Bối cảnh của hội nhập quốc tế về tài chính, NH hiện nay trên thế giới

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 70)

68

Có thể khẳng định rằng, sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới gia tăng kéo theo sự hội nhập về hoạt động NH của các quốc gia trên thế giới. Ngày nay mối quan hệ giao lưu tương tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới là sâu rộng hơn bao giờ hết. Sự sâu rộng này phản ánh sự hội nhập cao độ của nền kinh tế thế giới trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Có thể dẫn một số ví dụ minh họa cho nhận định này:

Thương mại quốc tế: Xuất khẩu của thế giới những năm đầu thế kỷ 21 được ước tính là 21% GDP của thế giới trong khi con số này chỉ là 17% trong những năm 70, cho đến năm 2003 giá trị tuyệt đối của xuất khẩu thế giới đạt tới hơn 550 tỷ đôla. Đầu tư nước ngoài trực tiếp năm 1999 đạt 636 tỷ đôla, năm 2001 là 760 tỷ đôla. Đầu tư gián tiếp và các nguồn vốn ngắn hạn khác cũng gia tăng đáng kể, đầu tư gián tiếp của năm 2000 khoảng 2 nghìn tỷ đôla, gấp 3 lần những năm 80. Tổng lượng giao dịch ngoại hối trên thế giới tăng từ 10 tỷ - 20 tỷ đôla mỗi ngày của những năm 70 lên đến 1.1 nghìn tỷ đôla mỗi ngày vào năm 2003. Hoạt động cho vay NH quốc tế năm 1975 là 265 tỷ đôla, đến năm 1994 con số này là 4.2 nghìn tỷ đôla vào năm 2000 là gần 5 nghìn tỷ đôla. (nguồn UNCTAD/FDI/TNC Database, IMF). Qua các con số nêu trên cũng cho thấy mức độ hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Và như vậy vấn đề hội nhập quốc tế về NH trên thế giới cũng vô cùng sâu rộng, và là xu thế không thể đảo ngược. Mức độ hội nhập quốc tế về NH của một quốc gia không những phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực của các khu vực kinh tế trong nước (nhất là khu vực tài chính NH); đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài một nền kinh tế. Điều đó đã giải thích tại sao tình hình hội nhập quốc tế về NH của mỗi quốc gia trên thế giới là rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nhân tố rất khó đo lường, đánh giá được.

69

- Khu vực liên minh Châu âu (EU): Có thể coi đây là khu vực có mức độ hội nhập quốc tế cao, là khu vực đầu tiên trên thế giới có được đồng tiền chung kể từ ngày 1/1/1999. Khu vực này có chung một NH Trung ương, không có một hàng rào nào về tài chính - ngân hàng giữa các nước trong khu vực đồng EURO. Sự hội nhập của khu vực EU về tài chính - tiền tệ với phần còn lại của thế giới nhìn chung có sự hội nhập rất cao, thể hiện qua các NH lớn của các nước trong khu vực EU hoạt động rộng khắp trên thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu (24/24 giờ); các trung tâm tài chính quốc tế lớn của EU là Franfurt, Lucxambua, London, Zurich, v.v. quan hệ và kết nối với tất cả các trung tâm tài chính quốc tế khác trên mạng thông tin trực tuyến với doanh số hàng tỷ đôla mỗi ngày.

- Các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới, đại diện là Mỹ và Nhật Bản. Hầu hết các nước công nghiệp hàng đầu thế giới đều có mức độ hội nhập quốc tế cao từ sau năm 1970 (khi chế độ BrettonWoods tan vỡ). Các nước đều thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai rồi sau đó đến tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế, v.v.; chính doanh số giao dịch của các trung tâm tài chính quốc tế lớn như New York, Tokyo là điều chứng minh cho tính mở cửa, hội nhập cao về tài chính NH của các nước này.

- Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ: các nước này đã và đang mở cửa, tự do hóa ngân hàng và thị trường tài chính khá mạnh nhằm mục đích khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chế độ tỷ giá hối đoái hầu hết là thả nổi hoàn toàn, hay có sự điều tiết của nhà nước theo hướng nới rộng dần mức độ quản lý.

- Các nước ASEAN: nhìn chung các nước ASEAN cũng đang từng bước mở cửa hội nhập quốc tế về tài chính, tiền tệ, ngân hàng: Điển hình là

70

Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia. Phản ứng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á mà xuất phát điểm từ Thái Lan tháng 7/1997 cũng nói lên độ mở cửa cao về tài chính và ngân hàng của khu vực này.

- Trung Quốc: Tình hình mở cửa thị trường tài chính và ngân hàng của Trung Quốc gần đây khá mạnh mẽ. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, Trung Quốc đã thực hiện một chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Về tài chính, ngân hàng và tiền tệ, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi sử dụng ngoại tệ của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện việc từng bước tự do hóa khu vực tài chính, tiền tệ ngân hàng cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng phạm vi kinh doanh bằng đồng bản tệ, cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài được kinh doanh chứng khoán ở Trung Quốc, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào quá trình cải cách cơ cấu lại doanh nghiệp ở Trung Quốc.

- Châu Mỹ La Tinh: Đây cũng là khu vực có mức độ mở cửa, hội nhập quốc tế về tài chính, ngân hàng khá cao. Điển hình là Brazil và Achentina tại các nước này các nhà đầu tư có thể kinh doanh và phát hành chứng khoán trên thị trường trong nước một cách khá rộng rãi. Có thể nói toàn cầu hóa không phải là phải là một hiện tượng, cũng không phải là một xu thế nhất thời, không phải chỉ là một vấn đề kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa là một hệ thống quốc tế rộng lớn chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Sức mạnh chi phối quá trình toàn cầu hóa là sự chu chuyển nhanh chóng của các lượng vốn quốc tế (ngắn hạn và dài hạn) trên phạm vi toàn cầu do sự trợ giúp của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Một khối lượng lớn luồng vốn quốc tế sẽ đổ vào một quốc gia, nếu như nơi đây môi trường đầu tư và

71

các điều kiện khác hấp dẫn; tuy nhiên, cũng có thể dòng vốn quốc tế lại “ào ạt rút chạy”, nếu như môi trường kinh doanh trở nên tồi tệ. Như vậy, các luồng vốn quốc tế có thể nâng đỡ một nền kinh tế và tạo nên “sự thần kỳ về tăng trưởng”; những mặt khác, nếu có sự “hoảng loạn, rút chạy ồ ạt” của các luồng vốn quốc tế cũng sẽ để lại các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực cho thấy, một quốc gia khó có thể hấp thụ được một cách hữu hiệu một khối lượng lớn nguồn vốn quốc tế nếu thiếu vắng một hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp vững mạnh, đội ngũ quản lý giỏi và hệ thống pháp luật minh bạch. Như vậy, hệ thống ngân hàng mạnh không chỉ là yêu cầu của hội nhập quốc tế mà là sự đảm bảo cho một quốc gia có thể tận dụng được lợi thế và khắc phục được những hạn chế của quá trình toàn cầu hóa. Mặt khác, muốn có hệ thống ngân hàng mạnh cần tạo lập một sân chơi bình đẳng, trên cơ sở từng bước mở cửa, hội nhập quốc tế về ngân hàng nhằm nâng cao kỹ năng quản lý và sức ép cạnh tranh, động lực để phát triển.

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 70)