Cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn đến năm2020 của thành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 50)

phố Đà Nẵng

3.3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh CTR và dự báo nguy cơ ô nhiễm được trình bày ở hình 3.13 như sau:

Hình 3.13. Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm

3.3.1.2. Xây dựng kịch bản trong công tác dự báo

3.3.1.2.1 CTRSH gia đình, cơ quan, công sở, chợ, trường học

a. Ước tính khối lượng phát sinh CTRSH 2010- 2020 dựa trên:

* Cơ sở dự báo dân số của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; * Khối lượng CTR phát sinh theo đầu người theo chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999;

* Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (bảng 3.8), có tính đến phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ 2010 đến 2020 cũng như hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn.

Bảng 3.8. Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (kg/người/ngàyđêm)

TT Loại đô thị Năm 2010 Năm 2020 Mức phát sinh (kg/người.ngđ) Kthu gom (%) Mức phát sinh (kg/người.ngđ) Kthu gom (%)

1 Đô thị đặc biệt, loại I và

loại II 0,80-1,00 80-90 1,00-1,20

95- 100

2 Đô thị loại III 0,70-0,80 75-80 0,90-1,00 90-95

3 Đô thị loại IV, loại V 0,55-0,70 60-70 0,70-0,80 80-90

Nguồn: Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến 2020

Bảng 3.9. Khối lượng CTR phát sinh theo Quyết định số 04/2008 của Bộ Xây Dựng

Loại đô thị Khối lƣợng CTR phát sinh

(kg/người/ngày) Tỷ lệ thu gom CTR (%) Đặc biệt, I 1,3 100 II 1,0  95 III-IV 0,9  90 V 0,8  85

Nguồn: Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Bộ Xây dựng

Các hệ số lựa chọn và điều chỉnh sẽ được sử dụng theo cách đánh giá của các chuyên gia dựa trên điều kiện phát sinh CTR thực tế trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.

b. Lựa chọn định mức phát sinh CTR sinh hoạt cho địa phương

TP.Đà Nẵng có các chỉ tiêu dự báo cơ bản như sau:

Bảng 3.10. Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR đô thị

Nội dung Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Lượng phát sinh

CTR đô thị Tấn/năm 222.119 222.988 235.542 251.318

126.844

Nội dung Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Khối lượng thu

gom CTR đô thị Tấn/năm 191.022 194.000 209.633 228.700

117.965

(*)

Tỷ lệ thu gom

CTR đô thị % 84-85 85 - 86 86 - 87 88 - 89 90 - 92 93

Nguồn: (*) Thống kê 6 tháng đầu năm 2011

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy lượng phát sinh CTR đô thị hàng năm đều tăng, cụ thể là năm 2008 tăng 0.39% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5.62% so với năm 2008, năm 2010 tăng 6.69% so với năm 2009, với năm 2011 mới chỉ tính cho 6 tháng đầu năm mà lượng phát sinh đã rất lớn. Điều đó cho thấy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần xử lý lượng chất thải rắn phát sinh.

Dựa vào các phân tích trên, TP. Đà Nẵng là đô thị loại I nên ta dựa bảng 3.10 ta có các thông số lựa chọn như sau:

Khu vực đô thị lớn

T2010=1,1 kg/người.ngày và T2020=1,2 kg/người.ngđ. Kthu gom 2010 = 80% và Kthu gom 2020 = 95%.

- Khu vực thị xã,thị trấn

T2010=0,9 kg/người.ngày và T2020=1 kg/người.ngđ. Kthu gom 2010 = 60% và Kthu gom 2020 = 90%.

- Khu vực nông thôn

T2010=0,7 kg/người.ngày và T2020=0,9 kg/người.ngđ. Kthu gom 2010 = 60% và Kthu gom 2020 = 80%.

3.3.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình của thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 – 2009 vào khoảng 13%/năm. Mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: 40% GDP năm 2015, 45% GDP năm 2020.

Dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và quy hoạch diện tích cho công nghiệp, K31 sẽ được lựa chọn như sau K31= 0,1 - 0,3, đối với thành phố Đà Nẵng, K31 sẽ được lựa chọn như sau:

- Giai đoạn 2010 - 2015: K31= 0.105 - Giai đoạn 2015 - 2020: K31= 0.105

Dựa vào mức độ xiết chặt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh sẽ, K32 sẽ được lựa chọn như sau: K32= 0.03 - 0.07, đối với thành phố Đà Nẵng, K32 được lựa chọn như sau:

- Giai đoạn 2010 - 2015: K32 = 0.065 - Giai đoạn 2015 - 2020: K32 = 0.065

Dự báo lượng phát thải CTRCN của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là một công việc hết sức khó khăn do thực trạng hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, quy mô phát triển công nghiệp trong thời gian tới rất mạnh và phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh ra trên thực tế không có đầy đủ số liệu, dự báo theo các chỉ tiêu đã phân tích ở trên thường cho các kết quả không thuyết phục và thiếu cơ sở thực tế vững chắc.

3.3.1.2.3. Chất thải rắn y tế

Mức phát sinh CTR của mỗi giường bệnh ở thành phố lớn lớn hơn ở thành phố nhỏ và các thị xã; ở đô thị lớn hơn ở nông thôn. Dự báo CTR y tế trên cơ sở dự báo số giường bệnh (dựa vào Quy hoạch phát triển ngành y tế) và lượng CTR phát sinh trên mỗi giường bệnh. Khi lập quy hoạch, thường lấy tiêu chuẩn phát sinh CTR y tế như sau:

Đến năm 2010 : T = 1,8 – 2,0 kg/giường.ngđ. Giai đoạn 2010 – 2020 : T = 2,0-2,2 kg/giường.ngđ.

Đến nay, TP. Đà Nẵng có 69 cơ sở trong đó 12 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành phố, quận/huyện và tư nhân), 56 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn thành phố

còn có các cơ sở y tế khác (trung tâm chuyên ngành, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế) có số lượng giường bệnh khá lớn.

Bảng 3.11. Tình hình phát triển cơ sở y tế TP. Đà Nẵng

TT Khám chữa bệnh ĐVT 2007

1 Tổng số cơ sở y tế Cơ sở 69

2 Bệnh viện, TTYT quận/huyện, bệnh viện TW Cơ sở 12 3 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Cơ sở 1

4 Trạm y tế xã/phường Cơ sở 56

5 Tổng số giường bệnh Giường 2842

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010)

Chất thải y tế bao gồm: chất thải lỏng (nước thải), chất thải rắn (sinh hoạt và nguy hại), khí thải (từ các lò đốt CTR) có mức độ nguy hại khác nhau. Theo thống kê của Sở Y tế năm 2006 về tình hình phát sinh chất thải như sau:

Lựa chọn chỉ tiêu dự báo CTR y tế đối với thành phố Đà Nẵng như sau: - Đối với bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực: T2010 =1,8 kg/giường.ngđ và T2020 = 2 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 85% tổng lượng CTR y tế.

- Đối với bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm điều dưỡng tuyến huyện lấy: T2010 =1,2 kg/giường.ngđ và T2020 = 1,8 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 90% tổng lượng CTR y tế.

- Đối với trạm y tế xã, phường và cơ quan lấy: T2010 = 0,3 kg/giường.ngđ và T2020 = 0,5 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 95% tổng lượng CTR y tế.

Tỉ lệ gia tăng giường bệnh không có cơ sở để dự báo chính xác vì số giường bệnh theo quy mô bệnh viện khác xa với số giường bệnh thực tế khảo sát, các số liệu thống kê cũng không tuân theo quy luật. Trong dự báo tạm lấy tỉ lệ gia tăng giường bệnh trung bình khoảng: 3%/năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)