Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nó

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 65)

chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng

- Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện:

+ Tổ chức lại mô hình phân loại CTR tự phát xưa nay được thực hiện ngay từ nguồn phát sinh, tại các nơi lưu trữ rác hoặc ngay tại bãi chôn lấp;

+ Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tích cực từ thành phố đến tận phường/xã, thôn/tổ dân phố về công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư; xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn;

- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp;

- Nâng cao nhận thức (trực tiếp, gián tiếp); tăng cường phối hợp giữa nhân dân và nhà cung cấp dịch vụ trong thu gom, vận chuyển; khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan tham gia hoạt động tình nguyện;

- Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện tháng lợi Chương trình "Ba có" của thành phố- trong đó có nội dung " Có nếp sống văn minh đô thị".

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 65)