c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung
3.2.3 Kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản
Ngân hàng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần. - Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
- Kiểm soát phương thực quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể sử dụng bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. Thanh khoản đặt trong tình trạng khẩn cấp xảy ra khi khách hàng gửi tiền và các tổ chức cung cấp vốn rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng do suy giảm lòng tin về khả năng tài chính và mức độ an toàn của ngân hàng. Việc rút tiền xảy ra có tính chất lan rộng và phát triển nhanh tại các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống ACB. Xem xét cả những tình huống dù rất hiếm xảy ra là
73
khủng hoảng thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam do những thay đổi về điều kiện thị trường tài chính. Cần thiết phải xem quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời về nguồn vốn và quản lý.
Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ. Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản xem ngân hàng có duy trì đủ nguồn thanh khoản dự phòng nếu xảy ra sự cố thanh khoản. ALCO và HĐQT cần định kỳ xem xét các kịch bản, kết quả kiểm tra sức chịu đựng, và đảm bảo có kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp.
Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huồng xấu nhất.
Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.
Luôn cập nhật và áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Áp dụng công cụ Repo tạo ra tính lỏng cao cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng một cách nhanh chóng; Future hay Forward là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch, giảm thiểu những rủi ro về sự biến động lãi suất; Swap để cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn. Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy
74
nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn.
ACB đã áp dụng tốt giải pháp này trong hiện tại và tương lai (giải pháp khả thi). Ví dụ trên thực tế: Từ tối ngày 20/8/2012, ACB đã nhận ra tình hình sẽ có sự cố thanh khoản, nên đã thống nhất kịch bản để chuẩn bị ứng phó vào ngày 21/8. Tuy nhiên, tối hôm 21/8/2012 vào 22 giờ đêm, ACB đã có thảo luận và đưa ra dự báo ngày hôm 22/8/2012 sẽ là một ngày vất vả, tình hình sẽ căng hơn và đã đưa mức độ báo động gấp 3 lần: nghĩa là ACB sẽ phải dự phòng sử dụng nguồn vốn gấp 3 lần so với ngày 21/8. Tính ra lượng tiền rút ra hôm 22/8/2012, quy ra tiền đồng là 5.000 tỉ đồng, tăng hơn so với ngày hôm 21/8/2012, nhưng so với kịch bản của ACB thì vẫn thấp hơn. ACB đánh giá về việc rút tiền trong hai ngày này là ở mức độ trung bình và trong tầm kiểm soát.