Giai đoạn từ 1988 đến nay

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 40)

2.1.2.1 Sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp

Chuyển sang nền kinh tế thị trường thì NH phải là ngành đi đầu trong công cuộc đổi mới, yêu cầu cấp bách lúc này là tách bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và chức năng kinh doanh tiền tệ. Việc tách bạch chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng, thanh toán là một quá trình không đơn giản. khởi đầu quá trình này là việc thí điểm mô hình ngân hàng hai cấp theo Quyết định 218/CP ngày 3/7/1987 của Chính phủ. Nhưng để mô hình này

38

thực sự đi vào hoạt động thì phải sau khi Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành. Do chưa có cơ chế và kinh nghiệm quản lý vĩ mô về tiền tệ, hiệu lực pháp lý theo Nghị định còn thấp, mô hình đổi mới bước đầu chưa tách bạch rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ; NHNN không có những biện pháp can thiệp xử lý kịp thời khi có sự cố là nhiều TCTD đã rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, không ít tổ chức đã bị phá sản. Đó là bài học sâu sắc trong quản lý và kiểm soát của NHNN đối với các TCTD trong lĩnh vực hoạt động NH. Để đáp ứng đòi hỏi cần phải tiếp tục có những đổi mới về mô hình hệ thống NH 2 cấp này hai pháp lệnh NH ra đời tháng 5/1990 có hiệu lực thi hành từ tháng 10/1990 đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của công cuộc đổi mới về mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước của NHNN với chức năng kinh doanh tiền tệ của các TCTD. Pháp lệnh NH đã khẳng định NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và NH. Các TCTD trực tiếp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ NH. Hai pháp lệnh NH ra đời đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng đối với tổ chức hệ thống NH trên các mặt sau:

Thứ nhất: xác định rõ quan hệ của NHNN đối với các TCTD trong cơ chế mới ở nước ta. NHNN đóng vai trò quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát, phục vụ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự an toàn hoạt động của hệ thống NH trong cả nước. NHNN là Ngân hàng Trung ương, vừa là NH phát hành, vừa là “NH của các NH”; nhiệm vụ bao trùm là hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ và thực hiện thanh tra, kiểm soát đối với các hoạt động của NH và các TCTD trong cả nước.

39

Thứ ba: tạo lập một hệ thống NH mới phù hợp với các bước phát triển của nền kinh tế. Hệ thống các tổ chức tín dụng đa thành phần ở nước ta, tuy đã phôi thai hình thành từ năm 1987, song chưa thực sự rõ nét. Sự ra đời của Pháp lệnh NH cùng với các đạo luật khác của Nhà nước như luật công ty, luật đầu tư, v.v. tạo môi trường và điều kiện để các TCTD phát triển đa dạng, đa năng, có điều kiện cạch tranh bình đẳng tồn tại phát triển kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. Không những thế, các TCTD đã có điều kiện vươn lên kinh doanh đa năng, phát triển nghiệp vụ mở rộng quan hệ với nước ngoài và cộng đồng tài chính quốc tế, mở rộng mạng lưới thanh toán quốc tế, v.v. từ đó có điều kiện tăng cường nguồn lực và tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, từng bước hội nhập quốc tế và khu vực. Điều này đã được chứng minh bằng sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống các TCTD. Cho đến năm 2003 trên toàn Việt Nam đã có:

- 6 NH thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó có 4 NHTM Quốc doanh và 2 NH hoạt động mang tính chính sách.

- 36 NHTM Cổ phần.

- 5 NH Liên Doanh, 26 chi nhánh NH Nước ngoài

- Gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính phi NH khác.

2.1.2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau năm 1988

Hệ thống NHTM QD Việt Nam được chính thức hình thành kể từ khi có quyết định 218/CP ngày 3/7/1987 của chính phủ. Nhưng bắt đầu thực hiện hoạt động theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988. Các NHTM QD là các doanh nghiệp của nhà nước (là một tổ chức kinh doanh, được nhà nước thành lập quản lý và cấp vốn ban đầu, nhà nước bổ nhiệm người lãnh đạo và điều hành). Các NHTM QD là những pháp nhân độc lập, do nhà nước cấp vốn điều lệ. Luật hiện hành quy định NHTM QD là NH được thành lập 100% bằng vốn ngân sách nhà nước. Quy định này có tính đến việc hoàn thành và phát triển

40

cơ chế cổ phần hóa sau này. Nếu sau này chế độ cổ phần hóa cho phép thì từ chỗ chỉ có một cổ đông duy nhất là nhà nước, có thể mở rộng cổ phần cho công chúng. Các NHTM QD được hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tuỳ theo tính chất nguồn vốn huy động, được hoạt động trong cả thị trường nội địa, quốc tế và các dịch vụ khác theo luật định. Các nghiệp vụ hoạt động của các NHTM QD không khác gì các NHTM khác tức là tìm kiếm các cơ hội để thu lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với môi trường kinh tế xã hội. Các điều kiện kinh tế và luật pháp của mỗi nước có thể có một vài ảnh hưởng nào đó đối với hoạt động NH, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản là không thay đổi. Tuy nhiên, do mục đích ra đời và định hướng hoạt động các NHTM QD có khác so với các NHTM khác.

Các NHTM QD vừa phải hoạt động bình đẳng trong cơ chế thị trường, vừa phải thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa và vị trí vai trò chủ đạo của mình trong hệ thống tín dụng Việt Nam. Chúng phải là chỗ dựa và là công cụ đắc lực trong tay nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước. Các NHTM QD không thể chỉ biết kinh doanh thu lãi đơn thuần và cũng không thể là “bầu sữa” nuôi dưỡng các DN quốc doanh như thời bao cấp. Nội dung kinh doanh của các NHTM QD mang màu sắc khác với các NHTM khác trong nước và nước ngoài ở chỗ: vừa phải tuân thủ các quy luật đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, vừa phải hướng hoạt động tiền tệ phục vụ các ưu tiên kinh tế của nhà nước, phải xử lý hài hòa giữa lợi ích kinh doanh với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội (khi cần) với mức độ và điều kiện cho phép.

Bốn NHTM QD đều có nguồn gốc chung (được hình thành từ các vụ của NHNN), có quy mô khá giống nhau, nhưng có sự khác nhau về hoạt động, cơ sở khách hàng cũng như về sản phẩm dịch vụ mà các NH cung cấp nhằm phục vụ những mục đích đã được xác định theo tên gọi của nó và theo

41

định hướng phát triển kinh tế của nhà nước theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

- Ngân hàng công thương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, bưu điện.

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn và hiện nay có một mạng lưới phân phối rộng nhất.

- Ngân hàng ngoại thương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, và ngoại hối.

- Ngân hàng đầu tư và phát triển chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây đựng cơ bản, cho vay trung và dài hạn cho các dự án của DNNN.

Các NHTM QD trên chiếm 82% tổng tài sản của hệ thống NHVN, (các NH thương mại cổ phần 10%, còn lại là các NHLD), chiếm trên 70% thị phần tín dụng. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ về số lượng trong hệ thống NHTM ở Việt Nam, nhưng các NHTM QD có khoảng 40.000 cán bộ, chủ lực trong hệ thống tài chính Việt Nam đã trở thành chỗ dựa quan trọng của các thành phần kinh tế, qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn định kinh tế trong thời kỳ đổi mới.

Các NHTM QD của Việt Nam khác biệt so với các NHTM khác đang hoạt động ở chỗ mỗi NHTM QD theo tên gọi mà thể hiện lĩnh vực hoạt động của họ, còn các NHTM khác họ hoạt động trong mọi lĩnh vực. Song với xu thế hiện nay dường như các NHTM QD đều có xu hướng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ NH. Nếu tất cả các NHTM đều theo đuổi mục đích phục vụ toàn bộ các khu vực thành phần của nền kinh tế, các NH này sẽ phải dàn trải nguồn nhân lực và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến khả năng sinh lời giảm sút. Như vậy, do cạnh tranh mà các NH

42

này sẽ làm suy yếu lẫn nhau và biến họ thành các NH đa năng, mà không còn phục vụ chức năng ban đầu. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ đi ngược lại những mong muốn của chính phủ, lúc đó chính phủ phải quay lại với việc chỉ đạo các NH hoạt động, và các NH có thể được khuyến khích một cách gián tiếp để các NH cung cấp dịch vụ vào các khu vực kinh tế mà họ đã có lợi thế cạnh tranh.

Các NHTM CP, NHTM LD, NHTM Nước ngoài hoạt động trên mọi lĩnh vực trong kinh doanh NH. Sản phẩm đa dạng phong phú, phục vụ mọi tầng lớp trong dân cư, mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.

Các quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Địa bàn hoạt động của các tổ chức này chủ yếu ở các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)