Một số vụ việc liên quan đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 48)

Trải qua hơn một nửa thế kỷ trưởng thành và phát triển hệ thống NH Việt Nam đã chứng kiến và thu được rất nhiều bài học trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.

Bài học đầu tiên là sự đổ vỡ gần 7000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng ở nước ta vào những năm 1989-1990. Mở đầu cho sự đổ vỡ trong kinh doanh tiền tệ là Xí nghiệp nước hoa Thanh Hương - một tổ chức kinh doanh không phải là NH, đã huy động vốn tiền gửi với hành vi gian lận - bị phá sản. Hậu quả đã tác động dây chuyền đến trước hết là các tổ chức tín dụng ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó là Hà Nội và các tỉnh khác. Lúc đầu, chỉ một vài tổ chức tín dụng có dấu hiệu thiếu khả năng chi trả, đến cao điểm là Trung tâm tín dụng XACOZIVA ở quận Bình Thạnh vỡ nợ (3/1990), tiếp đó là hàng loạt tổ chức tín dụng khác lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ở đô thị

46

quý I/1990 có 180/500 đơn vị gặp khó khăn về khả năng thanh toán, đến quý II cùng năm đã tăng lên gần 400 đơn vị, vào tháng 11/1990 chỉ còn 18 đơn vị hoạt động bình thường, các TCTD ở thành thị ngoài 18 đơn vị trên đều lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả trầm trọng hoặc vỡ nợ. Với tổng số vốn hoạt động là 862 tỷ VNĐ, trong đó 83 tỷ là vốn tự có, còn lại 741 tỷ là vốn huy động của dân chúng. Các tổ chức tín dụng đã cho vay 791 tỷ (dư nợ) trong đó nợ quá hạn 510 tỷ (chiếm 64,47%). Đến cuối năm 1990, hầu hết các quỹ tín dụng, trung tâm tín dụng lâm vào tình trạng nguy ngập trầm trọng, mất khả năng chi trả do không thu hồi được số nợ đã cho vay. Ở nông thôn, trên 70% các TCTD làm đại lý cho NHNN. Trong điều kiện lãi suất “âm” (lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất huy động) hoạt động của hợp tác xã tín dụng vốn đã bế tắc lại càng bị thu hẹp và không phát huy được tác dụng. Hầu hết các hợp tác xã tín dụng gần như ngừng hoạt động và lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Sau đó là vụ Dệt Nam Định xảy ra vào thập kỷ 90, các nhà lãnh đạo của DN này đã dùng tiền vốn vay của NH để mua sắm những tài sản đắt tiền mà không đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, không những thế họ còn tham ô chiếm dụng nguồn vốn đó để mua sắm cho bản thân và xây dựng nhà riêng, v.v.

Vụ án Epco - Minh Phụngbắt đầu vào năm 1998, theo báo cáo của NH Công Thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh thì Tăng Minh Phụng (sinh năm 1957, trú tại quận 11, TP HCM) nguyên giám đốc Công ty Minh Phụng- EPCO và Phạm Nhật Hồng (sinh năm 1943, trú tại quận 1 TP HCM) nguyên Giám đốc Ngân Hàng Công Thương chi nhánh TP HCM phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của NH trị giá gần 5.000 tỷ đồng cụ thể là: trên 4.800 tỷ đồng, 54 triệu đôla, hàng nghìn lượng vàng, 224 nhà xưởng, trên một triệu m2

47

Hiện nay, việc thu hồi nợ trong vụ án Minh Phụng- EPCO đang tiến hành chậm và rất khó khăn do hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp không đầy đủ, thủ tục công chứng nhiêu khê, nhiều vướng mắc về chuyển quyền sở hữu sử dụng tài sản. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP HCM, tới nay mới xử lý thu hồi được 1.095 tỷ đồng trong số 4.000 tỷ đồng nhà nước bị thất thoát từ vụ án (Ông Trần Ngọc Minh, giám đốc NHNN TP HCM đã cho biết như vậy, trong đó 898,29 tỷ đồng từ nguồn thanh lý tài sản thế chấp, thu từ nguồn khai thác 210.59 tỷ đồng và 1.3 tỷ đồng thi hành án chuyển qua). Vào thời điểm hội đồng định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trong vụ án Minh Phụng- EPCO theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng (1999), thì giá bất động sản trên thị trường sụt giảm rất nhiều so với thời điểm các NH định giá tài sản để cho vay (cơn sốt bất động sản 1993-1995). Do đó, giá trị khối lượng tài sản, chủ yếu là bất động sản, được Toà án tuyên giao cho NH quản lý, khai thác phát mại thấp hơn nhiều so với dư nợ của các NH (chênh lệch thiếu khoảng 3.696 tỷ đồng). Từ cuối năm 2000 đến nay, giá bất động sản trên thị trường có chiều hướng tăng lên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là cơ hội tốt cho các NH liên quan xử lý những tài sản thế chấp trong vụ án của EPCO để thu hồi vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính. Nhưng việc xử lý những tài sản này không phải đơn giản, liên quan đến vấn đề nợ đọng thuế của những tài sản trên, NHNN và các NHTM đều cho rằng việc công ty Minh Phụng chưa nộp thuế đất hàng năm không có nghĩa là ngân hàng nợ thuế và phải thực hiện nghĩa vụ thay cho công ty Minh Phụng, không những thế diện tích nhà đất đo thực tế không đúng với diện tích nhà đất nêu trong bản án. Hơn nữa ngân hàng chỉ được tuyên giao xử lý một trong hai loại tài sản gắn liền với nhau. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là hai loại tài sản gắn liền với nhau và không thể tách rời nhau: không có đất, tài sản gắn liền với đất không thể được hình thành và tồn tại; ngược lại

48

không có tài sản tọa lạc trên đất thì đất không thể sử dụng được cho các mục đích nhất định như: trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê hay nhà xưởng, v.v. Đó là những khó khăn và tồn tại khiến các NHTM có liên quan đến vụ án trên rất khó có thể thu hồi được các khoản nợ của mình.

Gần đây là vụ án Lã Thị Kim Oanh nguyên Giám đốc Công ty tiếp thị. Từ năm 1995 đến tháng 6/2001 Lã Thị Kim Oanh đã chi tiêu và sử dụng số vốn là gần 192.5 tỷ đồng và 6.000 đôla. Đến thời điểm khởi tố vụ án số tiền do Công ty Lã Thị Kim Oanh gây thiệt hại là 75,2 tỷ đồng và 113,659 đôla. Tổng số nợ mà Công ty tiếp thị nợ các cơ quan đơn vị là 152,7 tỷ đồng. Ngay từ khi vụ án được khởi tố, dư luận đã đặt câu hỏi: Vì sao giám đốc Lã Thị Kim Oanh lại có thể rút hàng chục tỷ đồng tiền mặt từ ngân hàng một cách quá dễ dàng? Cho đến 20/11/2003 lời khai của Lã Thị Kim Oanh về những khoản chi bồi dưỡng cho các cán bộ ngân hàng mỗi khi giao dịch, mặc dù không phải là điều gì mới, nhưng cũng làm những người dự phiên tòa ngạc nhiên. Và tổng số tiền mà Oanh đã chi cho cán bộ NH Hàng Hải là 300 triệu đồng. Không chỉ sử dụng tiền vay NH để hối lộ cho các cán bộ NH mà Lã Thị Kim Oanh còn sử dụng tiền vay NH một cách không hợp lý, không đúng mục đích, khi những khoản tiền vay này được sử dụng trong việc chi tiêu, hối lộ các quan chức chính quyền, mua khách sạn, v.v. mà không dùng cho công việc kinh doanh của công ty tiếp thị. Các cán bộ NH đã không làm đúng quy trình xét duyệt hồ sơ xin vay, không đủ năng lực điều kiện để thẩm định các hồ sơ dự án, có sự móc ngoặc, thông đồng từ phía cán bộ NH với khách hàng, cuối cùng không thực hiện việc kiểm tra giám sát của mình khi các khoản vay đã được giải ngân.

Một bài học lớn cho các NH trong năm 2003 vừa qua là sự kiện khách hàng kéo đến ồ ạt rút tiền trước hạn tại Ngân hàng Á Châu (ACB) trung tuần tháng 10/2003, NH này là một thành viên lớn trong cộng đồng Hiệp hội ngân

49

hàng Việt Nam. ACB vừa kỷ niệm 10 năm thành lập của mình. Đây là NH có uy tín lớn, với 3 cổ đông nước ngoài, có công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Diễn biến của sự cố có thể được khái quát như sau: Từ các tin đồn thất thiệt về việc Tổng giám đốc ACB trốn đi nước ngoài, rồi bị bắt, đã dẫn đến trong 2 ngày 14-15/10/2003, một số lượng lớn khách hàng đã tập trung đến NH này để rút hàng trăm tỷ đồng tiền gửi trước hạn. Chỉ riêng ngày 14/10 (cho đến 21 giờ) đã có 2.085 người rút gần 700 tỷ đồng trong đó có 16 triệu đôla (quy đổi). Để xử lý sự cố đó, ngoài việc lãnh đạo cao nhất ngành NH là thống đốc NHNN; lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là Phó chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, Tổng giám đốc ACB ông Phạm Văn Thiệt có mặt tại chỗ để thông báo, giải thích cam kết với người dân, sự hỗ trợ của các cơ quan thông tin đại chúng trong khâu tuyên truyền, biệp pháp nghiệp vụ được thực hiện tức thời, và NHNN đã ứng cứu từ khoản hỗ trợ đặc biệt hai đợt: đợt I là 500 tỷ đồng, đợt II 450 tỷ đồng. NH Ngoại Thương cùng một số NH khác cũng phải trợ giúp 5.6 triệu đôla tiền mặt và 5.3 triệu đôla chuyển khoản. Tất cả các biện pháp đó đã giúp cho tình hình trở lại bình thường. Và các khoản cho vay đặc biệt nhanh chóng được trả lại nơi xuất ra. Qua đó có thể thấy được việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền trước sự cố trên là kịp thời và hợp lý tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các NH khác và nguy cơ sụp đổ của toàn bộ hệ thống và quan trọng hơn có thể ảnh hưởng và dẫn đến khủng hoảng về kinh tế.

Vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tình trạng tương tự đã từng xảy ra đối với một số NH như NHTM CP Tân Việt (có trụ sở chính tại TP HCM), chỉ trong vài tháng mà NH này bị tới sáu lần khách hàng nghe các tin đồn sai sự thật kéo đến rút tiền trước hạn, mỗi đợt diễn ra trong vòng vài ba ngày. Hay NHTM CP Bắc Á có trụ sở tại thành phố Vinh (Nghệ An) cũng bị một thông tin sai sự thật đăng trên một tờ báo ở trung ương điều này gây biến

50

động tâm lý của khách hàng và sự cố cho NH. Thông tin trên đã nhanh chóng được chính tờ báo đó cải chính, cùng với các nghiệp vụ cần thiết mà lòng tin của khách hàng đối với NH được khôi phục. Một số NH như NHTM CP Vũng Tàu, NHTM Gia Định, Việt Hoa, v.v. cũng bị các sự cố khách hàng kéo đến rút tiền trước hạn do những tin đồn thất thiệt.

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 48)