Nguyên nhân của các vụ việc trên

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 53)

Các vụ việc trên có nguyên nhân trước tiên từ:

Quy trình cấp tín dụng: như chúng ta đã biết vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức xuất hiện trước và sau cuộc giao dịch và nó có nguyên nhân do thông tin không cân xứng. Những vấn đề đó tiềm ẩn trong quy trình cấp tín dụng như thế nào? Để đi tìm nguyên nhân của những vụ việc trên trước tiên nghiên cứu quy trình cấp tín dụng thông thường được xác lập dựa trên những quy định chung của luật pháp và những đặc thù trong hoạt động của mỗi NH. Quy trình này được thống nhất qua các bước sau:

Trong quy trình này sự sai lệch về thông tin sẽ xuất hiện ở bước thứ nhất và bước thứ hai do những nguyên nhân sau:

- Thông tin phải được thực hiện trong các bước không được qui định chi tiết và đầy đủ.

- Việc thiết lập hồ sơ khách hàng chỉ dừng lại ở việc tuân thủ quy định cho phù hợp chứ không dựa trên nguyên lý tại sao lại cần hồ sơ đó? Cần thiết phải có những yêu cầu đặc biệt nào đối với hồ sơ hay không? Thiết lập hồ sơ khách hàng vay vốn Thẩm định hồ sơ khách hàng Ra quyết định và ký hợp đồng Giải ngân và thu nợ Thanh lý hợp đồng và xử lý tranh chấp

51

- Quá trình thẩm định thường được xem là quan trọng nhất, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi điều kiện “cần” được đáp ứng đó là chất lượng thông tin có được. Trong thực tế nhiều NH không thấy được vấn đề này trong quá trình thực hiện quy trình. Mặt khác khi thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng, các NH nhiều khi không thấy được rằng về bản chất đấy là việc đánh giá các điều kiện vay vốn của khách hàng trong hiện tại và trong tương lai; mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định thực chất là tuân thủ nguyên tắc tín dụng, yêu cầu luật pháp về quan hệ kinh tế, v.v. Một khó khăn mà các NH thường gặp phải trong quá trình thẩm định đó là việc thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận. Lựa chọn nghịch và một số kẽ hở dễ dàng xuất hiện, có thể dẫn tới khả năng khách hàng hối lộ cho cán bộ NH để hồ sơ vay vốn của mình được duyệt.

Trong bước ký kết hợp đồng, các NH thường tự phòng vệ trên cơ sở thiết lập hợp đồng tín dụng mẫu song chính điều này có thể có những hạn chế khi không đề cập được những đặc thù của khoản vay. Những điều khoản quan trọng về mức vay, thời hạn vay, v.v. không phù hợp với đặc thù kinh doanh của khách hàng. Đây là kẽ hở để khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích sau khi vốn được giải ngân. Quá trình giải ngân thiếu căn cứ xác đáng về đối tượng vay vốn, về thời điểm giải ngân.

Công tác kiểm tra giám sát khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Thực chất của khâu này là việc cán bộ ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện vốn được duy trì trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Trong bước này việc giám sát của NH lỏng lẻo khách hàng có thể sẽ sử dụng vốn sai mục đích trong hồ sơ trình vay vốn và như vậy rủi ro đạo đức đã xảy ra.

52

Lựa chọn nghịch từ phía NH: Các DN là khách hàng của NH đa số là những DN lớn, hoặc là những DN của nhà nước chính vì vậy nên họ đã có uy tín nhất định trên thị trường, nếu là DN nhà nước thì được nhà nước bảo trợ, khi họ đề xuất những hồ sơ để được vay vốn tới các NH hầu như đều được các NH này chấp nhận mà không quan tâm đến nội dung các dự án xin cấp vốn đó có thể hiện trung thực, hay có khả thi, có được thi hành trên thực tế không, độ rủi ro của dự án là bao nhiêu, v.v. Do đó NH đã có những sơ hở chủ quan trong quá trình thiết lập hồ sơ khách hàng, thẩm định hồ sơ khách hàng và lựa chọn nghịch xảy ra trong khâu ra quyết định và ký hợp đồng. Như vậy, NH đã lựa chọn nhầm đối tượng mà mình cấp vốn.

Lựa chọn nghịch từ phía khách hàng: đối với NH sự thiếu hụt thông tin về khách hàng dẫn tới việc lựa chọn nhầm khách hàng mà NH cấp vốn, hay từ chối một khách hàng chắc chắn sẽ trả được khoản tín dụng mà họ yêu cầu. Về phía khách hàng của NH thì lựa chọn nghịch diễn ra như thế nào.

Đối với những người gửi tiền, sự thiếu hụt thông tin của người gửi tiền về NH họ gửi tiền, về các quy định của NHNN đối với hoạt động của NHTM cộng thêm sự xuất hiện của những thông tin sai sự thật về một NH. Trình độ dân trí của người dân nhận thức về NH hiện nay còn có độ trễ nhất định so với sự chuyển biến thực tế. Minh chứng điển hình là trường hợp người dân đến rút tiền hàng loạt tại ACB để phân tích ta có thể thấy rằng: thứ nhất do sự xuất hiện những tin đồn sai sự thật về ban lãnh đạo NH, thứ hai do người dân không nắm được thông tin về độ thanh khoản của NH này. Tại thời điểm cận kề xảy ra sự cố, tức là bảng cân đối tài sản ngày 30/9/2003 trong danh mục tài sản của ACB bao gồm: tiền mặt tại quỹ là 246 tỷ đồng, tiền gửi tại NHNN là 185 tỷ đồng, mua trái phiếu NH và công trái là 1.524 tỷ đồng, tiền gửi tại các NH khác là 3.974 tỷ đồng, sử dụng khác 856 tỷ đồng, cho vay 5.065 tỷ đồng v.v. Điều đó có nghĩa là tổng thanh khoản của ACB, từ khoản mục thứ nhất

53

đến khoản mục thứ năm lên tới 5.929 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 57% so với tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Đây là cơ cấu tương đối hợp lý trong quản trị điều hành NH, đồng thời cũng cho thấy một hàng rào pháp lý và vô số các nghiệp vụ được phong tỏa để che chắn kịp thời bảo đảm an toàn hoạt động NH và quyền lợi của người gửi tiền. Song những thông tin nói trên không đến được với khách hàng đầy đủ, kịp thời và thuyết phục, cũng như khách hàng ít quan tâm, không nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định rút tiền trước hạn bởi tin đồn chưa được kiểm chứng.

Đối với khách hàng sử dụng những dịch vụ do NH cung cấp, nếu họ không có được thông tin đầy đủ về một NH thì họ không biết rằng NH đó có những dịch vụ gì cung cấp cho thị trường, và độ tin cậy của những dịch vụ cũng như NH đó như thế nào. Họ không chọn NH đó mà chọn NH khác cung cấp dịch vụ cần thiết cho họ, và như vậy NH đã mất đi một khách hàng mà việc cung cấp dịch vụ cho họ sẽ đem lại lợi nhuận trong kinh doanh của NH.

Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức từ phía NH: cụ thể là rủi ro đạo đức trong đội ngũ cán

bộ và nhân viên của NH. Loại rủi ro này xuất hiện do chủ quan, do năng lực và phẩm chất yếu kém của cán bộ quản lý, cán bộ điều hành và nhân viên NH gây ra. Những người này cấu kết thông đồng với nhau; hoặc lợi dụng chức vụ, quyền lực, quyền hạn, thông đồng với người bên ngoài NH cố ý làm trái, v.v. thực hiện các hành vi ăn cắp tiền của NH. Loại rủi ro này bộc lộ cụ thể như sau:

- Rủi ro đạo đức của cán bộ NH trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ

 Bản lĩnh, trình độ giác ngộ chính trị và pháp luật, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên các tổ chức tín dụng còn non kém. Vấn đề này là một nguyên nhân của sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng đầu những năm 1990. Ngoài những lý do như qui chế cho phép thành lập các TCTD chưa rõ ràng,

54

chặt chẽ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người làm việc trong các Hợp tác xã, quỹ tín dụng trong giai đoạn này rất thấp, hầu như chưa qua đào tạo về chuyên môn, có người chỉ mới học lớp 4 mà được làm người đứng đầu một quỹ tín dụng, v.v. do đó cũng dễ hiểu tại sao họ không thể làm tốt được công việc của mình và có những việc làm không đúng quy định. Hơn nữa, qui trình cho vay, quy định về thế chấp của NHNN đối với các Hợp tác xã, quỹ tín dụng lúc này là không rõ ràng. Đó là điều kiện để rủi ro đạo đức xảy ra.

 Có sự vi phạm các quy chế liên quan đến NH để mưu lợi cá nhân, cố ý làm trái qui trình tín dụng, thể lệ tín dụng của các cán bộ NH xẩy ra tương đối phổ biến tại các NHTM.

 Cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ gốc, nợ lãi sau đó không nộp trả lại ngân hàng mà chiếm dụng luôn. Hiện tượng này xẩy ra tại Chi nhánh NHNN & PTNT Ninh Bình, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, v.v.

 Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền NH chuyển cho Công ty TNHH của gia đình, v.v. Hiện tượng này xảy ra ở các NHTMCP Việt Hoa, Nam Đô, v.v. Theo các kết quả điều tra, với nhiều thủ đoạn gian dối, táo bạo để lập khế ước vay tiền khống, đứng tên nhiều công ty TNHH, nhưng thực ra các công ty đó không nhận tiền mà chuyển tiền cho một vài cá nhân; mở L/C nhập hàng trả chậm, khi hàng về bán hàng thu tiền không chuyển trả NH, với những thủ đoạn đó các thành viên HĐQT và ban Tổng giám đốc điều hành NHTMCP Việt Hoa đã tham gia rút tiền NH, gây thiệt hại cho NH 1.300 tỷ đồng.

 Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền với sự thông đồng của nhân viên NH với bên ngoài. Loại rủi ro này đã xẩy ra tại chi

55

nhánh NHCT Ba Đình. Cán bộ NH thông đồng với khách hàng làm trái, giả mạo tài sản thế chấp, giả mạo trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp tài sản, chứng từ thanh toán rút tiền NH làm thất thoát tiền NH. - Gian lận cổ phiếu

Đây là một loại rủi ro trong hoạt động NH đã xẩy ra không phải hiếm ở nước ta. Nhưng rủi ro này liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng bởi cổ phiếu khống, cổ phiếu định giá quá cao, giao dịch mua bán giả tạo, sử dụng cổ phiếu để thế chấp vay vốn của chính NH, hoặc làm cho vốn điều lệ NH tăng lên một cách giả tạo trên cơ sở đó tạo nguồn để cho vay, hay áp dụng giới hạn tối đa vốn cho vay một khách hàng. Trường hợp này đã từng xảy ra phổ biến ở nhiều NH thương mại cổ phần, Tiêu biểu như xẩy ra ở VP Bank, Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, Ngân hàng TM cổ phần Gia Định, v.v. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là:

 Hội đồng quản trị, đặc biệt là chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu vào công việc điều hành của Ban tổng giám đốc. ở một số NH, chủ tịch HĐQT gần như làm thay công việc của Tổng giám đốc, các khoản cho vay và bảo lãnh chỉ được thực hiện khi có chữ ký "nháy" của chủ tịch HĐQT. Trong khi đó chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT không có chuyên môn nghiệp vụ NH, chỉ hiểu biết về kinh doanh đơn thuần.  HĐQT mất đoàn kết, các cuộc họp của HĐQT hay Đại hội cổ đông kéo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dài, khó đi đến một nghị quyết chung, một chủ trương thống nhất cho chiến lược kinh doanh. Hội đồng quản trị có những gian lận trong cổ phiếu, sai trái trong chỉ đạo cho vay và bảo lãnh, để lại hậu quả nặng nề trong kinh doanh. Trong khi đó, ban kiểm soát của HĐQT không phát huy tác dụng chỉ mang tính hình thức, nếu không nói là bị vô hiệu hóa.  HĐQT mang tính chất gia đình, và hoạt động của NH bị thao túng của

56

được tập trung đầu tư khá nhiều vào một số công ty của người nhà các vị trong HĐQT. Vốn cho vay sai nguyên tắc cuối cùng không trả được nợ cho NH hoặc có những việc làm cố ý vi phạm pháp luật.

 Ban Tổng giám đốc điều hành, trực tiếp là Tổng giám đốc hoặc không có chuyên môn nghiệp vụ NH, hoặc là có kinh nghiệm hoạt động NH thì tuổi đã cao và chưa trải qua thực tế điều hành kinh doanh. Do đó, dẫn tới không năng động, linh hoạt và các quyết định đúng đắn trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng; dè chừng sợ chịu trách nhiệm, quyết định không dựa trên cơ sở nắm chắc nghiệp vụ hoạt động. Cá biệt có những NHTMCP vài ba năm không có được Tổng Giám đốc chính thức.

Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: biểu hiện cụ thể trong tài sản của

khách hàng dùng làm vật thế chấp, hay việc sử dụng sai mục đích khi sử dụng khoản vay.

 Tài sản thế chấp có tranh chấp, người vay cố tình lừa đảo NH. Cùng một tài sản, đem thế chấp vay tiền ở nhiều NH. Hoặc là, một tài sản đồng sở hữu của nhiều người trong gia đình khi người vay không trả được nợ, đem phát mại, nảy sinh tranh chấp. Trường hợp này xảy ra phổ biến trong cả nước, tập trung là các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

 Tài sản thế chấp bị bán mất. Hàng hóa, tài sản đang thế chấp cho NH, để trong kho của khách hàng vay vốn, NH và khách hàng mỗi bên có một khóa. Sau đó, khách hàng tìm cách phá khóa, bán mất tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông khách hàng cố tình tìm mánh khóe lừa đảo, bán mất tài sản. Vụ án Epco - Minh Phụng được chính thức khởi tố bằng việc cơ quan pháp luật phát hiện Công ty Epco bán đi số tài sản gồm: 2.700 tấn hạt nhựa, 9.400 tấn sắt, 4.519 tấn sợi chứa trong kho Epco đang được thế chấp hợp pháp

57

cho NH Ngoại Thương để đảm bảo khoản nợ vay 131 tỷ đồng của Công ty Minh Phụng.

 Trường hợp rủi ro đạo đức do khách hàng sau khi nhận tiền của NH đã không sử dụng đúng mục đích như cam kết rất nhiều. Người vay dùng tiền vay để mua bất động sản, đầu tư xây dựng văn phòng, mua xe đắt tiền, tiêu xài cho những mục đích cá nhân, v.v. vụ án Minh Phụng- Epco, Lã Thị Kim Oanh là một điển hình cho loại hình rủi ro này.

Việc thiếu thông tin, sự can thiệp của cấp có thẩm quyền hay do những định hướng từ cấp trên cùng là nguyên nhân gây ra vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức cho NH. Ví dụ điển hình là các quy hoạch, dự báo, định hướng chiến lược không phù hợp về việc xây dựng các nhà máy mía đường, ximăng, gạch, v.v. Các dự án đầu tư này đều được tiến hành trên quy hoạch, xây dựng chiến lược và dự báo của các Bộ, ngành, của Bộ kế hoạch đầu tư, các dự án đầu tư đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi thực thi các khâu đó, đều được tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trên khu vực và thế giới, dự báo sức tiêu thụ của thị trường nội địa. Song thực tế là chưa thực hiện xong các chương trình, sản lượng sản xuất ra cung đã vượt quá cầu nên phát sinh ra nhiều trường hợp khó tiêu thụ, giá bán hạ, NH kiến nghị ngừng đầu tư, nhưng các địa phương đã hoàn chỉnh dự án “chạy” hết các cấp các ngành xin phê duyệt và thúc ép NH cho vay, bảo lãnh, v.v. Thiệt hại gây ra cuối cùng lại dồn lên vai NH. Có thể dẫn một vài ví dụ sau để minh họa cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 53)