432.2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49)

c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung

432.2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR

2.2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR

So sánh với các ngân hàng trong nước, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu luôn đứng vị trí thứ 7 trong top 10 về mức vốn tự có (xem phụ lục 10).

Biểu 2.1: Vốn tự có của top 10 ngân hàng

Nguồn: Học viên tổng hợp từ BCTC của các NH

Biểu 2.2: Vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm

44

2008 là 1.000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Cuối năm 2008, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã đạt được mức vốn điều lệ là 5.805 tỷ VND lớn hơn mức vốn pháp định cần thiết.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có vốn tự có tương đối lớn, trên 10 nghìn tỷ VND, gần 12 nghìn tỷ VND tính đến cuối năm 2011, nhưng vẫn chưa bằng một ngân hàng hạng trung bình trong khu vực là khoảng 1 tỷ USD tương đương hơn 20 nghìn tỷ VND (theo tỷ giá do NHNN công bố).

Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) – hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.

Biểu 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (%)

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Trong năm 2010, vào ngày 20/5, ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất từ mức 8% lên 9%. Thông tư 13 thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và có hiệu lực từ 1/10/2010. Nếu xét theo tiêu chí này, trong 3 năm ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đều đã đạt được mặc

45

dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng.

Nếu tính theo Hiệp ước BASEL 2 thì khó để đạt tới mức vốn an toàn 8% [8]. Theo đánh giá chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức nếu như áp dụng Hiệp ước BASEL 2. Hiệp ước BASEL 2 quy định tỷ lệ vốn an toàn vẫn là 8%, nhưng gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản của ngân hàng; mức độ rủi ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng; thời hạn khoản vay, độ tập trung của khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất định. Trên thực tế, ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Hiệp ước BASEL 1, vì ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu. Trong chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến 2010, NHNN có đặt ra chỉ tiêu về hệ số CAR không thấp hơn 8%. Tuy nhiên, theo ADB [14], có kiến nghị cho rằng: hệ số CAR ở mức 8% áp dụng cho các nước OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi, hệ số này nên là 12%. Như vậy mục tiêu hệ số CAR 12% là mức ACB chưa đạt được, cần đặt ra để phấn đấu trong điều kiện quy mô, tiềm lực tài chính của ACB và hệ thống ngân hàng thương mại nội địa còn hạn chế.

2.2.2.2 Hệ số H1 và H2 (Thời điểm 31/12 các năm)

46

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Đối với hai hệ số H1 (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động) và H2 (Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”), tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. Nhìn chung ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đều đạt được, riêng năm 2011, H1 là vừa đạt, H2 là chưa đạt.

So sánh chỉ số này với chỉ số tương đương tính bình quân cho 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 8% [18], phải chăng năm 2011 vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thấp hơn so với quy mô hoạt động? Hay huy động vốn của ngân hàng rất thuận lợi? Ngân hàng đã tăng trưởng tài sản quá nhanh so với mức tăng trưởng của vốn tự có. Xét dưới góc độ an toàn trong hoạt động, điều đó nên được suy xét cẩn trọng hơn. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ khó có khả năng chống đỡ. Bởi lẽ, vốn tự có được coi như “tấm đệm” giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Xét về khía cạnh lợi nhuận thì lại có thể là tốt.

2.2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt - H3

47

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Phần tử số trong công thức tính chỉ số H3 bao gồm: tiền mặt + tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Nhà nước + tiền gửi tại các TCTD kể cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.

Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Chỉ số H3 trung bình ba năm 2009, 2010, 2011 là 27,88%; chỉ số H6 trung bình tương ứng là 0,84%; tổng cộng hai chỉ số này là 28,72%; trong khi chỉ số tương đương của 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 32% [18]. Điều này cho thấy, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã dự trữ các tài sản thanh khoản với tỷ lệ tương đối tốt so với tổng tài sản “Có”. Khi ACB duy trì khả năng thanh khoản cao. Chứng tỏ quản trị thanh khoản là ưu tiên hàng đầu của ACB.Về năng lực tài chính, khả năng huy động nguồn của ACB rất tốt, nguồn tiền gửi duy trì đều đặn, khi luôn dồi dào thanh khoản. Với năng lực tài chính như vậy, ACB khó có thể “tiêu hóa” vốn ở mức cần thiết trên thị trường 1, vì thế, buộc phải đẩy vốn ra trên thị trường 2 (liên ngân hàng) và các danh mục đầu tư tài chính khác.

So với kiểm định 10,74% ≤ H3 ≤ 40,54%; H3TB =25,64% < H3TB ACB => ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã dự trữ các tài sản thanh khoản nhiều hơn; khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của ACB được đảm bảo cao hơn so với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay - H4

Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

So với kiểm định 24,73% ≤ H4 ≤ 73,89%; H4TB = 49,31% > H4TB ACB =>

48

không hoàn toàn là hoạt động tín dụng: chỉ số H4 trung bình ba năm là 38,91%; có nghĩa, tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 38% trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Năm 2009, khi ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất tiền gửi không tăng trong khi lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng tăng lên và năm 2010 ngân hàng tăng cường hoạt động tín dụng, chiếm trên 42% trong tổng tài sản “Có”. Nhưng đến năm 2011, khi ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi, lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi, dẫn đến thu nhập của ngân hàng giảm đi.

Biểu 2.6: Chỉ số năng lực cho vay - H4

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

2.2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng - H5

Để hiểu rõ về chỉ số H4, chúng ta xem xét chúng cùng với chỉ số H5, đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

49

Chỉ số H5 trung bình ba năm là 75,52%; có nghĩa, tính bình quân ngân hàng cứ huy động được 1 đồng thì cho vay 0,76 đồng. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, phần còn lại của tiền gửi khách hàng được dùng để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm thiểu vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu này.

Biểu 2.7: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng - H5

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Chỉ số H4 trung bình là 38,91%; chỉ số H5 trung bình là 75,52%; có thể cho rằng ngân hàng chưa sử dụng hết tiền gửi của khách hàng và sẽ chưa cần vay từ TCTD khác để đáp ứng nhu cầu cho vay.

Tỷ lệ cho vay/huy động luôn ở top 10 thấp nhất ngành, năm 2009 đứng thứ 4, năm 2010 đứng thứ 6 và đứng thứ 9 năm 2011(tham khảo phụ lục 5). Cho thấy ACB quản lý rủi ro thanh khoản rất thận trọng.

50

So với kiểm định 50,12% ≤ H5 ≤ 137,42%; H5TB = 93,77% > H5TB ACB

=> Khả năng thanh khoản của ACB tốt hơn so với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản - H6

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Biểu 2.8: Chỉ số chứng khoán thanh khoản - H6

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Kết quả tính toán cho thấy, ngân hàng nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ thấp. Chỉ số H6 trung bình chỉ đạt 0,84%. So với năm 2009, trong năm 2010 ngân hàng đã dành một phần vốn để đầu tư chứng khoán, từ 0,56% tăng lên 1,53%, nhưng việc nắm giữ các chứng khoán này vẫn là thấp và không cải thiện được trạng thái thanh khoản. Sang năm 2011 ngân hàng đã cắt giảm việc nắm giữ các chứng khoán thanh khoản xuống đáng kể, còn 0,42%.

51

So với kiểm định - 5,16% ≤ H6 ≤ 29,34%; H6TB = 12,09% > H6TB ACB => tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của ACB rất thấp, trạng thái thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng.

2.2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD - H7

Những nhận định khi phân tích hai chỉ số H4 và H5 sẽ được chứng minh thêm khi xét chỉ số H7.

Biểu 2.9: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD - H7

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Trong ba năm nghiên cứu không có năm nào ngân hàng có chỉ số H7 nhỏ hơn 1, nghĩa là ngân hàng đã gửi lại nhiều hơn đi vay đối với các TCTD khác. Kết hợp với chỉ số H3 khá cao (lần lượt là 26,92% năm 2009; 23,35% năm 2010; 33,37% năm 2011) cho thấy tài sản thanh khoản (tiền mặt + tiền gửi tại TCTD) chưa cần phải tài trợ bởi đi vay từ các TCTD khác. Chỉ số H7 lớn hơn 1 chứng tỏ rằng, với lợi thế quy mô lớn, nắm giữ nhiều giấy tờ có giá, do vậy, trong các phiên đấu giá của ngân hàng Nhà nước để bơm vốn, giúp tăng cường tính thanh khoản của hệ thống, thì ngân hàng luôn chiếm ưu thế, không

52

buộc phải vay từ TCTD khác trong trường hợp nhằm khắc phục tình trạng căng thẳng thanh khoản từ chính sách thắt chặt tín dụng.

2.2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng - H8

Phần tử số để tính chỉ số H8 bao gồm: tiền mặt + tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại các TCTD.

Biểu 2.10: Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và kết quả tính toán của học viên

Với kết quả tính toán, chỉ số H8 của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cả ba năm đều lớn hơn 10%, nghĩa là ngân hàng đã dự trữ hơn 10% trên tiền gửi của khách hàng để đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Xét kết hợp với chỉ số H5 và H7 cho thấy, tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5) của ngân hàng khá cao (lần lượt là 71,74% năm 2009; 81,61% năm 2010; 73,19% năm 2011), do vậy việc duy trì một tỷ lệ cao của chỉ số H8 chủ yếu là tiền gửi từ các TCTD khác và duy trì số vốn này ở tài khoản tiền mặt, hoặc tiền gửi tại các TCTD. Chỉ số H7 của ngân hàng lớn hơn 1 đã củng cố thêm cho nhận định trên.

53

So sánh với các ngân hàng nội địa có quy mô lớn, năm 2011, BIDV và VCB dẫn đầu về tỷ lệ cho vay/huy động tương đối cao, 122,22% và 75,60%. Đây là hai ngân hàng có dư nợ cho vay đứng thứ 1 và 2 toàn ngành. ACB và TCB theo sau với tỷ lệ 73,19% và 71,58%. Các ngân hàng còn lại có tỷ lệ này dao động ở mức 6,34% - 65,94%. Tuy nhiên, ACB, TCB và MBB lại là 3 ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/huy động cao nhất trong nhóm, đạt lần lượt 65,94%; 59,53% và 53,61%; cao hơn nhiều so với BIDV (8,38%) và CTG (30,24%). Điều này cho thấy cơ cấu cho vay – huy động của ACB an toàn hơn so với những ngân hàng còn lại trong nhóm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49)