3.1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng, tính đến năm 2009, toàn thành phố Đà Nẵng có 4.763 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 30% so với năm 2005, trong đó các cơ sở có quy mô lớn và vừa chiếm 18,2%, còn lại là quy mô nhỏ hộ cá thể. Hiện có 231 cơ sở đang hoạt động trong 06 KCN và 01 CCN, còn lại là còn xen lẫn trong khu dân cư.
Chất thải rắn công nghiệp Đà Nẵng ước khoảng 6 - 7% tổng lượng CTR của thành phố, trong đó CTR ngành chế biến thủy sản là chính.
Hình 3.7: Chất thải rắn công nghiệp, 2007
Riêng chất thải nguy hại công nghiệp đến nay vẫn chưa được điều tra tổng thể lượng phát sinh trên toàn thành phố. Tuy nhiên đến năm 2009 mới có 98 cơ sở công nghiệp đang ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, với tổng khối lượng ước tính là 9.996,54 tấn và 1.584m3 mỗi năm.
Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng qua các năm từ 2005-2009 được trình bày tại hình 3.8
Hình 3.8: Biểu đồ lượng CTR công nghiệp được thu gom
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy lượng phát sinh CTR công nghiệp hàng năm đều tăng, cụ thể là năm 2009 tăng 17,5% so với năm 2008, năm 2010 tăng
11,3% so với năm 2009, với năm 2011 mới chỉ tính cho 6 tháng đầu năm nhưng lượng CTR thu gom năm 2011 ước chừng tăng khoảng 9,9% so với năm 2010. Khác với CTR đô thị, khối lượng CTR công nghiệp thông thường được thu gom mặc dù tăng, nhưng tỷ lệ tăng lại giảm theo từng năm. Việc thu gom CTR nguy hiểm biến động không theo quy luật nào. Năm 2010 tăng 89,8% so với năm 2009 nhưng theo số liệu 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy việc thu gom CTR nguy hại có xu hướng giảm khoảng 35,4%. Hiện tượng này xảy ra có thể do một số lý do sau:
- Sự biến động của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại khiến các công ty, xí nghiệp sản xuất cầm chừng nên giảm lượng chất thải.
- Các nhà máy, khu công nghiệp xây dựng được hệ thống xử lý riêng. - Có thể có những cơ sở sản xuất không báo cáo đúng lượng chất thải thực tế. Như vậy, ngoài thành phần đã thu hồi (70 - 75%), thành phần CTR công nghiệp nguy hại (10%), thì lượng CTR công nghiệp cần thải bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 15 - 20% tổng lượng CTR phát sinh. Như vậy, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN là 23,49 tấn/ngày, trong đó gồm có khoảng 2,4 tấn CTR công nghiệp nguy hại; 1,9 tấn CTR công nghiệp có thể tái sử dụng được và 0,5 tấn CTR công nghiệp cần đổ bỏ.
Kết quả điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ CTR công nghiệp tái chế rất cao, chiếm khoảng 99.3% tổng số các loại CTR công nghiệp, trong khi đó CTR công nghiệp không tái chế được chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ 0.11%. Như vậy, lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là chất thải rắn có thể tái chế đã làm giảm đáng kể phần nào áp lực từ chất thải rắn đến môi trường của tỉnh.
Qua hình 3.8 về tình hình phát sinh CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố trong các năm qua có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng CTR công nghiệp này là do trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng có nhiều chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư, tỷ lệ các dự án đầu tư …trong các năm tăng cao.
3.1.2.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng Qua kết quả điều tra, khảo sát và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan cho thấy thành phần của chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng rất phức tạp nó tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và dịch vụ liên quan như: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, gạch đá…Tỷ lệ các chất thải công nghiệp không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Thành phần CTR công nghiệp có thành phần như tại bảng 3.3
Bảng 3.4: Thành phần của chất thải công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
TT Ngành công nghiệp Chất thải
1 Hóa chất, phân hóa học, nhựa tổng hợp, dược
Các chất hữu cơ và vô cơ, bụi hóa chất, bụi kinh loại, các khí độc
2 Các hóa chất cơ bản Các chất hữu cơ và vô cơ, các axit, kiềm, các chất khí
3 Sơn và mực in VOC: xăng, xylen, toluen ... bụi vô cơ và hữu cơ 4 Sản xuất thủy tinh Bụi, các chất hữu cơ bay hơi như AS2O3, HF,
B2O3, Sb2O3 và các chất vô cơ
5 Pin Bụi kim loại, các chất bay hơi, Hg
6 Phân hóa học Khí HF
7 Thuốc bảo vệ thực vật Khí xylen, Clo hoạt tính, cacbonat, dung môi 8 Da và các sản phẩm da Khí axit, dung môi, H2S, NH3, Cr3+
9 Điện và điện tử Bụi kim loại, khí hàn, khí hóa chất, dung môi, tẩy rửa
10 Cơ khí Bụi kim loại (Cu, Fe, Al ...), khí hàn, khí hóa chất, dung môi, chất tẩy
Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010
3.1.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Từ thực tế kết quả điều tra, khảo sát tế tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cho thấy quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng tại hình 3.9
Hình 3.9: Quy trình thu gom rác thải công nghiệp 3.1.2.4. Tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp
Toàn thành phố có 01 lò đốt chất thải nguy hại đặt tại bãi rác Khánh Sơn với công suất 200kg/h phục vụ việc xử lý chất thải nguy hại y tế. Tùy theo tính chất của từng loại chất thải nguy hại, đơn vị trực tiếp thu gom và xử lý theo các hình thức như đóng rắn chôn lấp hoặc tiêu hủy… theo đúng quy định hiện hành.
Rác thải công nghiệp chiếm khoảng 6 - 7 % tổng lượng rác của Thành phố, chủ yếu từ 231 cơ sở đang hoạt động trong khu, cụm công nghiệp và các cơ sở ở ngoài KCN. Đối với chất thải công nghiệp thông thường, phần lớn các cơ sở tự phân loại, tìm cách tái chế và sử dụng lại, một phần có thể san lấp, chôn trong khuôn viên. Lượng rác còn lại, doanh nghiệp hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý.
Trong đó, chất thải rắn trong chế biến hải sản chiếm tỉ lệ khá cao. Mỗi năm có khoảng 1.500 - 3.000 tấn chủ yếu từ KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng được thu gom và xử lý sơ bộ bằng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi hôi, sau đó vận chuyển chôn lấp tại bãi rác.
Rác thải công nghiệp Rác thải Nguy hại Rác thải sinh hoạt
Phân loại tại
nhà máy Bãi rác Khánh Sơn
Xe chuyên dụng Thu gom thông
Hình 3.10: Quy trình thu gom rác thải thủy sản
Chất thải nguy hại được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác.
Một lượng rất ít chất thải nguy hại công nghiệp được Công ty TNHH Môi trường xanh và Công ty TNHH Hoàng Kim Tài thu gom từ một số doanh nghiệp vận chuyển ra ngoài thành phố để xử lý.