Xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 63)

nguồn

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện thành công phân loại rác thải tại nguồn nên chưa áp du ̣ng và triển khai ma ̣nh. Do đó, thành phố nhận thức rằng:

Rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho việc xử lý rác

Trong thực tế sinh hoạt ăn uống của con người, các thực phẩm để nấu/chế biến hoặc thức ăn thừa, vỏ hoa quả khi bị vứt làm rác thải thì đều được đựng vào những hộp/túi nhựa cứng, ni lông v.v… Ở một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng dân chúng thường có thói quen vứt rác thải sinh hoạt chưa được phân loại vào các thùng rác để các Công ty Môi trường Đô thị đến thực hiện thu gom, xử lý. Công tác xử lý rác thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn với thành phần rác thải phức tạp và chưa được phân loại, vì vậy công nghệ xử lý được lựa chọn là đem chôn tất cả tại bãi rác mà không thể tận dụng cho các mục đích khác.

Việc chôn này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng: + Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác.

+ Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh bãi chôn lấp rác. + Phát sinh một lượng nước rỉ rác rất lớn làm ô nhiễm chất lượng nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí...

Rác thải sinh hoạt không được phân loại sẽ làm tổn hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con người

Việc rác thải sinh hoạt không được phân loại và tất cả đều đem chôn lấp đã làm lãng phí rất các loại vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng.

Một ví dụ điển hình là nếu rác thải được phân loại, phần rác thải hữu cơ sẽ được ủ tạo phân compost sử dụng trong nông nghiệp, các phần có thể tái chế như bao nilon, nhựa, kim loại … sẽ được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp tái chế. Nếu không thực hiện phân loại rác thải thì hầu hết các lợi ích này sẽ bị mất đi một cách lãng phí.

Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn

Hiện nay ở một số nước, ngay cả ở nước ta đã và đang chú trọng đầu tư những nhà máy hoặc xí nghiệp xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt nhằm tạo ra được một lượng phân hữu cơ đồng thời giảm thiểu diện tích chôn rác và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:

+ Đầu tư nhà máy và thiết bị xử lý, chế biến rác thải quá lớn. Các rác thải hỗn hợp được chuyên chở cả về nhà máy, phải qua thiết bị dây chuyền chọn, nhặt các chất thải vô cơ, nhựa, giấy ni lông; sàng lọc các loại than xỉ, đất, cát. Sau khi ủ lại tiếp tục sàng lọc chất vô cơ còn lại.

+ Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp không triệt để, đặc biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng phân hữu cơ sau tái chế.

+ Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.

+ Nếu chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp ở quy mô nhỏ tại gia đình hoặc theo cụm dân cư lại càng khó vì không có công nhặt các chất vô cơ; nếu ủ cả rác thải hỗn hợp thì không đảm bảo công nghệ ủ phân hữu cơ. Đây cũng là

lý do hiện nay ở nhiều nơi dân cư vẫn tồn tại những bãi rác, đống rác không thể tái chế được thành phân hữu cơ, ngược lại chúng gây hôi thối, ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng và làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu dân cư.

Vì vậy, để công tác xử lý CTR tại thành phố Đà Nẵng có hiệu quả nhất thiết phải Ban hành quy định của thành phố Đà Nẵng về thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Các đối tượng có liên quan bao gồm: hộ gia đình, cơ sở công nghiệp, các cơ sở du lịch dịch vụ, cơ sở y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 63)