Kết quả điều tra chung tại doanh nghiệp (mẫu 1)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại chi nhánh công ty American Standard Việt Nam.DOC (Trang 29)

Trợ lý kinh doanh Phòng kế toán

3.3.1. Kết quả điều tra chung tại doanh nghiệp (mẫu 1)

3.3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù tới công tác quản trị doanh nghiệp

Kết quả: 100% các phiếu điều tra đều trả lời rằng mức độ ảnh hưởng là lớn nhất. cụ thể hơn em tiến hành phỏng vấn ông Mai Việt Phong – giám đốc chi nhánh để làm rõ hơn, ông cho hay: như chúng ta đã biết MTKD đặcthù có 4 yếu tố đó là: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh trạnh, cơ quan Nhà nước. Ông phân tích rằng: khách hàng là đầu ra của doanh nghiệp, giúp DN tồn tại và phát triển, yếu tố khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới các công tác quản trị đặc biệt là công tác hoạch định chiến lược cho DN cũng như công tác xác định cơ cấu tổ chức hợp lý. Bên cạnh đó ông cũng phân tích thêm nhà cung cấp của công ty lại là đầu quyết định tới

hoạt động kinh doanh của DN. Đặc biệt là khi công ty chỉ có một nhà cung cấp sản phẩm duy nhất là tổng công ty Ameican Standard Việt Nam. Đây là một bất lợi cho chi nhánh vì sẽ bị động trong công tác nguồn hàng ảnh hưởng lớn tới tổ chức các hoạt động lien quan tới tác nghiệp doanh nghiệp thương mại. Để thêm tính khách quan, em đã tiến hành phỏng vấn thêm ông Trần Văn Dũng – Trợ Lý kinh doanh. Ông cho biết: đối thủ cạnh tranh là người trực tiếp “giành giật miếng cơm manh áo của doanh nghiệp” có thể chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp do đó phải có chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, thêm vào đó các cơ quan Nhà nước cũng ảnh hưởng rất mạnh tới công tác quản trị của công ty đặc biệt là tạo được các hành lang pháp lý tốt nhằm đơn giản trong quá trình hoàn thiện hoạt động tổ chức.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của khách hàng

a. Sự quan trọng của phân loại khách hàng

Kết quả: có 100% số phiếu đều cho rằng sự ảnh hưởng của khách hàng là rất quan trọng điều đó cho thấy khách hàng là nhân tố quyết định cao nhất tới công tác quản trị của doanh nghiệp. Do đó công ty cần thiết phải phân tích và tìm hiểu thật kỹ về sự ảnh hưởng này để hoàn thiện công tác quản trị của công ty. Nếu phân loại khách hàng tốt công ty sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý đối với từng khách hàng để có thể chăm sóc và đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi khách hàng đó.

b. Yếu tố quyết định tới nhu cầu khách hàng của công ty hiện nay

Bảng 3.1 Các yếu tố quyết định tới nhu cầu KH của công ty hiện nay

Yếu tố quyết định Số phiếu Tỷ lệ (%)

Giá cả 5/12 41.67

Chất lượng 7/12 58.33

Điều kiện thanh toán 0/12 0

Dịch vụ đi kèm 0/12 0

Tổng 12/12 100

Có 7/12 phiếu chiếm 41.67% cho rằng yếu tố chất lượng sản phẩm quyết định nhiều nhất tới nhu cầu khách hàng của công ty hiện nay. Sản phẩm của công ty là sản phẩm cao cấp, khách hàng là những đại lý cấp I, cấp II, cấp III có tốc độ tiêu thụ rất tốt những dòng sản phẩm của công ty. 5/12 số phiếu lại cho rằng giá cả lại quyết định lớn tới nhu cầu của khách hàng. Nhưng trong trường hợp này bên cạnh điều tra thêm khách hàng em nhận thấy rằng thực chất những khách hàng lựa chọn công ty vì giá cao là xuất phát từ quan niệm của người Việt Nam “tiền nào của nấy” do đó thực chất cả 2 sự ảnh hưởng về nhu cầu của khách hàng đều là do chất lượng của sản phẩm quyết định. Vậy công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Cần hoạch định chính xác các chính sách về khách hàng để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

c. Khó khăn hiện nay mà phía khách hàng mang lại cho công ty

Bảng 3.2 Những khó khăn cơ bản mà khách hàng mang lại cho công ty

Yếu tố khó khăn từ phía KH Số phiếu Tỷ lệ (%)

Yêu cầu sản phẩm tiêu chuẩn cao 0/12 0

Lòng trung thành 4/12 33.33

Tần suất mua hàng 8/12 66.67

Khác 0/12 0

Tổng 12/12 100

8/12 phiếu cho rằng tần suất mua hàng của khách hàng là khó khăn lớn nhất hiện nay. Để biết thêm về vấn đề này, em đã phỏng vấn Ông – trợ lý kinh doanh, ông cho hay sở dĩ tần suất mua hàng là khó khăn lớn nhất là do tốc độ kinh doanh không đều của các đại lý khiến cho tình hình kinh doanh của công ty có những lúc bị trì trệ, không đạt doanh số gây nhiều bất lợi cho công ty. Trong khi đó công ty 4/12 phiếu còn lại đánh giá rằng độ trung thành của các khách hàng là ảnh hưởng nhất tới công ty hiện nay. Sở dĩ có điều này là do các khách hàng của công ty

chủ yếu là các đại lý. Trong đó các đại lý độc quyền, đại lý cấp I chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ bán duy nhất sản phẩm của ông ty còn lại đa số là các đại lý vừa cung cấp sản phẩm của công cấp và cũng vừa cung cấp sản phẩm của các công ty đối thủ cạnh tranh. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn tới lòng trung thành của các khách hàng nếu công ty không có được những chính sách ưu đãi nhất định tới các đại lý như: tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu, dịch vụ sau bán,…

d. Các giải pháp mà công ty đưa ra để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ phía khách hàng

Hầu hết các nhà quản trị và nhân viên đều cho rằng phải tiếp tục nâng cao công tác hoạch định chính sách nâng cao công tác chăm sóc khách hàng như dịch vụ bảo hành. Thêm vào đó là công tác tổ chức cũng phải thay đổi theo như thành lập một phòng dịch vụ sau bán và có những thay đổi nhất định về cơ cấu để phù hợp với chiến lược này. Và cuối cùng là phải kiểm soát thông tin khách hàng chặt chẽ,có nguồn thông tin chinh xác nhanh chóng từ những phản hồi từ phía khách hàng. Có được như vậy thì công tác quản trị mới hoàn thiện và phát triển.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh

a. Ảnh hưởng quan trọng nhất từ phía các đối thủ cạnh tranh

100% số phiếu cho rằng ảnh hưởng về giá thành của đối thủ cạnh tranh là quan trọng nhất. Công ty hiện nay chỉ cung cấp những sản phẩm cao cấp do đó sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp là rất mạnh mẽ, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc đổ vào thị trường VN các sản phẩm kém chất lượng nhưng mẫu mã được nhái thật sự không khác xa mấy so với những sản phẩm cao cấp. Từ đây cho thấy rằng công ty cần hoạch định chính sách giá thật hợp lý để phù hợp hơn với nền kinh tế và khả năng thanh toán của khách hàng.

b. Thông tin về các đối thủ cạnh trạnh có được công ty cập nhật thường xuyên?

Bảng 3.3 Tính cập nhật thông tin của đối thủ cạnh tranh

Tính cập nhật thông tin Số phiếu Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 12/12 100

Ít thường xuyên 0/12 0

Không thường xuyên 0/12 0

Tổng 12/12 100

Qua các mẫu phiếu điều tra cho thấy rằng các thông tin của đối thủ cạnh tranh đề được công ty cập nhật thường xuyên điều đó cho thấy công ty cũng rất quan tâm tới các công ty đang cạnh tranh với mình trên thị trường để có các chính sách ứng phó kịp thời. Khi cập nhật thông tin của khách hàng cần có công tác quản lý thông tin chính xác tránh tình trạng thông tin sai lệch ảnh hưởng tới công tác tổ chức và kiểm soát thông tin của công ty.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của nhà cung cấp

a. Mức độ phụ thuộc của nhà cung cấp

100% những ứng viên được phỏng vấn đều khẳng định rằng công ty hoàn toàn bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Đây cũng là những điều thường thấy ở các công ty chi nhánh phụ thuộc vào nguồn cung của tổng công ty. Do đó đây cũng là ảnh hưởng lớn nhất mà nhà cung cấp mang lại cho công ty. Công ty đã phải hoạch định và kiểm soát nguồn sản phẩm mà nhà cung cấp cung ứng thật tốt để có thể hạn chế được những ảnh hưởng xấu do nhà cung cấp mang lại.

b. Chính sách nhằm giảm bớt những khó khăn mà nhà cung cấp mang lại cho công ty

Bảng 3.4 Chính sách nhằm giảm bớt khó khăn mà nhà cung cấp mang lại

Chính sách giảm bớt khó khăn của nhà cung cấp Số phiếu Tỷ lệ (%)

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp 2/12 16.67 Thường xuyên tìm hiểu thông tin nhà cung cấp 0/12 0

Dự trữ hàng hóa đề phòng rủi ro 10/12 83.33

Khác 0/12 0

Tổng 12/12 100

2/12 số phiếu chiếm 16.67% cho rằng phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp. 10/12 phiếu chiếm 83.33% cho rằng phải dữ trữ hàng hóa để phòng tránh những rủi ro bất ngờ mà nhà cung cấp mang lại. Có thể thấy công ty chủ yếu

dự trữ hàng hóa để tránh rủi ro ngoài ra còn sử dụng phương pháp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp. Đây cũng là các giải pháp khá tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế là nếu lượng dự trữ hàng hóa quá lớn không kịp tiêu thụ sẽ dẫn tới ứ đọng hàng hóa và tồn vốn lúc này công ty sẽ phải đối diện với một rủi ro mới. Do đó công ty phải tính toán thật kỹ lượng hàng hóa cần phải dự trữ và lượng hàng hóa tiêu thụ được.

3.3.1.5. Ảnh hưởng của Nhà nước

a. Những ảnh hưởng của cơ quan nhà nước tác động chủ yếu tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Biểu 3.1 Ảnh hưởng chủ yếu của cơ quan Nhà nước

Có 50% số phiếu cho rằng thuế quan là yếu tố tác động lớn nhất, 41.67% số phiếu cho rằng cơ chế quản lý lại tác động lớn tới quản trị công ty chỉ co 1 phiếu chiếm 8.33 % cho rằng chính sách đối với DN có vốn nước ngoài là quan trọng. Nhìn chung tất cả các DN đều bị chi phối và ảnh hưởng bởi các cơ quan hữu quan nhưng với đặc thù là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì bất kỳ một thay đổi nào về cơ chế quản lý với đối tượng này thì công ty đều phải hết sức quan tâm. Hơn nữa công ty lại hoạt động trên một thị khá rộng (toàn miền Bắc) do đó công ty không những chịu ảnh hưởng của các cơ quan Nhà nước Trung ương mà còn phải chịu ảnh hưởng của các cơ quan Nhà nước địa phương nơi mà DN đang hoạt động

kinh doanh. Do đó ảnh hưởng của cơ quan Nhà nước tới cũng rất lớn và cần quan tâm.

b. Mức độ ảnh hưởng của các cơ quan nhà nước tới quản trị của công ty

Biểu 3.2 Mức độ ảnh hưởng của cơ quan Nhà nước

50% các phiếu cho rằng các cơ quan Nhà nước tác động mạnh tới các hoạt động quản trị của công ty đặc biệt là công tác tổ chức các hoạt động tài chính kế toán. Còn lại có 41.67 % các phiếu cho rằng tác động ở mức độ trung bình. Như đã có các phân tích ở phần a, công ty cần phải đưa ra các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng từ phía cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại chi nhánh công ty American Standard Việt Nam.DOC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w