Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 27)

Thành phố Đà Nẵng - đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương - bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo với tổng diện tích 1.256,22km2, trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2

, dân số 930.000 người (số liệu tháng 12 năm 2008). Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 - 300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 - 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 - 40 mm/tháng.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần chất thải rắn khối lượng);

Tình hình quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng);

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến tình hình phát sinh và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng;

- Tiến hành khảo sát thực tế tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng;

- Đánh giá và dự báo được diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Đánh giá thực trạng tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại thành phố Đà Nẵng;

- Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý), đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm quản lý chặt chẽ có hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các thông tin, số liệu về tình hình phát sinh, quản lý chất thải ở nước ta nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn;

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành điều tra thực tế tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng; làm việc trực tiếp với Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng và Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng;

- Phương pháp tổng hợp, thống kê: tổng hợp, đánh giá tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã được tổng hợp, tiến hành đánh giá và phân tích những vấn đề còn tồn tại về mặt cơ chế, chính sách của công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng để đảm bảo phát triển bền vững;

- Phương pháp chuyên gia: Hiện nay, trong các công tác đánh giá nói chung, phương pháp chuyên gia được coi là phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có. Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã được xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và quản lý để có được các kết luận và kiến nghị đúng đắn, phù hợp với thực tế.

- Phương pháp dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn:

Dự báo tình hình phát sinh CTR thực ra là công tác ước đoán và xác suất xảy ra của các biến đổi các thông số môi trường trong quá trình chịu tác động của sự phát triển kinh tế. Các số liệu của các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh CTR đề cập ở luận văn thường được xây dựng dựa trên các số liệu có sẵn trong quá khứ trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, thống kê từ các năm trước đó. Do vậy, công tác dự báo trong luận văn cũng này sẽ sử dụng phương pháp “Phân tích quá khứ và Dự báo tương lai” bao gồm công việc hồi cứu các số liệu về trạng thái, số lượng và thành phần CTR và xu hướng diễn biến môi trường trong quá khứ để dự báo tình hình phát sinh CTR của thành phố Đà Nẵng trong tương lai. Trong đó chọn năm 2010 làm cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải của thành phố Đà Nẵng tới năm 2020, cụ thể:

+ Số lượng CTR sinh hoạt sinh ra trong tương lai có thể thiết lập dựa trên lượng CTR sinh hoạt hiện tại kết hợp với xu hướng diễn biến theo sự tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng mức sống, tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng dân số từng vùng:

CTR sinh hoạt= CTRsinh hoạto (1+k11)i.(1+k12)i. (1+k13)i..., trong đó:

CTR sinh hoạto (tấn/năm): lượng CTR sinh hoạt tại năm thứ 0-năm trọn làm mốc CTR sinh hoạti (tấn/năm): lượng CTR sinh hoạt tại năm thứ i

K11(%): tốc độ tăng dân số trung bình từ năm (0-i)

K12 (%): tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người trung bình từ năm (0-i)

K12=f(x1, x2, x3, x4,...xn) là hàm phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ dân số đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số; điều kiện kinh tế xã hội, bao gồm cơ cấu kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ); tốc độ tăng trưởng kinh tế; điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường.

K13(%): tốc độ giảm phát sinh CTR sinh hoạt bình quân trên đầu người trung bình từ năm (0-i) do nâng cao ý thức người dân và năng lực quản lý, BVMT.

+ Số lượng và thành phần CTR công nghiệp từ các cơ cở công nghiệp, khu cụm công nghiệp sẽ được dự báo theo tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển của từng loại hình công nghiệp.

Số lượng CTR công nghiệp phát sinh trong tương lại có thể thiết lập dựa trên lượng CTR công nghiệp hiện tại kết hợp xu hướng diễn biến theo sự gia tăng sử dụng diện tích công nghiệp, sự gia tăng GDP trong công nghiệp và việc quan tâm đến vấn đề môi trường, cũng như việc xiết chặt công tác BVMT của địa bàn thành phố Đà Nẵng.

CTR công nghiệp= CTR công nghiệp0 (1+k31)i. (1-k32)i, trong đó

CTR công nghiệp 0 (tấn/năm): lượng CTR công nghiệp tại năm thứ 0-năm chọn làm mốc

CTR công nghiệpi (tấn/năm): lượng CTR công nghiệp tại năm thứ i

K31(%): hệ số kể đến tốc độ tăng sử dụng diện tích công nghiệp, sự gia tăng GDP trong công nghiệp trung bình từ năm (0-i)

K32 (%): hệ số khi kể đên việc xiết chặt công tác BVMT của địa bàn tỉnh tại các KCN.

+ Số lượng CTR nguy hại từ các cơ sở y tế, bệnh viện trung tâm y tế sẽ được dự báo dựa trên số giường bệnh, tốc độ phát triển, quy mô từng cơ sở y tế.

+ Số lượng CTRYT thông thường phát sinh trong tương lai cũng có thể thiết lập dựa trên lượng CTRYT hiện tại kết hợp với xu hướng diễn biến theo sự gia tăng giường bệnh, sự gia tăng mức sống và việc gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ), gia tăng sử dụng các thiết bị y tế dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa... của từng bệnh viện như sau:

CTRYT i= CTRYT 0(1+k21)i. (1+k22)i, trong đó

CTRYT 0 (tấn/năm): lượng CTRYT năm 0-năm chọn làm mốc CTRYT i (tấn/năm): lượng CTRYT năm i

K21(%): tốc độ tăng số giường bệnh trung bình từ năm (0-i)

K22 (%): tốc độ phát sinh CTRYT bình quân trên mỗi giường bệnh trung bình từ năm 0-i

K22 là f(x1, x2, x3, x4,...xn) là hàm phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, sự gia tăng mức sống và việc gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ). gia tăng sử dụng các thiết bị y tế dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa...

Số lượng CTRYT nguy hại có thể tính theo % tổng số CTRYT như sau:

CTRYT nguy hạii= TLi. CTRYTi (tấn/năm), trong đó

TLi (%): tỉ lệ lượng CTRYT nguy hại sinh ra trong tương lai, có thể thiết lập dựa trên tỉ lệ lượng CTRYT nguy hại hiện tại kết hợp xu hướng diễn biến theo sự gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ), gia tăng sử dụng các thiết bị y tế dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa..., năng lực của cán bộ y tế trong công tác phân loại chất thải theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế của từng bệnh viện như sau:

TLi=TL0(1+k23)i. (1-k24)i

trong đó:

K23 (%): tốc độ tăng CTR nguy hại trung bình từ năm 0-i do thay đổi phương pháp điều trị

K24 (%): tốc độ giảm phát sinh CTRYT nguy hại do nâng cao năng lực của cán bộ y tế trong công tác phân loại CTR.

Mức phát sinh CTR mỗi giường bệnh ở thành phố lớn hơn ở các thị xã, ở đô thị sẽ lớn hơn ở nông thôn. Khi lập quy hoạch, thường lấy tiêu chuẩn phát sinh

CTRYT như sau:

Năm 2010: T=1,8-2,0kg/giường.ng.đ

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng

3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

3.1.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng

Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt qua các năm từ 2005-2009 được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng

CTR phát sinh (tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 CTRSH đô thị 204.066 218.235 186.055 188.956 203.516 CTRSH công nghiệp 4.189 4.481 3.820 3.880 4.500 CTSH y tế 1.257 1.344 1.146 1.164 1.257 Tổng số 209.512 224.060 191.021 194.000 654.773 Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010

Từ bảng 3.1 cho thấy tình hình chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng phát sinh tăng qua các năm. Một trong những nguyên nhân dân đến tình trạng CTR sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng gia tăng là do sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế trong các năm qua. Cụ thể như sau:

Tổng số hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2009 là 227.150 hộ, tương đương dân số trung bình là 890.490 người/km2, dẫn đến sự gia tăng chất thải rắn. So với đầu kỳ, lượng rác thải sinh hoạt công nghiệp và y tế năm 2009 gia tăng đáng kể.

Ngoài ra, rác thải khu vực bãi biển, điểm du lịch thu gom được khoảng 5.200 tấn/năm, trong diện tích 87,3ha thuộc một nửa diện tích thuộc 06 bãi biển của thành phố, chủ yếu là rác thải du lịch ven biển tại các bãi tắm.

Đối với CTR y tế, do sự phát triển dịch vụ y tế khá mạnh, nên lượng lượng CTR gia tăng sau mỗi năm. Đến năm 2009 toàn thành phố có 80 cơ sở y tế, với quy

mô giường bệnh là 3.819 giường tăng 16,8% so với đầu kỳ 2005. Bên canh đó, số lượng cán bộ y tế cũng gia tăng, có khoảng 4.045 người, số lượng khám bệnh mỗi năm trung bình là 2.296 nghìn lượt, trong đó điều trị nội trú chiếm 6,6%. Bệnh viện tư nhân phát triển trong những năm gần đây, có 5 bệnh viện tư nhân với gần 300 giường chiếm khoảng 10% giường bệnh trên địa bàn.

Hình 3.1: Phương tiện thu gom trong ngõ, hẻm

Hiện tại, thành phố có 88 chợ các loại, với tổng số 14.132 hộ kinh doanh các loại (trong đó có 20 chợ tạm). Hầu hết các chợ đều không có hệ thống thu gom CTR, điểm tập kết tạm bợ, lượng CTR thu gom hàng năm trung bình là 5.300 - 5.500 tấn và tăng dần qua mỗi năm. Đây là nguồn ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan trong thời gian qua.

Riêng CTR thải sinh hoạt trong công nghiệp cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Tính đến năm 2009, toàn thành phố có 4.763 cơ sở sản xuất công nghiệp, với 87.777 lao động, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ước tính là 52,6 tấn/ngày. Lượng rác thải này cũng sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể khi không được xử lý tốt.

3.1.1.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng Theo kết quả phân tích thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng của Công ty Môi trường Đô thị của thành phố Đà Nẵng như bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng

Loại chất thải Tỉ

lệ % Loại chất thải Tỉ lệ %

Giấy và bìa carton 5,16 Bao bì nylon 11,58

Thực phẩm thừa và chất thải

từ quá trình làm vườn 74,65 Nhựa đa thành phần 0,42

Gỗ 0,67 Kim loại đen 0,18

Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 Kim loại màu 0,01

Da 0,83 Xà bần 0,55

Cao su 1,29 Thủy tinh 0,74

Nhựa PET 0,07

Chất thải nguy hại dùng trong gia đình (pin, bình ắc quy, bình xịt muỗi, bóng đèn …)

0,03

Nhựa PVC 0,62 Chất thải y tế (kim tiêm,

thuốc quá hạn sử dụng...) 0,02

Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010

Từ bảng 3.2 cho thấy thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng ở thành phố Đà Nẵng đa phần là hữu cơ, CTR có độ ẩm cao.

3.1.1.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng Trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng có 6.000 thùng rác, trong đó 65% thùng là đạt yêu cầu, số còn lại hư hỏng xuống cấp. Đối với khu vực đô thị, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom CTR tại khu vực nội thành đạt trên 95% khối lượng CTR phát sinh. Số lượng thùng rác được bố trí khoảng 85%, 678 công nhân lao động làm công tác VSMT. Riêng huyện Hòa Vang tỷ lệ thu gom khoảng

50%, công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã, thùng rác bố trí khu vực nông thôn rất ít (15%), tần suất thu trung bình 02 ngày/lần.

Hiện nay có 03 phương thức thu gom rác thải sinh hoạt chủ yếu. Hàng ngày có 97 tấn rác thải được thu gom qua loại thùng 240 lít và 660 lít từ các ngõ, hẻm và các khu dân cư đưa về 10 trạm trung chuyển trước khi vận chuyển vào bãi rác chôn lấp. Lượng rác khá lớn của thành phố (392 tấn) chủ yếu trên các đường phố, khu vực công cộng được thu gom qua thùng tiêu chuẩn (240 lít và 660 lít), sau đó được nâng gắp và vận chuyển trực tiếp về bãi rác bằng xe chuyên dụng. Lượng rác còn lại (15%) chủ yếu ở khu vực vùng nông thôn ven đô thị được thu gom trực tiếp bằng xe chuyên dụng.

Như vậy, rác thải sinh hoạt của thành phố đa phần thu gom bằng xe chuyên dụng, chỉ có 17% khối lượng rác qua 10 trạm trung chuyển. Nhờ vậy, các vấn đề môi trường phát sinh tại các trạm đã được giảm thiểu rất nhiều.

Ngoài ra, lượng rác thải dọc các bãi biển, khu điểm du lịch phát sinh tại khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 27)