Tình hình sử dụng cây Cỏ ngọt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt (Trang 26)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.1.3.4.Tình hình sử dụng cây Cỏ ngọt

Trong công nghiệp thực phẩm, Cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Trên thị trường hiện nay có các loại sản phẩm sử dụng nguyên liệu là cỏ ngọt như trà túi lọc, thực phẩm chức năng. Ví dụ như:

- Trà Atiso - Cỏ ngọt: Thành phần: lá, thân và rễ atiso, cỏ ngọt và hương liệu tự nhiên có công dụng làm nước giải khát, mát gan, thông mật, giải độc, an thần, hạ cholesterol do trung tâm cây thuốc Đà Lạt sản xuất.

- Trà túi lọc Cỏ ngọt: Trà cỏ ngọt có công dụng thay trà dành cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, lợi tiểu, đau đầu, giúp trí óc minh mẫn, làm cho giấc ngủ sâu, hạ đường huyết, nhất là béo phì ở phụ nữ. Sản phẩm trà túi lọc Cỏ ngọt gắn liền với nhiều thương hiệu như: Nguyên Thái Trang, Vĩnh Tiến, Thái Bảo…

a) b) c)

Hình 1.9. Hình ảnh một số sản phẩm trà túi lọc có thành phần Cỏ ngọt

a) Trà Atiso - Cỏ ngọt, b) Trà Cỏ ngọt Nguyên Thái Trang, c) Trà Cỏ ngọt Vĩnh Tiến

- Sản phẩm đường Cỏ ngọt: Được chế biến từ cây Cỏ ngọt, là loại đường không có calories, an toàn tuyệt đối cho người ăn kiêng, tiểu đường, béo phì, mỡ máu, huyết áp cao…

Hình 1.10. Hình ảnh một số sản phẩm đường Cỏ ngọt

Trong dược phẩm, có sản phẩm thuốc thay thế đường trắng dành cho người bị béo phì như: thuốc số 104 STEVIA với công dụng hạ đường huyết cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, làm giảm sự thèm ăn đường, ăn tinh bột. Sản phẩm này không những được ưa chuộng tại Mỹ mà còn nhiều nước khác trên thế giới.

Hình 1.11. Hình ảnh sản phẩm thuốc 104 STEVIA

Ngoài ra Cỏ ngọt còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm, chẳng hạn sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt (Trang 26)