệ cán cân thanh toán, một thành viên sẽ không áp dụng hạn chế về thanh toán và chuyển tiền quốc tế cho các dịch vụ vãng lai liên quan tới các cam kết cụ thể của mình.

- Mỗi thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ NH của các nước thành viên khác được đưa ra các dịch vụ NH mới trên lãnh thổ của mình.

- Mỗi thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng tiếp cận hệ thống thanh toán bù trừ do Nhà nước điều hành và tiếp cận các thể thức cấp vốn và tái cấp vốn trong quá trình kinh doanh thông thường. - Mỗi thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất

kỳ nước thành viên nào khác quyền được thành lập và mở rộng hoạt động trong lãnh thổ nước mình kể cả việc mua lại các doanh nghiệp hiện tại hay một tổ chức thương mại.

- Các thành viên cam kết rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể bóp méo dịch vụ thương mại, các thành viên sẽ tiến hành đàm

74

phán nhằm định ra những quy tắc đa biên cần thiết để tránh những tác động bóp méo đó.

- Mỗi thành viên sẽ không trả lời chậm chễ khi có yêu cầu của bất kỳ thành viên nào khác về những thông tin cụ thể về bất kỳ biện pháp nào được áp dụng chung hay về hiệp định quốc tế.

Đối với khối ASEAN chúng ta đã ký hiệp định AFTA. Tuy nhiên vấn đề cấp bách hơn đối với Việt Nam là hiệp định GATS của WTO vì nó là cơ sở để đàm phán Hiệp định hợp tác dịch vụ AFTA trong ASEAN.

Trong quá trình đổi mới hoạt động nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đường lối kinh tế mở của hội nhập với khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế thành công sẽ đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tận dụng được những kinh nghiệm về quản lý, tiết kiệm thời gian và nhân lực trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học của các nước đi trước, tăng khả năng thu hút đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta gặp phải những thách thức không nhỏ như năng lực cạnh tranh của quốc gia và các doanh nghiệp còn yếu, cả chính phủ và doanh nghiệp còn chưa được chuẩn bị kỹ càng để tham gia vào hội nhập. Trong ngành NHVN, khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp phải những cơ hội và thách thức sau.

3.1.2.1 Cơ hội của quá trình hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế

Thứ nhất: mở cửa hội nhập quốc tế về NH là điều kiện tiền đề quan trọng cho việc mở cửa hội nhập quốc tế về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Một quốc gia có sự mở cửa giao lưu hàng hóa thương mại và dịch vụ nhưng lại không có sự mở cửa hội nhập quốc tế về NH thì sẽ rất thua thiệt.

Thứ hai: mở cửa hội nhập quốc tế về NH là việc khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam - nơi đang cần nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

75

vốn đầu tư. Mở cửa hội nhập quốc tế về NH cũng góp phần khơi dậy, kích hoạt các nguồn vốn tiềm năng trong nước, do NH trong nước chưa đủ trình độ để khai thác, hay do cần một cơ chế hiệu ứng. Việc hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam, các tập đoàn kinh tế Việt Nam có cơ hội đầu tư ra nước ngoài.

Thứ ba: mở cửa hội nhập quốc tế về NH là điều kiện quan trọng để tăng cường sức mạnh của hệ thống NH Việt Nam trên các lĩnh vực như vốn, kinh nghiệm quản lý điều hành, hiện đại hóa công nghệ và tăng cường các dịch vụ NH.

Thứ tƣ: mở cửa hội nhập tạo sức ép cạnh tranh cần thiết để cơ cấu lại các NHTM Việt Nam và nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống, động lực để đẩy một số NH qua khỏi “điểm trì trệ”.

Thứ năm: góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ NH hiện đại cho nền kinh tế mở mà thực tế các NH Việt Nam chưa đủ sức và năng lực đáp ứng được. Với yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam đảm bảo mức tăng trưởng cao thì phải có các NH quốc tế lớn.

3.1.2.2 Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế về ngân hàng

Thứ nhất: việc loại bỏ dần các hạn chế đối với các NH nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các NH nước ngoài từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến cũng như nguồn tài chính dồi dào của các NH nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra những sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các NH Việt Nam phải tăng thêm vốn và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị và hiện đại hóa hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thứ hai: khả năng tài chính, trình độ quản lý và trình độ công nghệ của các NH Việt Nam còn thấp. Năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam

76

còn yếu, nợ quá hạn cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhóm NHTM nhà nước tuy chiếm 73.9% tổng nguồn vốn huy động và 75.9% thị phần tín dụng, nhưng tổng vốn tự có chưa tới 1 tỷ đôla, đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu là 8%). Khối NHTM CP là 36 ngân hàng chỉ chiếm 26.1% tổng nguồn vốn huy động và 24.1% thị phần vốn tín dụng (tính đến 31/12/2003).

Thứ ba: một số loại hình nghiệp vụ NH mới chưa được thực hiện tại Việt Nam hoặc chưa có quy định điều chỉnh, nhưng đã được cam kết tại hiệp định Việt - Mỹ cho phép các NH nước ngoài được thực hiện, sẽ buộc các NH Việt Nam phải khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các nghiệp vụ mới. Đây là những lĩnh vực của NH nước ngoài có ưu thế hơn hẳn các NH Việt Nam. Trong trường hợp các NH Hoa Kỳ được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, quản lý các quỹ đầu tư, hoặc tham gia vào việc thanh toán bù trừ các tài sản tài chính họ sẽ có phạm vi hoạt động rộng hơn và có ưu thế rõ rệt so với các NH trong nước trong việc đa dạng hóa hoạt động của mình. Xu thế cạnh tranh giữa NH nước ngoài và NHTM Việt Nam biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, về thị trường tín dụng, cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt hơn. Việc cho phép các NH nước ngoài tham gia nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu, Swap, Forward từ NH Nhà nước (sau 3 năm kể từ ngày hiệp định Việt - Mỹ có hiệu lực) sẽ giúp họ bù đắp một phần vốn huy động còn bị hạn chế bởi lộ trình. Thứ hai, giao dịch thanh toán và chuyển tiền, là lĩnh vực có ưu thế của các NH nước ngoài cả về loại hình và chất lượng. Thứ ba, dịch vụ tư vấn môi giới, phát triển doanh nghiệp, là lĩnh vực hoạt động thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, là một số NH nước ngoài có thể mạnh về phát hành các công cụ huy động tiền gửi gắn liền với hệ thống ngân hàng bán lẻ tạo thành lợi thế

77

cạnh tranh mạnh mẽ về vốn huy động. Cạnh tranh về huy động tiền gửi sẽ ngày càng gay gắt.

Thứ tƣ: Các NH Việt Nam đầu tư quá nhiều vào các DNNN trong khi phần lớn các DN này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, sức cạnh tranh của các DN trên thị trường quốc tế thấp. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với NHTM.

3.2 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI

3.2.1 Phương hướng

Từ bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế, ngành NH có những cơ hội cũng như thách thức. Cơ hội cũng nhiều mà thách thức cũng rất lớn. Để tạo điều kiện cho các NH hoạt động, phù hợp với bối cảnh hội nhập cũng như cạnh tranh quốc tế về NH vấn đề đặt ra đối với hệ thống NH của Việt Nam là:

- Phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới thể hiện ở việc tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Đẩy mạnh các cải cách cơ cấu lại hệ thống NHTM với nội dung chủ yếu sau: Tăng vốn điều lệ của các NHTM QD theo kế hoạch của chính phủ và theo cam kết với IMF, WB, tăng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Hạch toán chính xác các khoản nợ xấu, trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn. Cho ngừng hoạt động của những NHTM cổ phần yếu kém, hiện đại hóa công nghệ NH và đa dạng hóa các dịch vụ.

- Tăng cường công tác cung cấp thông tin trong hệ thống NH, từ đó loại bỏ dần vấn đề thông tin không cân xứng là nguyên nhân dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh NH.

78

3.2.2.1 Về phía Nhà nước và NHNN

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chế độ chính sách tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động an toàn hiệu quả. Giảp pháp quan trọng hàng đầu từ phía nhà nước là không ngừng đề xuất, hoàn thiện, thực thi có hiệu lực cao khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nói chung, đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định vững chắc và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế trong đó có ngành NH. Trong thời gian qua, hàng loạt bộ luật căn bản được điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể trong nền kinh tế đã được ban hành theo tinh thần đẩy mạnh cải cách, tăng cường tính minh bạch, thông thoáng, ổn định của môi trường kinh doanh. Điển hình là các luật doanh nghiệp (2000), luật khuyến khích đầu tư nước ngoài sửa đổi (1999), luật thuế VAT (1999), luật NH và luật các tổ chức tín dụng (1998), v.v. bước đầu đã có ảnh hưởng tích cực to lớn đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy vậy, cũng vẫn còn không ít hoạt động quan trọng liên quan đến kinh doanh vẫn chưa được điều chỉnh bằng những khuôn khổ pháp luật hữu hiệu. Đó là những hoạt động liên quan đến công bố thông tin tài chính DN có xác minh của kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ tục liên quan đến xử lý DN phá sản hoặc phân chia tài sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế, v.v.

Khuôn khổ pháp lý không phù hợp là yếu tố gây ra rủi ro khó có thể khắc phục nổi với mọi DN trong đó có các NHTM. Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng không thể được thực hiện nếu các khuôn khổ pháp lý có liên quan đến quá trình phức tạp với nhiều bên tham gia mà quyền lợi là mâu thuẫn với nhau. Khuôn khổ pháp lý càng rõ ràng, minh bạch, vững chắc và thông thoáng thì việc tăng cường sự thoả thuận trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trở nên thuận lợi hơn nhiều. Khuôn khổ

79

pháp lý được kiện toàn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố niềm tin của giới DN cũng như các NH trong việc mạnh dạn tin tưởng và hợp tác với nhau trong quá trình kinh doanh.

- Nâng cao trách nhiệm giám sát thanh tra của NHNN. Hoạt động thanh tra, giám sát là hoạt động cơ bản của một NHNN đồng thời có vai trò thiết yếu trong việc phát hiện các dấu hiệu, ngăn chặn và xử lý rủi ro của hệ thống NH. Củng cố và nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát an toàn và cảnh báo rủi ro cho toàn hệ thống là một yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm nâng cao năng lực quản lý và đảm bảo an toàn cho hệ thống NH. Mặc dù đã có những chuyển đổi tích cực, nhưng vị thế và các công cụ của hoạt động thanh tra giám sát hệ thống NH cũng còn khoảng cách so với nhiệm vụ đặt ra. Do đó, cần củng cố và hoàn thiện hoạt động này để có những thay đổi triệt để trong

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 74)