Quản trị thanh khoản trong những điều kiện bất thường: phân tích kịch bản (“what if” analysis)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 74)

c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung

3.2.1Quản trị thanh khoản trong những điều kiện bất thường: phân tích kịch bản (“what if” analysis)

kịch bản (“what if” analysis)

Ngân hàng cần chú trọng tới việc tổng hợp, phân tích và bám sát động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn, tạo cơ sở cho ổn định thanh khoản.

Nghiêm túc thực hiện các Quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phải thiết lập các hạn mức để kiểm soát và ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản và phải được cập nhật định kỳ tối thiểu hàng năm. Quy trình giám sát sự tuân thủ các hạn mức bao gồm thường xuyên theo dõi và đảm bảo các hạn mức được tuân thủ; thông báo các trường hợp vi phạm hoặc có khả năng vi phạm cho bộ phận quản lý rủi ro và Hội đồng ALCO để có hướng giải quyết kịp thời.

Thực hiện cơ cấu huy động và cho vay hợp lý, đặt ra một tỷ lệ phù hợp về huy động ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ huy động từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế (thị trường 1) và tỷ lệ tham gia thị trường liên ngân hàng (thị trường 2). Nhiều ngân hàng vay liên ngân hàng không phải để bù đắp thanh khoản ngắn hạn tạm thời. Một số đến hạn không trả, kéo dài dây dưa, từ rủi ro kỳ hạn dẫn đến rủi ro nguồn vốn.

Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng hóa khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.

Nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ giữa rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá… dẫn đến rủi ro thanh khoản để có chính sách đúng đắn và

69

phòng ngừa đến mức tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra. Hàng tuần, Hội đồng ALCO thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm

- Giả định thay đổi lãi suất

- Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín ACB…).

Với mỗi kịch bản đều dự báo các yếu tố: - Kế hoạch cho vay mới

- Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân - Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá - Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của ngân hàng Nhà nước. - Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các TCTD khác.

- Khả năng thực hiện hợp đồng Repo (bán chứng khoán có cam kết mua lại).

- Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

Theo từng kịch bản, Hội đồng ALCO xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt, xác định các nguy cơ có khả năng dẫn đến rủi ro thanh khoản, để từ đó có cảnh báo sớm đến ban lãnh đạo và sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 74)