7 PGS.TS Hoàng Văn Hải và Th.s Vũ Thùy Dương, 2010, Giáo trình quản trị nhân lực, trang
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến tạo động lực tài chính
lực tài chính
3.2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Vượng đang từng bước phát triển không ngừng. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới là mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc và trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP phát triển ở Việt Nam.
Chính vì vậy những năm vừa qua ngân hàng luôn quan tâm chất lượng công tác quản trị nhân sự, đặc biệt công tác đãi ngộ nhân lực. Ngân hàng luôn có chính sách đãi ngộ nhằm giữ chân nhân tài giảm tình trạng nhảy việc của nhân viên và cán bộ. Ngoài ra, còn có chính sách tạo động lực thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao về làm việc cho ngân hàng.
Tiềm lực tài chính của ngân hàng: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chính thức đi vào hoạt động ngày 10/9/1993 với vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp là 20 tỷ đồng. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 5.770 tỷ đồng. So sánh với một số ngân hàng TMCP khác như Viettin Bank: 16.858 tỷ đồng, BIDV: 14.374 tỷ đồng, TienPhong Bank: 5.550 tỷ đồng, ... thì vốn điều lệ của ngân hàng – khả năng tài chính của ngân hàng thuộc mức trung bình. Điều này ảnh hưởng tới chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ cho nhân viên. Ngân hàng phải cân nhắc chi phí cho những hình thức tạo động lực sao cho phù hợp.
Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các doanh nghiệp nói chung và đối với ngân hàng nói riêng ví dụ như ngân hàng VIB, ngân hàng Sacombank,…nói riêng. Nhận thức được con người là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, các ngân hàng đưa ra các chính sách đãi ngộ tốt để thu hút người lao động nhất là đối với các vị trí cấp cao như quản lý và chuyên viên. Đây chính là nguyên nhân nhảy việc của nhân viên đặc biệt đối với vị trí quản lí tỷ lệ nhảy việc ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với ngân hàng trong công tác tạo động lực nếu không có những chính sách đãi ngộ phù hợp, mức đãi ngộ cạnh tranh trên thị trường.