Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 60)

2020

3.4.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn: chất thải rắn:

3.4.1.1. Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:

- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính khuyến khích sử dụng các túi sử dụng nhiều lần, các túi nilon thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ, các cơ sở du lịch dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Ban hành chính sách hạn chế cấp phép đối với những dự án sản xuất túi nilon không thân thiện với môi trường.

- Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích việc đăng ký nhãn xanh đối với các sản phẩm công nghiệp nhằm giảm phát thải việc sử dụng, phát sinh chất thải cả về số lượng và độc tính của chất thải.

- Xây dựng và thành lập các trung tâm trao đổi chất thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.4.1.2. Xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:

a. Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn của tư nhân.

Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải và xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động. Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu qủa kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau:

- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn.

- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.

- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác công nghiệp.

Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các tông, da giày, vải vụn và thực

phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm.

Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày.

Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như sau:

- Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại thành các thành phẩm hoặc nguyên liệu bán thành phẩm.

- Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến thuỷ tinh.

- Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lò. - Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ. - Bìa các ton và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp. - Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe.

- Nhựa cứng dùng để tái chế.

Trong điều kiện xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn như hiện nay, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa, nhôm, đồng v..v.

b. Phát triển mô hình “Mái nhà xanh” của phụ nữ với 03 tiêu chí: “Mái nhà xanh - 05 không”, “Mái nhà xanh - 03 sạch” (sạch nhà - sạch bếp - sạch phố) và “Mái nhà xanh - 2T” (Tiết kiệm và tận dụng). Đây là mô hình có 02 tiêu chí về môi trường, đã triển khai cho 100% chi tổ hội thực hiện, bước đầu thành lập Câu lạc bộ “Mái nhà xanh”, “Ngày chủ nhật - 2T”, “Quầy hàng xanh”, “Quầy hàng xanh 2 sạch”, “Quầy hàng xanh 2T”. Đây là một mô hình lý tưởng và bền vững cho mọi

gia đình, góp phần tạo nên một xã hội văn hóa, văn minh và xây dựng thành phố môi trường.

c. Phát triển mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilông”, với mục đích hạn chế ô nhiễm đối với rác thải khó phân hủy, xây dựng thói quen tiết kiệm trong tiêu dung. Hội phụ nữ thành phố đã triển khai mô hình này năm 2010 tại xã Hòa Tiến với nhiều hoạt động như: tập huấn, nói chuyện tuyên truyền, vận động tiểu thương sử dụng hạn chế, hỗ trợ trồng cây lấy lá gói thực phẩm, tổ chức sinh hoạt, văn nghệ…Mô hình này đã bắt đầu nhân rộng trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2011.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)